Những tồn tại trong hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 84 - 87)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

2.5 Đánh giá thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT VN

2.5.2 Những tồn tại trong hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN

Tuy đã có nhiều cố gắng song do phần nào bị tác động bởi yếu tố lạm phát cao và do những hạn chế của bản thân ngân hàng, hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN vẫn còn một số tồn tại đáng lưu ý.

Thứ nhất là công tác huy động vốn còn bị động, một số chi nhánh chưa quan

tâm trực tiếp và tập trung sức huy động vốn, nhất là huy động vốn trong dân cư. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn đang chậm lại và không đồng đều giữa các chi nhánh trong cùng một khu vực. Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư của chi nhánh. Một tỷ lệ lớn vốn cho vay phải điều chuyển theo hệ thống nên phải phụ thuộc vào chỉ tiêu kế hoạch điều chuyển vốn, phụ thuộc vào nguồn vốn nơi khác có thừa hay khơng. Một số chi nhánh cịn trơng chờ ỷ lại vào nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng cấp trên, có nơi hiểu lầm là các dự án vượt quyền phán quyết, dự án đồng tài trợ mà Trụ sở chính đã thơng báo là đã được cân đối vốn tại Trụ sở chính nên khơng quan tâm đến việc huy động vốn để tự cân đối.

Thứ hai là cơ cấu nguồn vốn huy động tại một số chi nhánh chưa có tính ổn định cao, nguồn vốn ngắn hạn có nhiều biến động, chiếm tỷ lệ tương đối cao, gây

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

mở rộng đầu tư trung và dài hạn, nguồn vốn ngoại tệ còn chiếm tỷ trọng rất thấp nên tài trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cịn hạn chế trong khi đó nặng về huy động vốn của các TCTD khác với thời hạn ngắn và lãi suất huy động cao.

Thứ ba là hình thức huy động vốn chưa phong phú. Danh mục huy động vốn

của đa số các chi nhánh NHNo&PTNT VN vẫn chỉ là một số nhóm sản phẩm truyền thống cơ bản như tiền gửi thanh tốn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá. Tài khoản cá nhân thì càng đơn điệu hơn vì chỉ có duy nhất một hình thức với mức lãi suất áp dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng. Hơn nữa, một số sản phẩm huy động vốn chỉ có ở những chi nhánh lớn, chẳng hạn, việc huy động tiết kiệm bằng vàng hiện nay mới chỉ thực hiện ở một số chi nhánh lớn tại TPHCM và Hà Nội như chi nhánh Sài Gòn, chi nhánh TPHCM, chi nhánh Mạc Thị Bưởi. Ngồi ra, NHNo&PTNT VN có rất ít các sản phẩm huy động vốn linh hoạt so với các NHTM như tiết kiệm nhân thọ, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm mua nhà, mua xe…

Thứ tư là các dịch vụ mới về huy động vốn của NHNo&PTNT VN chỉ có thể cung cấp cho một số đối tượng khách hàng và ở một vài địa bàn nhất định chứ

không thể phát triển rộng khắp và đồng đều trong thời gian ngắn do sự phát triển khơng đồng đều giữa các địa phương. Ví dụ như nghiệp vụ gửi, rút nhiều nơi của NHNo&PTNT VN hiện nay mới chỉ áp dụng cho khách hàng cá nhân và chỉ áp dụng đối với đồng nội tệ, ngồi ra nghiệp vụ này chỉ có thể áp dụng đối với các chi nhánh, phòng giao dịch đã triển khai dự án thanh toán nội bộ ngân hàng và khách hàng (IPCAS) của NHNo&PTNT VN.

Một tồn tại khác dễ thấy trong hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN là công tác marketing chưa được quan tâm đúng mức, nhất là quảng bá tại địa phương. Việc triển khai văn hóa doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu chưa được chú ý. Việc thực hiện phong cách giao dịch như ăn mặc, quầy giao dịch,

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

nhất là đối với các chi nhánh, các phòng giao dịch ở những vùng sâu, vùng xa, chưa thực hiện đúng quy định, chưa văn minh lịch sự làm giảm uy tín với khách hàng. Trong khi đó, cạnh tranh bằng chính chất lượng hoạt động của ngân hàng, xây dựng thương hiệu ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút nguồn vốn huy động từ khách hàng.

Bên cạnh đó, thị phần huy động vốn tại khu vực thành thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất chưa tương xứng với tiềm năng của các khu vực này. Đây là những địa bàn có tiềm năng lớn để mở rộng kinh doanh, thu hút nguồn vốn, phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhưng các chi nhánh chưa thật sự chủ động nghiên cứu để thâm nhập phát triển kinh doanh khu vực này.

Hơn nữa, việc mở rộng mạng lưới quá mức đã ảnh hưởng phần nào đến năng lực quản lý rủi ro của NHNo&PTNT VN. Bộ máy quản lý của NHNo&PTNT VN có thể coi là quá cồng kềnh, năng suất lao động chưa cao, trình độ và chất lượng cán bộ chưa theo kịp yêu cầu của cơ chế thị trường. Điều này dẫn đến việc quản trị nguồn vốn và rủi ro chưa hiệu quả, công tác thông tin phục vụ điều hành chưa được tổ chức một cách bài bản, nhiều lúc không theo kịp diễn biến thị trường. Mặt khác, xuất phát từ đặc trưng của NHNo&PTNT VN là mạng lưới quá rộng, việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng kịp thời phát triển các nghiệp vụ kinh doanh, nhất là các phần mềm ứng dụng trong công tác huy động vốn.

Đối với các NHTM nhà nước nói chung và NHNo&PTNT VN nói riêng, tuy có mạng lưới được mở rộng liên tục trong thời gian qua, trải khắp các tỉnh, thành phố, vùng sâu, vùng xa, nhưng việc nâng cấp hệ thống thanh toán diễn ra chậm, lãi suất huy động lại thường thấp hơn so với các NHTM cổ phần, nên các sản phẩm tiền gửi của các ngân hàng này có phần kém hấp dẫn hơn. Mặt khác, do ảnh hưởng của việc nâng cao chất lượng tín dụng, các NHTM nhà nước nhiều lúc có biểu hiện dư thừa vốn, và do đó khơng thực sự có nhu cầu đẩy mạnh hoạt động

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 84 - 87)