1.1 .Khái niệm chiến lược kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh
2.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Ngân
2.2.1.3. Môi trường công nghệ
Tốc độ phát triển của công nghệ ngân hàng trên thế giới là rất nhanh chóng, tạo điều kiện cho việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là phát triển các kênh phân phối mới như: Điểm giao dịch tự động (Auto bank); Ngân hàng điện tử (Internet banking, phone banking); Thiết bị thanh toán thẻ (POS) tại các trung tâm thương mại, cửa hàng. Nổi bật là hệ thống corebanking (hệ thống quản trị ngân hàng tập trung) đã được ứng dụng phổ biến ở phần lớn các ngân hàng, giúp cải thiện đáng
kể hiệu quả của hoạt động nội bộ ngân hàng như kế toán thanh toán, quản trị rủi ro, đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng.
Có thể nói, trình độ cơng nghệ của ngành ngân hàng thuộc nhóm cao cấp và hiện đại nhất của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc áp dụng vẫn cịn nhiều bất cập như quy mơ vốn của một số ngân hàng thương mại nhỏ, chi phí đầu tư hiện đại hóa cơng nghệ cao, khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng cịn hạn chế nên dẫn đến lãng phí, khai thác khơng hết tính năng của cơng nghệ mới.
2.2.1.4. Mơi trường văn hóa, xã hội
Việt Nam được đánh giá là quốc gia tiếp cận nhanh với văn hóa quốc tế, bên cạnh đó cịn giữ được nét văn hóa riêng biệt của dân tộc Việt Nam. Đây là cơ sở để thu hút lượng khách du lịch hàng năm khoảng trên 3,6 triệu lượt người. Với lượng du khách đến Việt Nam ngồi vì lợi ích kinh tế cho Việt Nam thì họ cịn mang theo văn hóa sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Đây là cơ hội cho các ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cho khách hàng trong nước và quốc tế.
Mặc dù đã được tiếp cận với văn hóa sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại nhiều năm, nhưng văn hóa thanh tốn bằng tiền mặt vẫn khơng có thay đổi nhiều so với những năm trước đây. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán cao thật sự là nguy cơ cho mỗi ngân hàng, vì nhu cầu thanh tốn thường xun nên người dân giữ tiền mặt hoặc các tài sản dễ quy ra tiền ở trong tủ của mình, họ khơng gửi tại ngân hàng. Còn khi gửi ở ngân hàng mà họ phát sinh nhu cầu thanh tốn thì họ sẽ đến rút vốn trước hạn. Hành động này nếu diễn ra với số lượng lớn sẽ làm cho ngân hàng bị động về vốn. Vì thế mỗi ngân hàng phải xây dựng cho mình cơ chế quản lý rủi ro thanh khoản hợp lý.
2.2.2. Các yếu tố tác động từ môi trường vi mô 2.2.2.1. Khách hàng 2.2.2.1. Khách hàng
Các ngân hàng đều chia khách hàng của mình thành hai nhóm là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trong mỗi nhóm khách hàng thì lại có những nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng khác nhau. Khách hàng cá nhân có nét đặc trưng là có lượng vốn dư thừa nhỏ; cần lượng vốn nhỏ; và sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng nhưng với giá trị nhỏ. Mỗi khách hàng cá nhân không chỉ sử dụng một dịch
vụ ngân hàng mà họ còn sử dụng rất nhiều dịch vụ cùng một lúc nhưng có thể với giá trị thấp. Nhưng số lượng khách hàng cá nhân rất nhiều và họ sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm lớn nhất. Trong khi đó khách hàng doanh nghiệp có nét đặc trưng là cần lượng vốn lớn, số dư trên tài khoản thanh toán cao, và họ thường sử dụng các dịch vụ thanh toán với giá trị lớn.
Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành ngân hàng là tất cả các cá nhân, tổ chức kinh doanh hay tiêu dùng, thậm chí là các ngân hàng khác cũng đều có thể vừa là người mua sản phẩm DVNH, vừa là người bán sản phẩm cho ngân hàng. Những người bán sản phẩm thơng qua hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao dịch hay cho vay đều có mong muốn là nhận được 1 lãi suất cao hơn; trong khi đó, những người mua sản phẩm (vay vốn) lại muốn mình chỉ phải trả một chi phí vay vốn nhỏ hơn thực tế. Như vậy ngân hàng phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa hoạt động tạo lợi nhuận có hiệu quả và giữ chân được khách hàng cũng như có được nguồn vốn thu hút rẻ nhất có thể.
2.2.2.2. Môi trường cạnh tranh
Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các Ngân hàng trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các ngân hàng khác, mà từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động KD trên thương trường với mục tiêu là để giành giật khách hàng (KH), tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
Tuy vậy, so với sự cạnh tranh của các tổ chức kinh tế khác, cạnh tranh giữa các ngân hàng có những đặc thù nhất định và ngày càng khắc nghiệt hơn chủ yếu về lãi suất và mạng lưới. Tương quan lợi thế giữa khối ngân hàng thương mại quốc doanh và ngoài quốc doanh đang dần được rút ngắn, thể hiện qua sự vươn lên của một số ngân hàng cổ phần và sự có mặt ngày càng nhiều của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của VIB là các ngân hàng cổ phần với 39 ngân hàng. Sau đây là vị trí của VIB so với các Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam tính tới thời điểm ngày 31/8/2011:
Nguồn: Ngân hàng VIB [9]
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản
Như vậy, về tổng tài sản, VIB đang đứng thứ 7 trong số 17 ngân hàng hàng đầu đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Nguồn: Ngân hàng VIB [9]
Biểu đồ 2.2: Huy động vốn
Về huy động vốn, VIB đang đứng thứ 8 trong số 17 ngân hàng hàng đầu đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Nguồn: Ngân hàng VIB [9]
Biểu đồ 2.3: Dư nợ
Về dư nợ, VIB đang đứng thứ 8 trong số 17 ngân hàng hàng đầu đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Qua các số liệu so sánh ở trên, ta thấy VIB chiếm vị trí cịn khiêm tốn trong top các Ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu. Năm 2011, dù VIB có tăng trưởng cả về doanh số lẫn thị phần dư nợ và tín dụng nhưng so với thị trường, các đối thủ dẫn đầu và đứng sau liền kề đều tăng trưởng mạnh để gia tăng khoảng cách thứ hạng hoặc vượt qua VIB. Hiện nay các ngân hàng TMCP dẫn đầu là ACB, Sacombank, Eximbank và Techcombank.
Căn cứ vào các chỉ tiêu so sánh trong Bảng 2.2 dưới đây, so với các đối thủ nằm trong top cạnh tranh trực tiếp, quy mơ vốn của VIB vẫn cịn thấp so với nhiều ngân hàng trong nhóm TMCP. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ đứng sau ACB và vượt khỏi Sacombank và Eximbank chứng tỏ VIB sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ xấu của VIB vẫn còn cao so với các đối thủ trong nhóm. Điều này phản ánh trình độ thẩm định hồ sơ và quản lý rủi ro của VIB chưa thật sự hiệu quả.
Bảng 2.2: So sánh VIB với một số ngân hàng cạnh tranh chủ yếu
CHỈ TIÊU VIB Eximbank ACB Sacombank
Chỉ tiêu 2010
Vốn điều lệ (tỷ đồng) 2.400 8.800 7.814 6.700 Tổng tài sản (tỷ đồng) 56.635 65.448 167.881 104.019 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 610 1.533 2.838 1.901
ROE (%) 24.3 8,65 31.8 16.56
Chỉ tiêu 2011
Vốn điều lệ (tỷ đồng) 4.000 10.560 9.376 9.179 Tổng tài sản (tỷ đồng) 93.827 131.1 11 205.103 141.799 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 1.051 2.378 2.001 2.426
ROE (%) 24.2 13.51 28.9 15.00
Tổng số nhân viên 3.243 4.472 6.749 7.200
Số lượng điểm giao dịch 135 183 320 366
Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.59 1.42 0.34 0.8
Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng qua các năm [8][9][10][11]
2.2.2.3. Đối thủ tiềm ẩn
Với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 30% năm và tỷ suất sinh lợi cao, ngành ngân hàng thực sự là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư đều muốn giành lấy. Với quy định mới nhất về mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, mối đe dọa xâm nhập ngành hiện nay tập trung xuất phát từ những tập đồn có tiềm lực tài chính lớn và chủ yếu xuất phát từ 2 nhóm đối thủ chính là:
- Các ngân hàng nước ngồi.
- Các tập đồn tài chính trong nước.
Theo lộ trình mở cửa WTO, các ngân hàng nước ngồi sẽ được hưởng đối xử quốc gia và sẽ dần thâm nhập mạnh vào thị trường kể cả về hoạt động lẫn mức độ đầu tư như các ngân hàng nội địa. Với kinh nghiệm về kỹ năng quản lý và phát triển sản phẩm dịch vụ, các ngân hàng nước ngoài đặc biệt là ngân hàng bán lẻ sẽ là đối tượng
cạnh tranh lớn đối với hệ thống các ngân hàng nội địa trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị phần. Bảng 2.3 dưới đây cho thấy môi trường cạnh tranh hiện nay của VIB.
Bảng 2.3 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh của VIB Các yếu tố cạnh Các yếu tố cạnh tranh Mức độ quan trọng
ACB Sacombank Eximbank VIB
Phân loại Số điểm quan trọng Phân Loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng (1) (2) (3) (4)= 3*2 (5) (6)= 5*2 (7) (8)= 7*2 (9) (10)= 9*2 1. Vốn điều lệ 5% 4 0.2 4 0.2 4 0.2 3 0.15 2. Dư nợ cho vay 10% 4 0.4 4 0.4 3 0.3 4 0.4 3. Huy động vốn 10% 4 0.4 3 0.3 3 0.3 3 0.3 4. Tổng tài sản có 5% 4 0.2 3 0.15 2 0.1 2 0.1 5. ROE 5% 4 0.2 3 0.15 2 0.1 3 0.15
6.Uy tín thương hiệu 15% 3 0.45 3 0.45 3 0.45 3 0.45
7.Tỷ lệ nợ khó địi (NPL) 5% 4 0.2 4 0.2 4 0.2 4 0.2 8. Chất lượng dịch vụ 15% 3 0.45 2 0.3 2 0.3 2 0.3 9. Nguồn nhân lực 10% 4 0.4 3 0.3 3 0.3 3 0.2 10. Sự đa dạng dịch vụ 10% 3 0.3 3 0.3 2 0.2 2 0.2 11. Mạng lưới chi nhánh 10% 3 0.3 3 0.3 2 0.2 2 0.2 Tổng số điểm quan trọng 100% 3.5 3.05 2.75 2.55
Nguồn: Phân tích thơng tin thị trường của tác giả luận văn tháng 11/2011
Qua Ma trận hình ảnh cạnh tranh so sánh bốn ngân hàng cho thấy trong nhóm các ngân hàng cổ phần lớn, đứng đầu là ACB với 3,65 điểm. Trong đó ngân
hàng Eximbank và VIB gần như là tương đương nhau vì mức độ chênh lệch điểm số khơng lớn, chỉ có Sacombank và ACB là có phần vượt trội hơn hẳn so với VIB.
2.2.2.4. Sản phẩm thay thế
Sự bùng nổ công nghệ kéo theo sự phát triển mạnh của nền kinh tế đã cho ra đời nhiều sản phẩm thay thế các sản phẩm ngân hàng truyền thống. Đó là các sản phẩm bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện… Sự ra đời các loại sản phẩm này đem đến cho khách hàng nhiều tiện ích mới, chẳng hạn như khách hàng mua bảo hiểm như một hình thức tiết kiệm (được hưởng lãi) đồng thời bảo vệ được tài sản và con người.
Bên cạnh đó, các kênh đầu tư thơng qua sàn giao dịch bất động sản, thị trường chứng khóan cũng thu hút một dòng vốn lớn chảy vào khiến ngân hàng có thể bị mất đi một lượng vốn có thể huy động.
2.3. Phân tích các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam Ngân hàng Quốc tế Việt Nam
2.3.1. Thương hiệu và dịch vụ
Năm 2009, Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) triển khai thành cơng chương trình tái định vị thương hiệu bài bản, chuyên nghiệp, nằm trong chiến lược phát triển tổng thể đón đầu cơ hội của giai đoạn mới. Biểu tượng mới của VIB mang hình dáng một người đang dang rộng cánh tay, thân thiện, chào đón, với khẩu hiệu mới “Ngân hàng tận tâm” vừa phản ánh các giá trị nội tại vốn có, vừa phản ánh các giá trị mà VIB muốn có và đang xây dựng, hồn thiện, với mục tiêu mang lại những lợi ích cao nhất cho khách hàng, cổ đơng, cán bộ, nhân viên và tồn xã hội. VIB ý thức rằng không chỉ logo, màu sắc thương hiệu mới, hay câu khẩu hiệu mới, mà bản thân các sản phẩm, dịch vụ và cao hơn nữa là thái độ phục vụ, ứng xử của từng cán bộ VIB đều ảnh hưởng tới thương hiệu VIB. Mọi nỗ lực xây dựng thương hiệu là để VIB được nhớ đến với những tình cảm tốt đẹp, là động lực thúc đẩy khách hàng, nhà đầu tư, nhân lực giỏi...
Xác định các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là phân khúc khách hàng trọng tâm cùng với các khách hàng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, VIB thực hiện chiến lược nghiên cứu thị trường để tạo ra sản phẩm linh hoạt phù hợp cho từng phân khúc như: tài khoản tiền gửi thanh tốn, tàì khoản kinh tế EA,
tài khoản tiền gửi thanh toán Overnight 100, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, hỗ trợ cho vay mua xe doanh nghiệp… Đặc biệt VIB rất chú trọng đến những tiện ích gia tăng cho khách hàng mở tài khoản như: mở tài khoản tận nơi cho khách hàng doanh nghiệp, chọn tài khoản số đẹp, phát lộc, ưu đãi về phí giao dịch…
Các chương trình khuyến mãi được triển khai liên tục với quà tặng hấp dẫn với từng thời điểm trong năm đã đem lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, đặc biệt là Khách hàng cá nhân khi gửi tiết kiệm như: khuyến mãi nhân dịp Tết Nguyên đán “Quà tặng đầu xuân”, khuyến mãi mùa hè “Quà tặng ngọt ngào”; chương trình “Cảm ơn niềm tin” nhân dịp sinh nhật Ngân hàng; chương trình “Ấm áp niềm tin” nhân dịp Noel và Tết Dương lịch… Ngồi ra VIB cịn dành một nguồn vốn lớn hỗ trợ cho các nhu cầu cho vay vốn đa dạng của người dân từ cho vay mua nhà, vay mua ôtô, vay tiêu dùng, vay kinh doanh cá nhân, vay du học với mức lãi suất ưu đãi.
2.3.2. Cấu trúc quản trị, điều hành
Hệ thống bộ máy quản trị, điều hành của VIB được cấu trúc như sau:
Hội đồng quản trị (HĐQT): Hàng năm, HĐQT xem xét và điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh mang tính chiến lược trung và dài hạn đảm bảo hoạt động kinh doanh của VIB phù hợp với diễn biến của thị trường. HĐQT phê duyệt ngân sách hoạt động hàng năm cho ngân hàng, kiểm soát định kỳ kết quả kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ, hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng và các kế hoạch hành động của Ban điều hành.
Ban kiểm soát HĐQT: Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ ngân hàng. Ban kiểm sốt báo cáo Đại hội cổ đơng về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ kế tốn, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ - Có (Ủy ban ALCO): Ủy ban ALCO quản lý
Bảng cân đối kế toán của ngân hàng phù hợp với chính sách phát triển của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam; quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường gắn với các hoạt động của ngân hàng; tối đa hóa thu nhập của Bảng cân đối kế tốn; gia tăng giá trị doanh nghiệp cho các cổ đơng; đảm bảo sự tn thủ các chính sách pháp luật về tỷ
lệ an toàn trong hoạt động của ngân hàng.
Ủy ban Tín dụng: Ủy ban tín dụng phê duyệt định hướng và cơ cấu dư nợ của toàn hệ thống Ngân hàng Quốc Tế theo mặt hàng, lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn kinh doanh; quyết định chính sách tín dụng gồm cả chính sách khách hàng dựa trên nguyên tắc về rủi ro, tăng trưởng và lợi nhuận cho ngân hàng; thơng qua chính sách về lãi suất cho vay và các loại phí; quyết định các chính sách dự phịng rủi ro tín dụng và phê duyệt các khoản đầu tư tín dụng.
Ban điều hành: Bộ máy hoạt động của ngân hàng được chia thành 06 khối chức năng : Khối chức năng hỗ trợ và giao dịch tại Hội sở, Khối Quản lý Tín dụng, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối khách hàng cá nhân, Khối nguồn vốn và ngoại