Cam kết của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng quốc tế việt nam (VIB) đến năm 2020 (Trang 53)

1.1 .Khái niệm chiến lược kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh

2.3. Phân tích các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Ngân

2.3.5.2. Cam kết của ngân hàng

Với khách hàng

- Thuận tiện, nhanh chóng. - An toàn, bảo mật.

- Đa dạng sản phẩm với giá cạnh tranh.

Với nhân viên

- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. - Văn hóa làm việc hướng tới khách hàng, tơn vinh cá nhân làm việc tốt. - Cơ hội phát triển khả năng làm việc và sự nghiệp.

Với cổ đông

- Giá trị đầu tư tăng trưởng bền vững.

- Ngân hàng không ngừng phát triển và phát triển lâu dài.

- Ngân hàng là tổ chức có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

2.3.5.3. Năm giá trị cốt lõi của ngân hàng

1. Hướng đến khách hàng

Khách hàng là trọng tâm của mọi họat động của ngân hàng. Từ cơ cấu tổ chức của VIB được thiết lập sao cho đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả nhất. Quy trình, nghiệp vụ được thiết kế luôn được cải tiến vừa đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng, vừa phục vụ khách hàng tốt nhất. Sản phẩm, dịch vụ khơng ngừng đa dạng hóa và hồn thiện theo nhu cầu khách hàng. Đội ngũ nhân viên ngân hàng luôn được đào tạo về kiến thức và kỹ năng để có thể phục vụ, tư vấn khách hàng một cách chuyên nghiệp tạo sự thỏa mãn và tin tưởng nơi khách hàng.

2. Năng động - sáng tạo

Với giá trị cốt lõi này, Ban lãnh đạo ngân hàng đã tạo ra được văn hóa mơi trường làm việc cởi mở, thân thiện, mỗi nhân viên đều có thể phát huy khả năng làm việc của mình một cách tốt nhất. Quy trình, quy định, cơ cấu tổ chức thể hiện rõ quyền lợi và trách nhiệm đến từng chức danh. Thông tin được truyền đạt thông suốt và minh bạch. Mơi trường làm việc như vậy đã kích thích tính sáng tạo, năng động, sự nhiệt huyết và cống hiến của mỗi thành viên VIB vì mục tiêu chung của n gân hàng. Và để thực hiện giá trị này, việc tuyển dụng những người tài, trẻ tuổi là định hướng chung của VIB.

3. Hợp tác - chia sẻ

Mỗi cá nhân VIB là những người giỏi, có trình độ và mỗi người sẽ có những mặt mạnh và những điểm yếu riêng. Vì vậy nhằm phát huy tối đa các mặt mạnh của mỗi cá nhân và hạn chế điểm yếu, mỗi nhân viên tại VIB đều phải giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của mình với các đồng nghiệp, đặc biệt là quan tâm, hướng dẫn tận tình các nhân viên mới. Mỗi người đều cởi mở, cạnh tranh lành mạnh nhưng hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu cuối cùng là hiệu quả cơng việc. Hình thức làm việc nhóm là một việc làm rất được khuyến khích tại VIB.

4. Trung thực - Tin cậy

Giá trị văn hóa này là điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân. Tuy nhiên, ngành ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc thù, liên quan đến tiền tệ thì u cầu về tính trung thực- tin cậy địi hỏi rất cao. Đây là yêu cầu về yếu tố đạo đức của mỗi cá nhân, từ đó tạo nên một hình ảnh ngân hàng trung thực - tin cậy trong lịng cơng chúng.

5. Tuân thủ tuyệt đối

Đây là giá trị bắt buộc đối với từng thành viên VIB. Vì ngân hàng là ngành mang tính chuẩn hóa cao trong mọi họat động, và việc quản lí rủi ro là một trong những mục tiêu hàng đầu của ngân hàng. Niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng gần như là tuyệt đối. Vì thế, việc tuân thủ các quy trình, nghiệp vụ, quy định trong ngân hàng là một yêu cầu tuyệt đối nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả của ngân hàng.

Với những nét chuẩn mực văn hóa được nêu ở trên đã tạo lập và duy trì một mơi trường nội bộ VIB thuận lợi, tạo kết nối các thành viên ngân hàng, mối quan hệ trong nội bộ bền vững, lành mạnh. Và chính các chuẩn mực văn hóa đã xác định được cho Ban điều hành phương hướng quản lý cũng như là kim chỉ nam cho mọi thành viên VIB trong từng hành vi ứng xử của mình.

2.3.6. Nguồn nhân lực

Trong gần 15 năm xây dựng và phát triển, Ban lãnh đạo VIB luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của ngân hàng. Xác định được tầm quan trọng đó, VIB đã dành nhiều nguồn lực cũng như đầu tư một cách nghiêm túc để tạo dựng môi trường làm việc trẻ, năng động, tối đa hóa sức sáng tạo của từng thành viên.

Tính đến năm 2010, VIB đạt số lượng nhân viên là 3.243 người. Trong đó, các cán bộ nhân viên có trình độ Cao đẳng, Đại học chiếm 88,4%; trình độ trên Đại học chiếm 3,1%, VIB được coi là một ngân hàng trẻ với 71,3% nhân viên có tuổi đời dưới 30 tuổi. Đây là nguồn lao động trẻ, có trình độ và tinh thần cầu tiến được xác định là nguồn lực cốt lõi cho việc triển khai các chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới.

VIB đã đầu tư nhiều vào công tác đào tạo với hai Trung tâm đào tạo lớn, đầy đủ các trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế được thành lập tại HN và TP HCM. Các chương trình đào tạo cũng liên tục được cải tiến, cập nhật để phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế.

Năm 2010 đã đánh dấu sự kiện quan trọng trong lịch sử phát triển của VIB. Đó là việc CBA – một trong những ngân hàng bán lẻ lớn nhất của Úc đã trở thành cổ đông chiến lược của VIB. Trên cơ sở hợp tác này, VIB sẽ có cơ hội được tiếp nhận sự chuyển giao năng lực và kinh nghiệm quản lý từ một tổ chức ngân hàng bán lẻ đã có hơn 100 năm kinh nghiệm ở Úc và trên thế giới. Một trong những cam kết được thực hiện sớm nhất trong quá trình chuyển giao năng lực từ phía đối tác CBA chính là việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có của VIB. Đây chính là 1 điểm mạnh trong việc phát triển nguồn nhân lực tại VIB, giúp cho VIB có vị thế khác biệt trên thị trường và là một quyền lợi phi vật chất dành cho mỗi CBNV của VIB.

2.3.7. Công nghệ thông tin

VIB luôn coi công nghệ là nền tảng để tạo lên giá trị của sự thành công bằng việc đổi mới và hiện đại hóa cơng nghệ, dựa trên nền tảng cơng nghệ tạo ra các sản phẩm ngân hàng có tính sáng tạo cao và tối ưu hóa về chi phí và lợi nhuận. Năm 2008, VIB chính thức thành lập Khối Công nghệ - Thơng tin ngân hàng với 9 phịng ban hoạt động trong các phạm vi chuyên biệt. Ngoài hệ thống corebanking, internet banking, VIB ra mắt dịch vụ ngân hàng điện tử VIB4U với hàm lượng và giá trị công nghệ cao. Dịch vụ này được cung cấp tới cả là đối tượng là cá nhân và doanh ngiệp với những tính năng của một hệ thống ngân hàng cơ bản.

Hệ thống ngân hàng điện tử VIB còn triển khai dịch vụ kết nối thanh toán với các đối tác Smartlink, VNPay, VietnamIT, Chợ điện tử, VNDebit, Vinagame, VTConline, mobivi cung cấp tới khách hàng các dịch vụ mua bán trực tuyến, thanh toán vé máy bay, kết nối chứng khóan …

VIB ln được các Tổng cơng ty và Bộ ban ngành chính phủ lựa chọn làm đơn vị cung cấp giải pháp quản lý dòng tiền và quản lý nguồn thu ngân sách nhờ việc áp dụng cơng nghệ và tính bảo mật cao. Đặc biệt kể đến việc triển khai thành công giải pháp quản lý phí và lệ phí hải quan được Tổng cục hải quan đánh giá cao về mức độ thành công và trở thành ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam.

2.4. Đánh giá các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam hàng Quốc tế Việt Nam

2.4.1. Cơ hội

2.4.1.1. Cơ hội từ mơi trường vĩ mơ

Mơi trường chính trị - xã hội ổn định: Ngành ngân hàng là một ngành hoạt động rất nhạy cảm với yếu tố chính trị. Sự ổn định về chính trị - xã hội giúp ngân hàng Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định. Trong khi tình hình thế giới đang có những chuyển biến phức tạp thì Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn cho khách du lịch và các nhà đầu tư. Sự ổn định trong chính trị - xã hội cũng chính là một nhân tố quan trọng kéo nguồn vốn tích lũy trong dân cư thành nguồn vốn huy động của các ngân hàng.

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Việt Nam đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và tồn cầu. Nền kinh tế đạt được những thành tựu to lớn với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,26%/năm. Như vậy, chính sự tăng trưởng liên tục với tốc độ cao của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.

Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng được hoàn thiện tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. Luật Ngân hàng mới bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2011 sẽ có nhiều quy định mới, trong đó quan trọng nhất là quy định về lãi suất giúp cơ chế điều hành lãi suất mang tính thị trường hơn, hạn chế được sự áp đặt mang tính hành chính, ép lãi suất phải gị bó theo mục tiêu kiềm chế lạm phát. Từ đó, các NHTM cũng chủ động hơn trong việc điều chỉnh lãi suất sát với thực tế thị trường, các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc cân đối nguồn vốn và tiếp cận với vốn ngân hàng.

Hội nhập quốc tế giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận và chun mơn hóa các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải chun mơn hóa hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có. Bên cạnh đó, các ngân hàng trong nước sẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế dễ dàng hơn, hiệu quả tăng lên trong huy động và sử dụng vốn. Các ngân hàng trong nước sẽ phản ứng nhanh nhạy, điều chỉnh linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Hội nhập còn tạo ra động lực thúc đẩy trong việc nâng cao tính minh bạch của hệ thống ngân hàng VN.

Việc mở cửa thị trường hàng hóa xuất khẩu Việt Nam là một cơ hội tốt để các ngân hàng mở rộng kinh doanh. Các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và VIB nói riêng có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, nhiều khách hàng hơn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Tiềm năng của thị trường tài chính phục vụ doanh nghiệp và dân cư còn rất lớn, khi thị trường dịch vụ tài chính mở cửa, áp lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy cả ngân hàng trong nước khơng ngừng tự đổi mới mình.

Tập qn, thói quen sử dụng các tiện ích ngân hàng của người dân đã hình thành và đang ngày càng rõ nét khi nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại được du nhập vào Việt Nam. Gia nhập WTO, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng sẽ tăng cao, nhất là dịch vụ ngân hàng quốc tế.

Hợp tác toàn diện với hầu hết các ngân hàng Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi cần giao dịch.

Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng: Đã làm tăng hiệu quả hoạt động, tạo nền tảng cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

2.4.2. Nguy cơ

2.4.2.1. Nguy cơ từ môi trường vĩ mô

Hội nhập làm tăng rủi ro đối với hệ thống ngân hàng trong nước do các ngân hàng nước ngồi nắm quyền kiểm sốt một số tổ chức trong nước qua hình thức góp vốn, mua cổ phần. Trong khi đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng như cơ chế quản lý và hệ thống thông tin, giám sát của NHNN Việt Nam chưa thực sự làm tốt vai trị điều tiết nền kinh tế vĩ mơ.

Việt Nam nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động của Thế giới nên không thể tránh khỏi những nguy cơ tiềm ẩn, xuất phát từ chính sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế như nguy cơ lạm phát và những biến động về tỷ giá.

Rủi ro ngành gia tăng (lạm phát cao, thanh khoản thấp, chi phí vốn vay tăng): Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, chi phí vốn vay tăng cao do chịu sự ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN.

2.4.2.2. Nguy cơ từ môi trường vi mô

Việc mở cửa thị trường tài chính cho các ngân hàng nước ngồi gia nhập thị trường tài chính trong nước làm tăng thêm các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, trình độ cơng nghệ và quản trị kinh doanh hơn hẳn các ngân hàng VN. Với những cam kết về cắt giảm thuế quan và xóa bỏ

chính sách bảo hộ của Nhà nước sẽ làm tăng cường độ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp VN. Một số doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính và nguy cơ gia tăng nợ quá hạn là khó tránh khỏi cho các ngân hàng VN. Phải cạnh tranh đối với các đối thủ có ưu thế hơn hẳn về năng lực tài chính, trình độ cơng nghệ, trình độ quản trị kinh doanh. Bởi vậy ngân hàng sẽ dễ gặp rủi ro nếu thiếu dự báo và khơng có biện pháp thích ứng tình hình.

Cạnh tranh giữa các ngân hàng và các định chế tài chính trong nước ngày càng gay gắt: Cạnh tranh giữa VIB và các NHTM Cổ phần hàng đầu, cạnh tranh giữa VIB và các NHTM Quốc doanh.

Khách hàng ngày càng khó tính và mong đợi nhiều hơn ở dịch vụ ngân hàng: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhu cầu về tài chính, đầu tư, ngân hàng của người dân ngày càng tăng, khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng dịch vụ ngân hàng. Do đó, thách thức ln phải cải thiện khả năng phục vụ khách hàng là điều tiên quyết của VIB.

Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ theo định hướng của VIB, do hạn chế về vốn, kỹ thuật, nguồn lực nên có thể tạo ra những tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, tính gắn bó của đối tượng khách hàng này khơng cao vì phần lớn các doanh nghiệp này khơng có chiến lược phát triển dài hạn, nên rất dễ có những thay đổi về quan hệ với ngân hàng.

Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh tốn cịn phổ biến: Mặc dù những năm gần đây, tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông đã giảm đáng kể từ mức 25,2% năm 2000 xuống còn 17% năm 2008, nhưng mức độ này vẫn cao hơn các nước trên thế giới. Điều này đã hạn chế rất nhiều hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đồng thời dẫn tới nhiều tiêu cực như tăng chi phí lưu thơng (in ấn, bảo quản, tiêu hủy tiền), hoạt động thị trường ngầm như rửa tiền, tham nhũng, hối lộ… Đây là một thách thức lớn cho các ngân hàng trong quá trình phát triển hoàn thiện các dịch vụ.

Việc ngày càng xuất hiện các sản phẩm thay thế bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện… cũng là một trong những thách thức lớn đối với hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và hoạt động của VIB nói riêng.

2.4.3. Điểm mạnh

2.4.3.1. Cơng tác quảng bá thương hiệu

Công tác truyền thông thương hiệu của VIB đã được triển khai tốt qua các phương tiện thơng tin đại chúng như: truyền hình (các kênh VTV1, VTV3, HTV7,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng quốc tế việt nam (VIB) đến năm 2020 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)