1.1 .Khái niệm chiến lược kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh
2.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Ngân
2.2.2.2. Môi trường cạnh tranh
Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các Ngân hàng trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các ngân hàng khác, mà từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động KD trên thương trường với mục tiêu là để giành giật khách hàng (KH), tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
Tuy vậy, so với sự cạnh tranh của các tổ chức kinh tế khác, cạnh tranh giữa các ngân hàng có những đặc thù nhất định và ngày càng khắc nghiệt hơn chủ yếu về lãi suất và mạng lưới. Tương quan lợi thế giữa khối ngân hàng thương mại quốc doanh và ngoài quốc doanh đang dần được rút ngắn, thể hiện qua sự vươn lên của một số ngân hàng cổ phần và sự có mặt ngày càng nhiều của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của VIB là các ngân hàng cổ phần với 39 ngân hàng. Sau đây là vị trí của VIB so với các Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam tính tới thời điểm ngày 31/8/2011:
Nguồn: Ngân hàng VIB [9]
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản
Như vậy, về tổng tài sản, VIB đang đứng thứ 7 trong số 17 ngân hàng hàng đầu đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Nguồn: Ngân hàng VIB [9]
Biểu đồ 2.2: Huy động vốn
Về huy động vốn, VIB đang đứng thứ 8 trong số 17 ngân hàng hàng đầu đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Nguồn: Ngân hàng VIB [9]
Biểu đồ 2.3: Dư nợ
Về dư nợ, VIB đang đứng thứ 8 trong số 17 ngân hàng hàng đầu đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Qua các số liệu so sánh ở trên, ta thấy VIB chiếm vị trí cịn khiêm tốn trong top các Ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu. Năm 2011, dù VIB có tăng trưởng cả về doanh số lẫn thị phần dư nợ và tín dụng nhưng so với thị trường, các đối thủ dẫn đầu và đứng sau liền kề đều tăng trưởng mạnh để gia tăng khoảng cách thứ hạng hoặc vượt qua VIB. Hiện nay các ngân hàng TMCP dẫn đầu là ACB, Sacombank, Eximbank và Techcombank.
Căn cứ vào các chỉ tiêu so sánh trong Bảng 2.2 dưới đây, so với các đối thủ nằm trong top cạnh tranh trực tiếp, quy mô vốn của VIB vẫn cịn thấp so với nhiều ngân hàng trong nhóm TMCP. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ đứng sau ACB và vượt khỏi Sacombank và Eximbank chứng tỏ VIB sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ xấu của VIB vẫn còn cao so với các đối thủ trong nhóm. Điều này phản ánh trình độ thẩm định hồ sơ và quản lý rủi ro của VIB chưa thật sự hiệu quả.
Bảng 2.2: So sánh VIB với một số ngân hàng cạnh tranh chủ yếu
CHỈ TIÊU VIB Eximbank ACB Sacombank
Chỉ tiêu 2010
Vốn điều lệ (tỷ đồng) 2.400 8.800 7.814 6.700 Tổng tài sản (tỷ đồng) 56.635 65.448 167.881 104.019 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 610 1.533 2.838 1.901
ROE (%) 24.3 8,65 31.8 16.56
Chỉ tiêu 2011
Vốn điều lệ (tỷ đồng) 4.000 10.560 9.376 9.179 Tổng tài sản (tỷ đồng) 93.827 131.1 11 205.103 141.799 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 1.051 2.378 2.001 2.426
ROE (%) 24.2 13.51 28.9 15.00
Tổng số nhân viên 3.243 4.472 6.749 7.200
Số lượng điểm giao dịch 135 183 320 366
Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.59 1.42 0.34 0.8
Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng qua các năm [8][9][10][11]