1.1 .Khái niệm chiến lược kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh
3.2. Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam đến năm 2020
3.2.2.1. Hình thành chiến lược qua phân tích ma trận SWOT
Từ q trình phân tích ở chương 2, ta có thể nhận dạng cơ hội, nguy cơ; phân tích điểm mạnh, điểm yếu cho phép VIB xây dựng ma trận SWOT để lựa chọn chiến lược. Ma trận SWOT được thiết lập trên cơ sở các cơ hội từ mơi trường bên ngồi được VIB đánh giá là những cơ hội tốt nhất kết hợp với các nguy cơ từ quá trình hội nhập mà VIB phải đối mặt. Bên cạnh đó, những điểm mạnh của VIB được rút ra từ việc phân tích, đánh giá năng lực lõi cùng với những điểm yếu còn tồn tại trong nội bộ ngân hàng cũng được đưa vào ma trận để phân tích. Bảng 3.1 dưới đây phản ánh ma trận SWOT của VIB.
Bảng 3.1: Ma trận SWOT của VIB
CÁC CƠ HỘI (O)
1. Mơi trường chính trị - xã hội ổn định
2. Sự tăng trưởng liên tục với tốc độ cao của kinh tế Việt Nam.
3. Sự hỗ trợ của môi trường pháp lý trong hoạt động ngành ngân hàng.
4. Sự tiếp cận và chuyên mơn hóa nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. 5. Cơ hội mở rộng thị trường sang các nước khu vực và trên thế giới.
6. Tiềm năng thị trường lớn.
CÁC NGUY CƠ (T)
1. Xuất hiện nhiều đối thủ tiềm ẩn 2. Cạnh tranh giữa các ngân hàng và các định chế tài chính ngày càng gay gắt. 3. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. 4. Nguy cơ lạm phát, những biến động về tỷ giá, lãi suất…
ĐIỂM MẠNH (S)
1. Cấu trúc quản trị tập trung, quản lý rủi ro và hướng đến khách hàng. 2.Nguồn lực tài chính. 3. Mơi trường làm việc dân chủ minh bạch
4. Nguồn nhân lực trẻ, có trình độ học vấn cao. 5. Hệ thống công nghệ thiết bị được đầu tư hiện đại va phát triển.
6. Văn hóa tổ chức được hình thành và phát triển.
PHỐI HỢP S/O
1. Chiến lược thâm nhập thị trường (S1, S2, S4, S5, S6+ O1, O2, O3, O4, O5, O6)
2. Chiến lược phát triển thị trường (S1, S2,S3, S4, S6 + O1, O2, O3, O4, O5, O6)
3. Chiến lược phát triển sản phẩm (S1,S2 S4,S5 + O4, O5, O6)
PHỐI HỢP S/T
1. Chiến lược phát triển sản phẩm (S1,S2 S4, S5 + T1, T2, T3, T4)
2. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm (S1, S2,S4, S5 + T1, T2, T3, T4)
ĐIỂM YẾU (W)
1. Thương hiệu chưa mạnh
2 .Mạng lưới kênh phân phối phát triển chưa rộng khắp 3. Thị phần kinh doanh nhỏ, cơ sở khách hàng chưa bền vững. 4. Sản phẩm chưa đa dạng, chưa đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng.
PHỐI HỢP W/O
1. Chiến lược phát triển thương hiệu
(W1,W2,W4 + O4,O5,O6)
3. Chiến lược chỉnh đốn đơn giản ( W4 + O1, O2, O3, O4)
PHỐI HỢP W/T
1. Chiến lược liên minh, hợp tác (W1, W2, W4 +T1, T2, T4)
2. Chiến lược cạnh tranh về lãi suất (W3,W4 + T1, T2, T3)
Nguồn: Phân tích thơng tin thị trường của tác giả tháng 11/2011
Các chiến lược hình thành từ ma trận SWOT
Chiến lược thâm nhập thị trường (S1, S2, S4, S5, S6+ O1, O2, O3, O4, O5, O6): Với chiến lược này, VIB tận dụng những điểm mạnh về vốn, nguồn nhân lực và
công nghệ hiện đại, văn hóa tổ chức của ngân hàng để tăng thị phần hiện nay trên cơ sở tận dụng những cơ hội là nền kinh tế dần hồi phục sau khủng hoảng, mơi trường chính trị - xã hội ổn định, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng được hồn thiện, quy mơ dân số và thu nhập bình quân đầu người tăng, hợp tác quốc tế mở rộng khiến nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tăng cao.
Chiến lược phát triển thị trường (S1, S2, S3, S4, S6 + O1, O2, O3, O4, O5, O6): Với những thế mạnh về phong cách phục vụ cũng như sản phẩm dịch vụ, công nghệ hiện đại và cơ cấu tổ chức quản lý tốt, VIB hướng đến việc phát triển thêm các chi nhánh, phòng giao dịch tại các quận huyện, các khu đô thị mới, đồng thời phát triển mạng lưới kênh phân phối ở thị trường miền Nam đang còn rất nhiều tiềm năng, và tận dụng cơ hội hợp tác quốc tế để đạt được mục tiêu mở chi nhánh ở thị trường nước ngoài.
Chiến lược phát triển sản phẩm (S1, S2, S4, S5 + T1, T2, T3, T4): Chiến lược này nhằm tìm cách tăng trưởng doanh số thông qua cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm, dịch vụ hiện tại của ngân hàng. Chiến lược này được thực hiện dựa trên những điểm mạnh của ngân hàng như trình độ cán bộ cao, cơng nghệ, thiết bị hiện đại và cơ cấu tổ chức quản lý tốt; đồng thời tận dụng những cơ hội hiện có như hợp tác quốc tế giúp cho việc tiếp cận công nghệ mới, sản phẩm dịch vụ mới, trình độ quản lý, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới. Chiến lược phát triển sản phẩm cũng có thể được sử dụng nhằm hạn chế các nguy cơ từ sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn, hoặc các nguy cơ về thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư.
Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm (S1, S2, S4, S5 + T1, T2, T3, T4): Nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh và hạn chế rủi ro ngành, VIB tận dụng những thế mạnh về trình độ nhân lực, cơng nghệ hiện đại, cơ cấu tổ chức quản lý tốt để nghiên cứu thêm vào những sản phẩm, dịch vụ mới có liên hệ với nhau và có liên hệ với những sản phẩm hiện có nhằm phát triển thị trường mới. Chiến lược này có thể được áp dụng nhằm tăng cường hơn nữa các hoạt động marketing, hoạt động nghiên cứu và phát triển để có thể vượt qua nguy cơ phát triển mạnh từ các đối thủ.
Chiến lược phát triển thương hiệu (W1,W2,W4 + O4,O5,O6): Hiện nay, thương hiệu VIB vẫn chưa mạnh so với một số các đối thủ cạnh tranh như ACB, Sacombank, do vậy VIB có thể tận dụng tất cả các cơ hội về phát triển mạng lưới và marketing để quảng bá thương hiệu .
Chiến lược chỉnh đốn đơn giản ( W4 + O1, O2, O3, O4): Chiến lược này đòi hỏi VIB phải tận dụng những cơ hội bên ngoài như sự ổn định của mơi trường chính trị xã hội, tiếp cận kinh nghiệm quản lý và cơng nghệ mới để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Chiến lược liên minh, hợp tác (W1, W2, W4, W5 +T1, T2, T4): VIB cần phải thực hiện tăng trưởng thơng qua việc tìm kiếm thêm hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược để khắc phục điểm yếu về vốn điều lệ, chi phí hoạt động cao, hiệu quả marketing, nghiên cứu và phát triển thấp đồng thời hạn chế những nguy cơ cạnh tranh gay gắt của các đối thủ hiện tại, các đối thủ tiềm ẩn và nguy cơ rủi ro ngành gia tăng.
Chiến lược cạnh tranh về lãi suất (W3, W4 + T1, T2, T4): các ngân hàng cạnh tranh nhau lãi suất để nhằm đạt được thị phần và khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng nhà nước quy định và áp dụng trần lãi suất để kiềm chế lạm phát nên buộc các ngân hàng phải tuân thủ theo mức lãi suất chung, đòi hỏi VIB cũng như các ngân hàng phải tìm những hướng đi mới trong chiến lược kinh doanh của mình nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra của ngân hàng.