KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
3.2.2.9. Chưng cất thu hồi cồn
- Mục đích:
Tách cồn ra khỏi dịch chiết để thu được dịch chiết nước sắn dây đậm đặc và thu hồi cồn để tái sử dụng.
- Cách tiến hành:
Phương pháp chưng cất được thực hiện bằng thiết bị như chưng cất rượu từ lên men tinh bột thơng thường.
3.2.2.10. Pha lỗng
- Mục đích:
+ Để đạt đến tỷ lệ sắn dây mong muốn có trong một đơn vị sản phẩm. + Giảm độ nhớt của dịch chiết sắn dây, tạo điều kiện cho quá trình lắng – lọc sau được thuận lợi và hiệu quả hơn.
- Cách tiến hành:
Tiến hành pha loãng dịch chiết với nước tinh khiết với một tỷ lệ được tính tốn trước sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.
3.2.2.11. Đun sơi
- Mục đích:
+ Tiếp tục tiêu diệt vi sinh vật có thể bị nhiễm trong các cơng đoạn trước, góp phần làm giảm nhẹ chế độ thanh trùng sau này.
+ Tạo điều kiện tốt để hòa tan và phân tán đều chất trợ lắng vào trong dịch sắn dây.
- Cách tiến hành:
Tiến hành đun sôi dịch nước sắn dây, thời gian đun sơi là 15 phút tính từ lúc dịch bắt đầu sơi.
3.2.2.12. Lắng
- Mục đích:
Q trình lắng có sử dụng chất trợ lắng nhằm làm phá vỡ hệ keo của dung dịch, kết tủa các phần tử keo gây đục dịch chiết và làm cho dịch sắn dây đạt độ trong yêu cầu.
- Cách tiến hành:
Sử dụng Agar – Agar làm chất trợ lắng.
Ngay sau khi ngừng đun dịch sắn dây, bổ sung Agar-Agar với tỷ lệ 0,03% so với lượng dịch sắn dây và khuấy đều liên tục cho Agar–Agar hịa lẫn hồn tồn vào dịch chiết.
Dung dịch được lắng trong 36 giờ. Trong quá trình lắng, ta thấy các bơng tủa dần xuất hiện và từ từ lắng xuống đáy thành lớp tủa.
3.2.2.13. Gạn lọc
- Mục đích:
Làm cho dịch sắn dây thu được đạt độ trong yêu cầu.
- Cách tiến hành:
Kết thúc quá trình lắng dịch chiết sẽ phân thành hai lớp: lớp trên trong suốt và lớp dưới là lớp cặn tủa. Tiến hành gạn hút lấy lớp trên và lọc lớp dưới. Dịch thu được sau khi hút lớp trên và dịch đã lọc của lớp dưới sẽ được gộp chung rồi đem phối chế.