Ảnh hưởng của dung mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất nước sắn dây đóng lon bằng phương pháp chiết xuất nguội trong môi trường alcol (Trang 42)

Dung môi có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình trích ly, nó phụ thuộc rất lớn vào khả năng xâm nhập của dung môi qua lớp vỏ của tế bào, khả năng

hòa tan chọn lọc các hoạt chất khi vào bên trong tế bào và sau cùng là khả năng di chuyển của dung môi đã hòa tan chất chiết đi qua lớp rắn chắc của nguyên liệu. Hai yếu tố của dung môi có ảnh hưởng lớn đến quá trình chiết xuất có thể kể đến là loại dung môi và tỷ lệ dung môi / nguyên liệu.

a. Tỷ lệ dung môi / nguyên liệu

Tỷ lệ dung môi / nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chiết xuất. Bởi vì, thực chất quá trình chiết xuất là quá trình khuếch tán, nên sự chênh lệch

nồng độ giữa 2 pha (gradient nồng độ

dx dc

) chính là động lực của quá trình. Khi tăng

tỷ lệ dung môi / nguyên liệu thì sẽ tạo chênh lệch nồng độ lớn, lượng chất chiết xuất tăng và do đó thời gian chiết xuất sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ dung môi / nguyên liệu cao quá thì hiệu quả chiết xuất không tăng thêm nữa mà lại hao tốn dung môi, giảm hiệu quả kinh tế.

b. Loại dung môi

Các loại dung môi khác nhau sẽ phù hợp với việc chiết xuất các thành phần khác nhau vì chúng khác nhau về độ phân cực, độ nhớt, sức căng bề mặt. Các yếu tố này đều làm ảnh hưởng đến hiệu quả chiết xuất.

Độ phân cực của dung môi

Nói chung dung môi ít phân cực thì dễ hòa tan các chất không phân cực và khó hòa tan các chất có nhiều nhóm phân cực. Ngược lại, dung môi phân cực mạnh thì dễ hòa tan các chất có nhiều nhóm phân cực và khó hòa tan các chất ít phân cực.

Dựa vào độ phân cực của dung môi người ta phân loại như sau: + Dung môi không phân cực: ether dầu hoả, xăng, hexan, heptan, benzen, toluen…

+ Dung môi phân cực yếu và vừa: chloroform, diclorethan, aceton, ethylacetat ...

+ Dung môi phân cực mạnh: nước, glycerin, các loại cồn có mạch carbon ngắn (methanol, ethanol, isopropanol...).

Trong các yêu cầu và điều kiện lựa chọn dung môi, khả năng hòa tan các chất cần chiết là quan trọng nhất. Khả năng hòa tan lại liên quan chặt chẽ với độ phân cực của dung môi. Các chất có nhiều nhóm ưa nước như -OH, -COOH, -CHO, -CO, -NH2, -CONH2, thường dễ tan trong các dung môi phân cực.

Các chất có nhiều nhóm kỵ nước như: các chất béo, nhóm –CH3, - C2H5, các nhóm đồng đẳng, thường dễ tan trong dung môi không phân cực.

Một chất vừa có nhóm kỵ nước và ưa nước, có tính chất hòa tan tùy thuộc vào tỷ lệ giữa các nhóm.

Cồn etylic vừa có tính kỵ nước (cồn cao độ) vừa ưa nước (cồn thấp độ) do đó có thể điều chỉnh tính chất hòa tan bằng cách điều chỉnh độ cồn.

Độ nhớt, sức căng bề mặt của dung môi:

Nói chung, dung môi có độ nhớt càng thấp hoặc có sức căng bề mặt càng nhỏ thì dung môi càng dễ thấm vào nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chiết xuất và ngược lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất nước sắn dây đóng lon bằng phương pháp chiết xuất nguội trong môi trường alcol (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)