Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lắng khác nhau đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất nước sắn dây đóng lon bằng phương pháp chiết xuất nguội trong môi trường alcol (Trang 88 - 89)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

3.1.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lắng khác nhau đến

hiệu quả làm trong dịch bán thành phẩm

Qua nghiên cứu em thu được kết quả về ảnh hưởng của thời gian lắng khác nhau đến hiệu quả làm trong dịch bán thành phẩm được thể hiện trong Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Bảng mô tả trạng thái của dịch sắn dây sau các thời gian lắng khác nhau

Thời gian lắng Trạng thái của dịch sắn dây sau khi lắng

12 giờ

Dịch sắn dây chưa trong, còn nhiều cặn lơ lửng, chiều dày lớp cặn nhỏ, mật độ tủa trong lớp cặn khá dày, lượng cặn lắng dưới đáy chiếm khoảng 8% thể tích dịch lắng. Gạn phần dịch trong đem đóng chai và thanh trùng, sau 24 giờ thấy xuất hiện cặn lại.

24 giờ

Dịch sắn dây khá trong nhưng vẫn còn cặn nhỏ lơ lửng, chiều dày lớp cặn tăng, mật độ tủa trong lớp cặn dày hơn, lượng cặn lắng dưới đáy chiếm khoảng 12 -13% thể tích dịch lắng. Gạn phần dịch trong đem đóng chai và thanh trùng, sau 72 giờ thấy xuất hiện cặn lại.

36 giờ

Dịch sắn dây trong và khơng cịn cặn lơ lửng, chiều dày lớp cặn tăng lên chút ít, mật độ tủa trong lớp cặn dày, lượng cặn chiếm khoảng 15% thể tích dịch lắng. Gạn phần dịch trong đem đóng

chai và thanh trùng, sau 1 tuần theo dõi không thấy xuất hiện cặn lại.

48 giờ

Dich sắn dây trong, lớp cặn gần như không thay đổi nữa cả về chiều dày và mật độ tủa, lượng cặn chiếm khoảng 15% thể tích dịch lắng. Gạn phần dịch trong đem đóng chai và thanh trùng, sau 1 tuần theo dõi không thấy xuất hiện cặn lại.

Từ kết quả trên, ta có thể thấy rằng với thời gian lắng 12 giờ chưa đủ thời gian để các chất keo tụ trong dịch lắng hết xuống đáy, do đó dịch chưa trong và vẫn tiếp tục lắng cặn trong thời gian theo dõi. Khi tăng thời gian lắng lên 24 giờ thì tủa tiếp tục lắng xuống nên thể tích lớp cặn tăng lên, thời gian tuy có dài hơn nhưng vẫn chưa đủ để kết tủa lắng xuống đáy hết vì vậy vẫn có cặn xuất hiện lại trong quá trình theo dõi. Ở thời gian lắng 36 giờ là khoảng thời gian thích hợp đủ để kết tủa lắng xuống hết do đó tạo được độ trong nhất định đạt yêu cầu cho dịch, đồng thời không tiếp tục kết tủa tạo cặn trong quá trình theo dõi. Khi tăng thời gian lên 48 giờ thì gần như khơng xảy ra q trình lắng nữa, kết quả trong quá trình theo dõi như ở 36 giờ và việc kéo dài thời gian lắng như vậy lại sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trên cơ sở đó, em thấy công đoạn lắng trong dịch sắn dây thực hiện trong

khoảng thời gian 36 giờ, sử dụng chất trợ lắng là Agar – Agar với tỷ lệ 0,03% là phù hợp và mang lại hiệu quả làm trong cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất nước sắn dây đóng lon bằng phương pháp chiết xuất nguội trong môi trường alcol (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)