Thực tế quản trị thanh khoản tại một số ngân hàng TMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 46 - 47)

Cơ cấu bộ máy quản trị thanh khoản.

Theo quy định tại Thơng tư 13, Điều 11 thì: “TCTD phải thành lập một bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Cĩ” (từ cấp phịng hoặc tương đương trở lên), để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày. Bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Cĩ” do Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc Phĩ Tổng Giám đốc (Phĩ Giám đốc) được ủy quyền phụ trách”.

Tuy nhiên, hiện nay tại các ngân hàng chưa cĩ bộ phận QTTK đúng và đầy đủ nghĩa theo Điều 11 Thơng tư 13 và các tiêu chuẩn quản lý rủi ro (đo lường định lượng), các ngân hàng thường chỉ cĩ bộ phận với chức năng cơ bản là “cân đối vốn

thanh tốn nợ đến hạn hằng ngày và bộ phận làm các báo cáo” các tỷ số theo

yêu cầu của NHNN. Bộ phận này thường thuộc phịng nguồn vốn.

Hình 2.2 Cơ cấu bộ máy QTTK tại các ngân hàng TMCP hiện nay.

P-TGĐ Phịng chức năng - nguồn vốn Phịng chức năng Phịng chức năng Phịng chức năng Phịng chức năng Hội Đồng quản trị P-TGĐ P-TGĐ BKS TGĐ

Hiện tại bộ phận QTTK của một số ngân hàng (một số ngân hàng gọi là phịng nguồn vốn) quản lý toàn bộ số tiền (vốn, tiền gửi, tiền vay) được tập trung tại Hội Sở của các ngân hàng với hai chức năng chính là: tham gia điều vốn cho hệ thống chi nhánh và đảm bảo thanh tốn hằng ngày.

Trình độ cán bộ phụ trách bộ phận cân đối thanh khoản cho ngân hàng chưa được đào tạo một cách quy chuẩn, đa phần là “học việc” người trước chỉ người sau trên cơ sở cơng việc hằng ngày nên ảnh hưởng đến chất lượng QTTK. Chưa được đào tạo về kỹ năng quản trị vốn, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)