Tổng quan tình hình quản trị thanh khoản của hai ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 55 - 58)

2.3 Đánh giá về hoạt động QTTK tại một số NHTM Cổ phần Việt Nam

2.3.6.1 Tổng quan tình hình quản trị thanh khoản của hai ngân hàng

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT

của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 2,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng.19.

Thuộc tính chạy đua lợi nhuận và tổng tài sản là một thuộc tính vốn cĩ của các NHTM Cổ phần trong thời qua. Eximbank cũng khơng ngoại lệ. Việc vẫn huy động khi khả năng cho vay ra đã gần như bị hạn chế đã làm ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn và cơ cấu tiền lãi phải trả. Hai yếu tố này cũng làm ảnh hưởng đến việc SDV sao cho hiệu quả. Ngồi ra, việc điều chỉnh lãi suất huy động của ngân hàng chưa thực hiện linh hoạt, chậm so với một số ngân hàng khác khoảng 1 tuần.20

Bộ phận phụ trách thanh khoản và điều hoà vốn của ngân hàng trực thuộc Phịng Kinh Doanh Tiền Tệ. Nhiệm vụ bộ phần này phụ trách kinh doanh nguồn vốn của ngân hàng bằng việc vay và cho vay trên thị trường LNH và thực hiện việc cân đối, điều hịa vốn cho hệ thống các chi nhánh. Thực hiện việc duy trì DTBB tại NHNN và điều vốn ngoại tệ trong và ngồi nước phục vụ nhu cầu thanh tốn xuất nhập khẩu.

Ngân hàng chưa áp dụng hệ thống QTTK mà hằng ngày bộ phận kinh doanh vốn chỉ thực hiện việc cho vay trên thị trường mà chưa chú trọng vào việc cho vay nhằm đảm bảo cấu trúc thanh khoản. Phịng kế tốn sẽ tính tốn các chỉ tiêu thanh khoản và báo cáo cho NHNN.

Về cơ chế điều hịa vốn cho chi nhánh, ngân hàng thực hiện cơ chế Netting. Netting là việc tính tổng tiền chi nhánh gửi và tổng tiền chi nhánh cho vay trên cơ sở đĩ hình thành lãi suất vay – gửi. Ưu điểm của cách này là hạn chế được việc chi nhánh vay kỳ hạn ngắn rồi gửi lại hội sở kỳ hạn dài để hưởng chênh lệch lãi suất.

19

Nguồn: Ngân hàng XNK Việt Nam.

20

Ngồi ra, Eximbank thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung. Theo cơ chế kinh doanh này thì mỗi chi nhánh là một cánh tay. Khi huy động được vốn thì gửi về hội sở theo đúng kỳ hạn đã huy động. Và ngược lại khi chi nhánh cho vay thì chi nhánh vay vốn từ hội sở với kỳ hạn tương đương. Ngồi ra, ngân hàng đang thử nghiệm cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing) để tính hiệu quả kinh doanh cho các bộ phận và hiệu quả của từng nguồn vốn và đánh giá hiệu quả của vốn chủ sở hữu. FTP thơng thường tính bằng lãi suất cho vay kỳ hạn 3 tháng trong nước đối với VND và USD.

Hội sở chính chưa cĩ quy định cụ thể về các tỷ lệ an tồn trong hoạt động cần đảm bảo đối với các chi nhánh. Các chi nhánh lệ thuộc vốn khá nhiều vào hợi sở, chỉ một số chi nhánh cĩ khả năng huy động được vốn.

Các báo cáo tình hình thanh khoản theo quy định của NHNN hiện tại khơng được cập nhật liên tục mà phải sau một ngày thì các báo cáo này mới được phịng Kế tốn hoàn thành. Việc quản trị ở ngày T+1 như vậy khơng giúp ngân hàng tận dụng tối ưu tính “thời điểm” của nguồn vốn.

Nhận xét, Ngân hàng đã bước đầu hình thành được một phần trong QTTK, tuy nhiên cịn một số hạn chế như ngân hàng chưa xây dựng được cơng thức tính tổng rủi ro chênh lệch kỳ hạn. Mà yếu tố chênh lệch kỳ hạn rất quan trọng trong QTTK.

Ngân hàng TMCP Phương Nam được thành lập 19/05/1993 với số vốn ban

đầu 10 tỷ đồng.

Theo chủ trương xây dựng hệ thống NHTM vững mạnh sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997 ngân hàng đã tiến hành sáp nhập với các TCTD trong thời gian từ 1997 đến 2003 như sau:

1. Sáp nhập Ngân hàng TMCP Đồng Tháp năm 1997.

2. Sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Nam năm 1999.

3. Năm 2000 mua Qũy Tín Dụng Nhân Dân Định Cơng Thanh Trì Hà Nội. 4. Năm 2001 sáp nhập Ngân hàng TMCP Nơng Thơn Châu Phú.

5. Năm 2003 Sáp nhập Ngân hàng TMCP Nơng Thơn Cái Sắn, Cần Thơ.

Bằng niềm tin vững chắc và lịng nhiệt huyết của Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ nhân viên năng động và cĩ tinh thần trách nhiệm. Ngân Hàng TMCP Phương Nam đã cĩ những bước đi vững chắc và đầy ấn tượng. Trải qua nhiều thăng trầm, đến 2010 Ngân Hàng TMCP Phương Nam cĩ 105 Chi Nhánh, Phịng Giao Dịch và

đơn vị trực thuộc tọa lạc trên khắp phạm vi cả nước; Vốn điều lệ đạt hơn 3.049 tỷ đồng, và tổng tài sản hiện tại đạt hơn 54.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua thì cơng tác QTTK đang cịn nhiều điểm hạn chế. Ngân hàng chưa xây dựng được phịng QTTK và các chỉ tiêu QTTK riêng cho mình. Hiện tại bộ phận cân đối nguồn vốn trực thuộc phịng nguồn vốn tại hội sở. Cơng tác QTTK hằng ngày chủ yếu cân đối nguồn vốn ra vào đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn vay trên thị trường LNH. Việc sử dụng quá nhiều tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn trong thời gian qua đã làm cho ngân hàng mất cân đối về nguồn vốn và cho vay. Dưới tác động phụ của quy định NHNN quy định trần lãi suất huy động là 14% đã dẫn đến một số khách hàng đã rút tiền gửi ở Ngân hàng chuyển sang các TCTD khác gĩp phần làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị thiếu hụt trầm trọng, dẫn đến ngân hàng phải HĐV trên thị trường LNH để bù đắp thiếu hụt này.

Những tỷ lệ trong phần phân tích ở trên đã chỉ ra tình hình thanh khoản yếu kém của ngân hàng như tỷ lệ trạng thái tiền mặt năm 2008 chỉ là 0,30 (tỷ lệ này năm 2009 cịn giảm xuống 0,28); trạng thái rịng là 0,25; tỷ lệ cấp tín dụng là 105,47% phản ánh việc ngân hàng đã tài trợ một phần cho vay bằng nguồn tiền gửi ngắn hạn trên thị trường LNH, gây nên chênh lệch kỳ hạn dẫn đến tình hình thanh khoản của ngân hàng luơn trong tình trạng thiếu hụt tiền gửi vào ngày đáo hạn. Nên khi thị trường thiếu thanh khoản trong giai đoạn năm 2008, nguồn cung vốn trên thị trường LNH hạn chế thì ngân hàng rơi vào trạng thái thanh khoản cực kỳ thiếu hụt, phải chấp nhận vay vốn trên thị trường với lãi suất cao để bù đắp thiếu hụt thanh khoản.

Những điểm hạn chế cơ bản:

- Chưa xây dựng được quy trình quản trị RRTK.

- Việc cân đối vốn hằng ngày chỉ đạt được việc đáp ứng thanh tốn các nghĩa vụ tài chính đến hạn.

- Hệ thống thơng tin kế tốn chưa cập nhật, chưa tạo được các báo cáo nhằm nhìn ra sự chênh lệch kỳ hạn và dịng tiền qua từng ngày. Điều này gây khĩ khăn cho việc nhìn ra sự chênh lệch kỳ hạn và sự thiếu hụt dịng tiền trong tương lai. - Chưa xây dựng được các chỉ tiêu cảnh báo sự thiếu hụt thanh khoản và dự

báo nhu cầu thanh khoản trong thời gian tới.

- Các báo cáo theo thơng tư 13 chưa được cập nhật online. Báo cáo được phịng kế tốn thực hiện vào ngày hơm sau. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc SDV trong ngày, khơng đạt hiệu quả cao tối ưu trong SDV.

- Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ chưa hồn thiện, hiện tại khi chi nhánh cĩ nhu cầu SDV thì phải trình lên ban giám đốc xem xét trước khi được giải ngân. Việc này gây ảnh hưởng đến sự chủ động và linh hoạt trong kinh doanh của chi nhánh.

Trong thời gian vừa qua, do bị khách hàng rút tiền nên thanh khoản của ngân hàng rất kém. Ngân hàng đã phải chấp nhận vay vốn trên thị trường với lãi suất cao hơn thị trường chung khoảng 1% đến 2% để đảm bảo thanh khoản, làm gia tăng gánh nặng trả lãi vay, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)