Hỗ trợ QTTK và trao đổi thơng tin giữa NHNN và các NHTM Cổ phần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 87 - 88)

Trên cương vị quản lý của mình, NHNN sẽ cĩ nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản trị RRTK. NHNN cùng với hiệp hội ngân hàng kết hợp thành lập ban đào tạo hay trung tâm hỗ trợ QTTK giúp các ngân hàng đào tạo các cán bộ phụ trách cơng tác QTTK ở các TCTD. Việc đào tạo này cịn giúp thị trường cĩ một quy chuẩn chung, khái niệm và những quy tắc chung trong QTTK giúp cho hệ thống thanh khoản của NHTM được hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế được việc mỗi ngân hàng cĩ một cách quản lý khác nhau.

Tăng cường cơ chế đối thoại, trao đổi thơng tin giữa cơ quan quản lý (NHNN) và các TCTD trong việc phản hồi và cung cấp thơng tin diễn biến của thị trường. Việc trao đổi thơng tin hai chiều giữa nhà quản lý và NHTM Cổ phần giúp cho hai bên hiểu rõ hơn tình hình thị trường và những dự định trong tương lai để cĩ những bước chuẩn bị phù hợp kịp thời hơn.

3.2.6 Phân loại ngân hàng để cĩ chính sách phù hợp.

Hệ thống tài chính ngân hàng ở Việt Nam hiện nay gồm 5 NHTM nhà nước, 39 Ngân hàng TMCP, 48 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài39, mỗi một nhĩm ngân hàng cĩ những đặc điểm về vốn, huy động và dư nợ cho vay, mạng lưới chi nhánh khác nhau. Do đĩ cần cĩ

39

những chính sách riêng nhằm phù hợp với khả năng từng ngân hàng, tránh việc đồng loạt hĩa các chính sách.

Hiện nay hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam chưa được các tổ chức xếp loại tín nhiệm, chưa tự nguyện xếp hạng tín nhiệm. NHNN cần sớm ban hành quy định xếp loại ngân hàng để căn cứ vào đĩ cĩ những chính sách quy định cụ thể phù hợp cho từng đối tượng ngân hàng40.

Xếp loại giúp các ngân hàng phải cố gắng để nâng thứ hạng của ngân hàng mình lên để được những ưu tiên hơn trong các chính sách. Ví dụ: với việc khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 20% đánh đồng giữa các ngân hàng thì ảnh hưởng đến một số ngân hàng khi mà chất lượng tín dụng của ngân hàng đĩ tốt, cịn những ngân hàng cĩ chất lượng tín dụng khơng tốt, tập trung cho vay phi sản xuất cao thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng dẫn đến tình trạng thanh khoản kém. Như vậy nếu những ngân hàng cĩ thứ hạng tốt, cĩ khả năng HĐV tốt thì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng này cĩ thể cao hơn TCTD khác.

Một ví dụ khác trong việc đánh giá xếp loại ngân hàng như việc các ngân hàng cĩ tình hình quản trị, hay tài sản kém chất lượng buộc phải duy trì tỷ lệ DTBB cao hơn các ngân hàng tốt hơn sẽ giúp các ngân hàng cố gắng để thốt khỏi thứ hạng để nâng thứ hạng của mình lên.

Xếp loại tín nhiệm ngân hàng thiết nghĩ là một việc làm cần thiết và cấp bách để NHNN hướng đến một hệ thống ngân hàng đủ mạnh, đạt các tiêu chuẩn quốc tế để dần chuẩn hĩa hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nhằm đưa ngân hàng Việt Nam đến với thế giới một cách tin tưởng hơn trong một tương lai khơng xa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)