Nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành đô (Trang 91 - 94)

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngânhàng Nông nghiệp

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng tín dụng

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được biểu hiện thơng qua chất lượng tín dụng. Tại Agribank Thành Đơ thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thu chi. Theo như quy định của NHNN, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân

79

hàng càng cao thì việc trích lập dự phịng rủi ro sẽ càng cao, và tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng chẳng những ảnh hương đến chi phí mà cịn là uy tín của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trên 3% sẽ bị NHNN nhắc nhở và trên 5% sẽ phải ngưng hoạt động cho vay. Bên cạnh đó cịn có thể gây nên tình trạng mất khả năng thanh khoản, như vậy chất lượng tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trước tình hình kinh tế suy thối, các ngân hàng đặt mục tiêu phải tăng trưởng dư nợ tín dụng bằng các hình thức, do đó việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phịng ngừa và hạn chế rủi ro đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các hệ thống ngân hàng là một điều hết sức cần thiết. Agribank Thành Đô cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Do Hội Sở Chính Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chưa ban hành quy trình cụ thể cho vay riêng biệt cho từng sản phẩm tín dụng nên các chi nhánh khác nhau sẽ có cách giải quyết hồ sơ khác nhau. Vì vậy, riêng tại chi nhánh Agribank Thành Đơ cần xây dựng một quy trình dựa trên những quy định của NHNo Việt Nam để có thể hạn chế những rủi ro của cơng tác tín dụng.

- Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ dựa trên “chữ tín” của người có nhu cầu vay vốn để ngân hàng cấp phát tín dụng. Do đó nguồn gốc để hạn chế rủi ro từ hoạt động tín dụng thì địi hỏi ngân hàng phải coi trọng vấn đề thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng chứ không phải quan trọng tài sản đảm bảo. Do vậy, để giải quyết vốn vay của khách hàng thì cần phân tich hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh để vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng thơng qua nhiều nguồn thơng tin khác nhau, có thể áp dụng các chỉ số đánh giả hiệu quả kinh doanh để xác định tốc độ tăng trưởng hay giảm sút của chính doanh nghiệp đó, từ đó có quyết định cho vay phù hợp.

- Qua nhiều kênh thông tin khác nhau để ngân hàng thẩm định khách hàng vay vốn, nếu khơng có tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá khách hàng thì cán bộ thẩm

80

định theo quan điểm chủ quan của mình sẽ dẫn đến rủi ro rất cao. Do đó, Chi nhánh nên đánh giá khách hàng một cách cẩn thận trên hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ nhằm xếp loại một cách chính xác mức độ rủi ro, từ đó ngân hàng có cách giải quyết hồ sơ vay một cách hợp lý nhằm hạn chế tối đa mức độ rủi ro hoặc có thể kiểm sốt được mức độ rủi ro đó.

- Hiện nay khi giải quyết vay vốn cho khách hàng, ngân hàng vẫn coi trọng tài sản đảm bảo. Do đó, ngân hàng cần thực hiện đúng quy định về đảm bảo tiền vay, định giá đúng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

- Tất cả các khoản vay cần được quản lý theo dõi đến khi khách hàng thanh lý hợp đồng. Vì vậy, trách nhiệm của cán bộ tín dụng khơng chỉ dừng lại ở mức giải ngân xong hồ sơ vay vốn của khách hàng mà cịn phải chú trọng đến cơng tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên các khoản vay khi giải ngân đến ngày đáo hạn nhằm tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích dẫn đến kinh doanh thua lỗ làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng.

- Một trong các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn cao là xuất phát từ CBTD và cán bộ quản lý. Có thể vì ngun nhân khách quan hay chủ quan mà CBTD thẩm định không đúng về hồ sơ vay vốn (trong giai đoạn 2008 – 2009, tại Agribank đã có rất nhiều trường hợp này xảy ra làm thất thoát tài sản của Nhà nước), ngân hàng nên coi trọng thái độ, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên khi bổ nhiệm vào vị trí cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng. Một mặt, Agribank Thành Đơ phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực thẩm định, phân tích tài chính. Đối với cán bộ quản lý thì nên cần trang bị thêm kiến thức về quản lý rủi ro.

- Bên cạnh những biện pháp nêu trên để ngân hàng ngăn ngừa các rủi ro phát sinh đối với các khoản cho vay mới. Để giải quyết các khoản nợ vay quá hạn, thì ngân hàng nên quyết liệt đốc thúc khách hàng trả nợ, thậm chí tiến hành các biện pháp để thu hồi nợ quá hạn.

81

Những giải pháp nêu trên vẫn chưa đủ để chi nhánh có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn cần những giải pháp về năng lực hoạt động kinh doanh sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành đô (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)