Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành đô (Trang 46)

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Thành Đơ giai đoạn 2008 – 2011

Phân theo đối tượng khách hàng

Nhìn vào cơ cấu dư nợ từ năm 2008 – 2011 thì tỷ trọng dư nợ của các tổ chức kinh tế là chủ yếu và có xu hướng tăng dần, chiếm 78% tổng dư nợ năm 2008, 83% tổng dư nợ năm 2009, 88% tổng dư nợ năm 2010 và 89% tổng dư nợ năm 2011. Dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn chiếm 30% dư nợ cho vay tổ chức kinh tế, đây là mục tiêu ưu tiên trong việc phát triển dư nợ tại hệ thống Agribank.

Biểu 2.8 Cơ cấu dư nợ phân theo đối tượng khách hàng

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Thành Đơ giai đoạn 2008 – 2011

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 2011 71.11% 77.47% 80.89% 89.55% 28.89% 22.53% 19.11% 10.45% Trung, dài hạn Ngắn hạn 78% 83% 88% 89% 22% 17% 12% 11% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 2011 Dư nợ TCKT Dư nợ cá nhân

34

Hiện nay, toàn chi nhánh có khoảng 310 khách hàng vay, trong đó khách hàng doanh nghiệp chỉ khoảng 50 doanh nghiệp, trong khi đó dư nợ của tổ chức kinh tế là 997 tỷ (năm 2011), như vậy dư nợ bình quân trên một khách hàng doanh nghiệp là tương đối cao (khoảng 19 tỷ/ một doanh nghiệp). Việc dư nợ tập trung vào ít khách hàng như vậy sẽ có rủi ro rất cao, nếu khách hàng mất khả năng thanh tốn thì sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Về tỷ trọng dư nợ của cá nhân chủ yếu là phục vụ cho mục đích vay tiêu dùng nên giá trị khơng lớn, bên cạnh đó những khó khăn về nền kinh tế nên ảnh hưởng nhiều thu nhập của cá nhân, và do đó nhu cầu vay tiêu dùng cũng phần nào bị hạn chế. Điều này cũng lý giải nguyên nhân tỷ trọng dư nợ cá nhân thấp và có xu hướng giảm nhẹ.

2.3.2.3 Về chất lượng cấp tín dụng

Chất lượng cấp tín dụng ln là quan tâm hàng đầu của Ban Giám Đốc Chi nhánh, nền kinh tế Việt Nam nói chung gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn 2008-2011 nhưng tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn duy trì dưới mức 3%.

Biểu 2.9 Phân loại nợ tại Agribank Thành Đơ

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Thành Đơ giai đoạn 2008 – 2011

86.00% 88.00% 90.00% 92.00% 94.00% 96.00% 98.00% 100.00% 2008 2009 2010 2011 94.07% 91.29% 95.43% 91.09% 5.19% 7.67% 1.97% 6.00% 0.74% 1.05% 2.60% 2.91% Nợ xấu (nhóm 3 -5) Nợ quá hạn (Nhóm 2) Nợ tiêu chuẩn

35

Riêng trong hệ thống Agribank, năm 2010 – 2011 có thể nói là những năm gặp nhiều biến cố nhất, có rất nhiều Chi nhánh nợ xấu lên đến 20%, nhưng tại Chi nhánh vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng.

Tỷ lệ nợ nhóm 2 (nợ quá hạn trên 10 ngày) năm 2011 lên đến 6%, đây cũng là vấn đề đáng quan tâm. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do thời kỳ khủng khoảng kinh tế, khách hàng gặp nhiều khó khăn thanh khoản nên thanh tốn chậm trễ các khoản nợ ngân hàng chứ chưa hẳn là hoàn toàn mất khả năng trả nợ. Chi nhánh đã kịp thời có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn kiệt quệ này, không để phát sinh thêm nợ xấu tại Chi nhánh.

2.3.3 Các dịch vụ phi tín dụng

2.3.3.1 Dịch vụ thanh toán trong nước

Bảng 2.1 Doanh số dịch vụ thanh toán trong nước từ 2008 – 2011

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Doanh số chuyển tiền thanh toán

trong nước 2,598 4,698 6,657 7,090

Doanh số nhận tiền đến 2,056 4,857 6,560 7,881

Doanh số thanh toán hoá đơn điện,

nước, điện thoại, bảo hiểm… 0.7 1.3 2.8 3.5

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Thành Đơ năm 2008 - 2011

Hoạt động thanh toán trong nước của Chi nhánh chưa đạt hiệu quả cao, doanh số chuyển tiền cịn thấp và chưa có sự tăng trưởng mạnh. Tuy có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên xét về doanh số tăng trưởng tuyệt đối thì cịn thấp và có xu hướng tăng chậm lại, chẳng hạn như doanh số chuyển tiền thanh thanh toán trong nước năm 2009 tăng 2,100 tỷ (tốc độ tăng trưởng là 81%) so với năm 2008, năm 2010 tăng 1,959 tỷ so với năm 2010 (tốc độ tăng trưởng là 42%) và năm 2011 tăng 433 tỷ so với năm 2011 (tốc độ tăng trưởng 7%). Về doanh số chuyển tiền đến thì kết quả cũng tương đương như doanh số chuyển tiền đi thanh toán.

36

Doanh số thanh toán hoá đơn điện, nước, điện thoại, bảo hiểm,… cũng chưa có sự thay đổi tích cực.

2.3.3.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế

Về hoạt động kinh doanh ngoại hối: doanh số mua bán ngoại tệ qua các năm có sự tăng trưởng rỏ rệt, năm 2009 tăng 324% so với năm 2008, năm 2011 tăng 201%, năm 2010 có sự sụt giảm so với năm 2010 nhưng nhìn chung là khơng lớn. Tuy có sự tăng trưởng về mặt doanh số nhưng chủ yếu doanh số mua ngoại tệ chiếm hơn 70% là mua từ Hội Sở Chính để cung cấp ngoại tệ cho khách hàng, Chi nhánh còn chưa chủ động được nguồn ngoại tệ cung cấp. Năm 2011 là năm mà hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt kết quả cao nhất, lợi nhuận đạt được hơn 16 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Bảng 2.2 Doanh số dịch vụ thanh toán quốc tế từ năm 2008 – 2011

ĐVT: ngàn USD, % Chỉ tiêu/Năm 2008 2009 Tăng trưởng (so với 2008) 2010 Tăng trưởng (so với 2009) 2011 Tăng trưởng (so với 2010)

Doanh số mua ngoại tệ 6,555 27,764 324% 26,453 -4.72% 79,721 201%

Doanh số bán ngoại tệ 6,549 25,839 295% 24,869 -3.75% 80,255 223%

Doanh số L/C xuất 0 0 0% 1,855 100% 18 -99%

Doanh số L/C nhập 2,100 32,362 1441% 24,425 -24.53% 16,195 -34%

Doanh số D/P 314 2580 722% 1,135 -56.01% 116 -90%

Doanh số chuyển tiền nước

ngoài bằng điện SWIFT 180 636 253% 1,206 89.62% 1,407 17%

Doanh số nhận tiền nước ngoài

chuyển về bằng điện SWIFT 7,424 2,376 -68% 2,676 12.63% 21,367 698%

Doanh số Western Union 120 360 200% 473 31.39% 473 0%

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Thành Đơ năm 2008 - 2011

Các dịch vụ khác như chuyển tiền và nhận tiền nước ngoài qua SWIFT và qua hệ thống Western Union đều có sự tăng trưởng, nhưng sự tăng trưởng về doanh số chuyển tiền nước ngồi có xu hướng chậm lại.

37

Bên cạnh sự tăng trưởng của các dịch vụ trên thì các dịch vụ về thư tín dụng (L/C), thanh tốn nhờ thu (D/P) có sự sụt giảm rất lớn, năm 2011 doanh số L/C xuất giảm 99% so với năm 2010, L/C nhập giảm 34% và doanh số nhờ thu giảm 90%. Phí của những dịch vụ này cao hơn rất nhiều so với các dịch vụ thanh toán quốc tế khác, nên Chi nhánh cần phải có chiến lược để tiếp cận với các doanh nghiệp về dịch vụ xuất nhập khẩu để có thể cải thiện tỷ trọng nguồn thu ngồi tín dụng trong cơ cấu thu nhập vì đây là nguồn thu đảm bảo được tính an tồn.

2.3.3.3 Dịch vụ thẻ và một số dịch vụ khác

Dịch vụ thẻ là dịch vụ có nhiều tiềm năng và mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng có thể tận dụng được nguồn tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng thông qua dịch vụ này, đây là nguồn vốn mặc dù khơng có tính ổn định nhưng lãi suất lại rất thấp, ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn này để đáp ứng cho hoạt động tín dụng. Agribank Thành Đơ đã có sự tăng trưởng về số lượng thẻ (bao gồm thẻ nội địa và thẻ quốc tế)

Bảng 2.3 Kết quả phát triển các sản phẩm dịch vụ về thẻ năm 2008 -2011

Chỉ tiêu/Năm ĐVT 2008 2009 Tăng trưởng (so với 2008) 2010 Tăng trưởng (so với 2009) 2011 Tăng trưởng (so với 2010)

Số lượng thẻ ghi nợ nội địa Thẻ 232 3,797 1,537% 5,404 42.32% 7,118 31.72%

Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ 23 67 191% 135 101.49% 228 68.89%

Số lượng thẻ tín dụng Thẻ 5 8 60% 13 62.50% 16 23.08%

Số lượng thẻ tín dụng dành

cho công ty Thẻ 0 0 3% 1 100.00% 1 0.00%

Số lượng máy ATM Cái 1 3 200% 3 0.00% 3 0.00%

Số lượng máy POS Cái 0 4 100% 7 75.00% 7 0.00%

Số lượng KH tham gia Internet Banking

Khách

hàng - - - 53 100.00% 105 98.11%

Số lượng KH tham gia Mobile Banking

Khách

hàng 70 195 179% 1,880 864.10% 2,758 46.70%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thành Đô năm 2008 – 2011

38

Dịch vụ đi kèm của Agribank như Internet Banking, Mobile Banking được triển khai chậm so với các NHTM khác (Internet Banking triển khai năm 2010 và Mobile Baking triển khai vào năm 2008) , nên số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này tại chi nhánh cịn tương đối thấp. Bên cạnh đó, tiện ích của các dịch vụ này, đặc biệt là Internet Banking chưa nhiều (chỉ mới cung cấp cho khách hàng dịch vụ vấn tin trực tuyến) nên chưa thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Nguồn nhân lực của Chi nhánh còn mỏng và thiếu kinh nghiệm trong cơng tác marketing (chưa có bộ phận phát triển sản phẩm dịch vụ), nên số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ (máy POS) chưa phát triển mạnh, trong khi đây là dịch vụ có nhiều tiềm năng phát triển đặc biệt là tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và mang tính hiệu quả kinh tế rất cao. Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ này, từ cuối năm 2011, Chi nhánh đã thành lập tổ sản phẩm dịch vụ, nhiệm vụ chủ yếu là phát triển dịch vụ POS, tuy nhiên chi nhánh cần phải tập trung cả về nhân sự cũng như nghiên cứu đưa ra nhiều biện pháp hợp lý hơn để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác.

2.4 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành Đô giai đoạn 2008 – và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành Đô giai đoạn 2008 – 2011

2.4.1 Về hoạt động huy động vốn

Xác định được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, Chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp để nâng cao nguồn vốn huy động và cũng đã đạt được hiệu quả nhất định như: có sự tăng trưởng so với lúc mới thành lập, thiết lập được mối quan hệ với các khách hàng thân thiết, nguồn vốn dân cư ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên nếu so sánh với các Chi nhánh Agribank khác thì tổng nguồn vốn huy động vẫn còn yếu kém, nguồn vốn có xu hướng suy giảm. Đến cuối năm 2011, nguồn vốn chỉ còn hơn 740 tỷ, còn rất thấp so với các chi nhánh cấp 1 khác cùng địa bàn (trung bình nguồn vốn huy động của các chi nhánh trên địa bàn thành phố

39

Hồ Chí Minh năm 2011 là 3,059 tỷ). Và cũng trong năm 2011, Chi nhánh không đủ vốn huy động để phục vụ công tác cho vay, Chi nhánh phải sử dụng nguồn vốn từ Hội Sở Chính Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hơn 400 tỷ đồng, đây là một hạn chế cần khắc phục của Agribank Thành Đơ.

Bên cạnh đó, Chi nhánh chưa có được một lượng lớn các tổ chức kinh tế sử dụng dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng, vì vậy tỷ lệ tiền gửi khơng kỳ hạn trong cơ cấu nguồn vốn huy động rất thấp. Nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn là nguồn tiền có lãi suất rất thấp, do đó nếu thu hút được và tận dụng được nguồn tiền gửi này sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, do địa điểm Hội Sở của Chi nhánh lại nằm trên tuyến đường khơng thuận tiện, nên gây khuất tầm nhìn khách hàng cũng như khó khăn cho khách hàng khi đến giao dịch.

Vì là NHTM Nhà Nước nên cịn bị ràng buộc bởi nhiều quy định của Nhà Nước, do đó các chính sách về lãi suất huy động cịn thụ động, bên cạnh đó các sản phẩm tiền gửi chưa dồi dào (do Hội Sở chưa xây dựng các sản phẩm tiền gửi mới như: rút gốc linh hoạt, lãi suất linh hoạt, gửi góp,…), chính sách chăm sóc khách hàng.

Ngồi ra, do các quy định về nghiệp vụ và giới hạn các mức phí dịch vụ ngân hàng như phí gửi rút nhiều nơi tại các Chi nhánh Agribank khác nhau, phí phát hành thẻ ATM,… từ Hội Sở Chính của Ngân hàng Agribank nên Chi nhánh chưa chủ động được trong các chính sách miễn giảm phí để gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, vì vậy khơng chỉ chi nhánh Thành Đô mà các Chi nhánh khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng khó cạnh tranh với các NHTM CP khác trên địa bàn.

2.4.2 Về hoạt động cấp tín dụng

Thực hiện các chủ trương của Chính Phủ về việc ngăn chặn suy giảm kinh tế và thúc đẩy cho vay tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùng của cá nhân, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Agribank Thành

40

Đô luôn ổn định qua các năm. Chi nhánh ln phấn đấu duy trì mức dư nợ xoay quanh 1,000 tỷ trong bối cảnh kinh tế suy giảm như ngày nay, tâm lý khách hàng cũng e ngại khi vay vốn kinh doanh hay tiêu dùng vì họ khơng lường trước được bất ổn có thể xảy ra.

Trong tình hình khủng hoảng như hiện nay, nợ xấu của trong hệ thống ngân hàng chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là trong hệ thống Agribank (tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong hệ thống Ngân hàng). Agribank Thành Đô luôn chú trọng vào công tác thẩm định cũng như kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như có chính sách lãi suất cho vay một cách hợp lý, vì vậy chi nhánh vẫn ổn định nguồn vốn cho vay cũng như giữ vững chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh luôn thấp hơn 3% (tỷ lệ nợ xấu bình quân ngành ngân hàng năm 2011 là 3.2%). Vì vậy, đảm bảo được nguồn thu từ hoạt động tín dụng từ đó góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả.

Cùng với tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay thì tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng tương ứng, đến cuối năm 2011 là tỷ lệ nợ quá hạn (bao gồm nợ nhóm 2 và nhóm 3 trở lên) chiếm 9% tổng dư nợ. Qua số liệu trên chi nhánh cần lưu ý hơn đến chất lượng tín dụng, nhất là trong hồn cảnh nền kinh tế đang suy thoái và khủng hoảng, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ nợ nhóm 2 (quá hạn trên 10 ngày) chiếm 6.1% tổng dư nợ, đây là nhóm nợ cần chú ý và có nhiều biện pháp để giúp đỡ khách hàng cải thiện khả năng thanh khoản, tránh để phát sinh nợ nhóm 3.

Do hiện nay, Agribank Việt Nam cũng chưa hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro, cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh phụ thuộc vào những quy định của Agribank Trung Ương nên hiện tại Chi nhánh chưa có bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận quản lý nợ, bộ phận thẩm định,… tất cả các khâu tín dụng đều do phịng kế hoạch kinh doanh phụ trách, một cán bộ tín dụng đảm nhận cả việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, theo dõi hồ sơ, xử lý nợ,… nên sẽ dễ nảy sinh ý kiến chủ quan, đan xen tình cảm, lợi ích vật chất,.. dẫn đến việc xem xét hồ sơ vay của khách hàng khơng mang tính khách

41

quan, dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Điển hình, là trong năm 2011 nhiều trường hợp cán bộ tín dụng trong hệ thống ngân hàng gây ra những thất thốt của tài sản của Nhà nước vì lạm dụng chức quyền cho vay sai quy định.

Trình độ cán bộ tín dụng cịn hạn chế, phịng kế hoạch kinh doanh chỉ có 16 nhân viên (bao gồm cả trưởng phịng) nhưng cịn phải kiêm nhiệm nhiều cơng việc như huy động vốn, xây dựng kế hoạch, marketing, tín dụng, thanh tốn quốc tế,… vì vậy cịn nhiều thiếu sót trong việc xem xét, phân tích và thẩm định khả năng tài chính, dự án kinh doanh của khách hàng, ngồi ra cịn bị hạn chế về hạn mức phán quyết cấp tín dụng của Agribank, nên vì vậy Agribank Thành Đơ chưa đủ khả năng để tiếp cận đến các dự án lớn của các tổ chức kinh tế.

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của hệ thống Agribank đang được xây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành đô (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)