Về hoạt động cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành đô (Trang 52 - 54)

2.4 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinhdoanh tại Ngânhàng Nông nghiệp

2.4.2 Về hoạt động cấp tín dụng

Thực hiện các chủ trương của Chính Phủ về việc ngăn chặn suy giảm kinh tế và thúc đẩy cho vay tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùng của cá nhân, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Agribank Thành

40

Đô luôn ổn định qua các năm. Chi nhánh ln phấn đấu duy trì mức dư nợ xoay quanh 1,000 tỷ trong bối cảnh kinh tế suy giảm như ngày nay, tâm lý khách hàng cũng e ngại khi vay vốn kinh doanh hay tiêu dùng vì họ khơng lường trước được bất ổn có thể xảy ra.

Trong tình hình khủng hoảng như hiện nay, nợ xấu của trong hệ thống ngân hàng chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là trong hệ thống Agribank (tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong hệ thống Ngân hàng). Agribank Thành Đô luôn chú trọng vào công tác thẩm định cũng như kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như có chính sách lãi suất cho vay một cách hợp lý, vì vậy chi nhánh vẫn ổn định nguồn vốn cho vay cũng như giữ vững chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh luôn thấp hơn 3% (tỷ lệ nợ xấu bình quân ngành ngân hàng năm 2011 là 3.2%). Vì vậy, đảm bảo được nguồn thu từ hoạt động tín dụng từ đó góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả.

Cùng với tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay thì tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng tương ứng, đến cuối năm 2011 là tỷ lệ nợ quá hạn (bao gồm nợ nhóm 2 và nhóm 3 trở lên) chiếm 9% tổng dư nợ. Qua số liệu trên chi nhánh cần lưu ý hơn đến chất lượng tín dụng, nhất là trong hồn cảnh nền kinh tế đang suy thoái và khủng hoảng, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ nợ nhóm 2 (quá hạn trên 10 ngày) chiếm 6.1% tổng dư nợ, đây là nhóm nợ cần chú ý và có nhiều biện pháp để giúp đỡ khách hàng cải thiện khả năng thanh khoản, tránh để phát sinh nợ nhóm 3.

Do hiện nay, Agribank Việt Nam cũng chưa hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro, cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh phụ thuộc vào những quy định của Agribank Trung Ương nên hiện tại Chi nhánh chưa có bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận quản lý nợ, bộ phận thẩm định,… tất cả các khâu tín dụng đều do phòng kế hoạch kinh doanh phụ trách, một cán bộ tín dụng đảm nhận cả việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, theo dõi hồ sơ, xử lý nợ,… nên sẽ dễ nảy sinh ý kiến chủ quan, đan xen tình cảm, lợi ích vật chất,.. dẫn đến việc xem xét hồ sơ vay của khách hàng khơng mang tính khách

41

quan, dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Điển hình, là trong năm 2011 nhiều trường hợp cán bộ tín dụng trong hệ thống ngân hàng gây ra những thất thoát của tài sản của Nhà nước vì lạm dụng chức quyền cho vay sai quy định.

Trình độ cán bộ tín dụng cịn hạn chế, phịng kế hoạch kinh doanh chỉ có 16 nhân viên (bao gồm cả trưởng phịng) nhưng cịn phải kiêm nhiệm nhiều cơng việc như huy động vốn, xây dựng kế hoạch, marketing, tín dụng, thanh tốn quốc tế,… vì vậy cịn nhiều thiếu sót trong việc xem xét, phân tích và thẩm định khả năng tài chính, dự án kinh doanh của khách hàng, ngồi ra cịn bị hạn chế về hạn mức phán quyết cấp tín dụng của Agribank, nên vì vậy Agribank Thành Đơ chưa đủ khả năng để tiếp cận đến các dự án lớn của các tổ chức kinh tế.

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của hệ thống Agribank đang được xây dựng từ năm 2010, chưa được hồn thiện và cịn nhiều cải tiến, bên cạnh đó các báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng chưa đảm bảo tính chính xác (vì đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chưa thực hiện kiểm tốn) nên khó khăn lớn nhất đối với việc quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh cũng như tại các ngân hàng khác đó là chất lượng và sự tin cậy của các số liệu đầu vào. Vì vậy, việc chuẩn hố việc nhập số liệu đầu vào là một yêu cầu chính xác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành đô (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)