Khái niệm sinh viên

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 25 - 29)

Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng La tinh studens tương đương với student trong tiếng Anh, etudiant trong tiếng pháp và dùng để chỉ những người đang theo học ở các trường cao đẳng và đại học.

Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội. Nhóm xã hội đặc biệt này sẽ là nguồn bổ sung cho đội ngũ trí thức trong tương lai, tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta ln đánh giá cao vai trị, vị trí của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm sinh viên điều đó tuỳ thuộc vào cách tiếp cận. Tuy nhiên, quan niệm được nhiều người trong giới khoa học xã hội ủng hộ đó là quan niệm cho rằng:

Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt gồm những người đang trong quá trình chuẩn bị tri thức để trở thành chuyên gia, hoạt động lao động trong một lĩnh vực nhất định thuộc các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội hoặc sinh viên là những người đang học tập ở các trường Cao đẳng, Đại học trong và ngoài nước [27, tr.13].

Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo thì độ tuổi sinh viên Việt Nam hiện nay là từ 18 đến 23 tuổi đang học tập ở các trường cao đẳng và đại học. Họ đang chuẩn bị những nền tảng tri thức, kỹ năng cần thiết cho hoạt động chun mơn nghề nghiệp sau này. Họ đóng vai trị là nguồn dự trữ để bổ sung cho đội ngũ chuyên gia theo các nhóm nghề khác nhau trong cấu trúc của đội ngũ trí thức.

Nói đến sinh viên là nói đến đội ngũ trí thức trong tương lai, là lực lượng trẻ, có học thức, nhạy cảm với cái mới, năng động và sáng tạo, là những chủ nhân tương lai của đất nước, Ph.Ăngghen đã viết rằng: “các bạn hãy cố gắng làm cho thanh niên ý thức được rằng giai cấp vơ sản lao động trí óc phải được hình thành từ hàng ngũ sinh viên” [47, tr.613] . Sinh viên là lớp người được gia đình, nhà trường và xã hội hết sức quan tâm, chăm sóc. Trong đời sống xã hội, sinh viên giữ nhiều vị trí khác nhau: là người đi học, là người con, người anh, người chị, người em, người bạn... Tuy nhiên, về vị trí thực

trong xã hội thì chưa được xác định, bởi vì họ chưa có nghề nghiệp ổn định. Hoạt động chính của sinh viên là học tập và bước đầu tham gia vào nghiên cứu khoa học, tham gia vào một số hoạt động xã hội khác.

Số lượng sinh viên Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh và có những thay đổi nhất định về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu xã hội. Năm học 1997-1998 cả nước có 126 trường cao đẳng và đại học, năm 2002- 2003, số lượng các trường cao đẳng và đại học là 202 trường, đến năm 2008-2009 số trường cao đẳng và đại học lên đến 345 trường (chưa kể đến 26 trường cao đẳng và đại học thuộc khối quân sự, cơng an). Năm học 1997-1998, cả nước có 671.120 sinh viên, năm 2002-2003 có 1.020.667 sinh viên, đến năm 2008-2009 số lượng sinh viên lên tới trên 1,2 triệu người.

Trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, sinh viên giữ một vị trí rất quan trọng vì sau khi rời ghế nhà trường, họ có thể tham gia và giữ những chức vụ, trọng trách ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Khi đó, họ đã có một vị trí xã hội đích thực và đóng vai trị rất lớn trong q trình phát triển của đất nước.

Ngun Tổng Bí thư Đỗ Mười trong Đại Hội sinh viên Tồn quốc lần thứ V đã khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội có thành cơng hay khơng, đất nước ta bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay khơng, chủ yếu do thế hệ thanh niên hiện nay quyết định, trong đó sinh viên là một bộ phận có vai trị hết sức quan trọng”.

Tại Đại hội sinh viên tồn quốc lần thứ VII đồng chí Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh tiếp tục khẳng định:

Với vai trò lực lượng ưu tú trong thế hệ trẻ, là lớp người có học vấn, có sức khoẻ, có chuyên mơn, được đào tạo có hệ thống, các thế hệ sinh viên chính là nguồn nhân lực có chất lượng cao rất quý báu của xã hội ta. Các bạn là lực lượng sẽ có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đi đầu chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học và công nghệ tiên tiến... Đảng luôn đặt niềm tin vững chắc vào thanh niên, vào sinh viên và không ngừng cổ vũ các bạn ra sức phát huy mọi tiềm năng sáng tạo để gánh vác những nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang và hồn thành tốt nhiệm vụ

đó. Và u cầu phải xây dựng thế hệ sinh viên Việt Nam ngày nay tiếp nối xuất sắc truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh đi trước, là một thế hệ sinh viên yêu nước nồng nàn, giác ngộ lý tưởng cách mạng sâu sắc, kiên định con đường đã chọn; có học vấn cao, chun mơn giỏi, thích ứng nhanh, có đạo đức, phẩm chất trong sáng, có chí lớn trong học tập, nghiên cứu, sáng tạo vươn lên tới đỉnh cao của khoa học và công nghệ, quyết tâm không cam chịu thua kém bất cứ ai: có tinh thần yêu thương gắn bó với nhân dân, có lối sống đẹp, có trình độ thẩm mỹ lành mạnh và thể lực dồi dào [28, tr.27-28].

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khoá X) đã ban hành nghị quyết số 25-NQ/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố” khẳng định: thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước

Trước đây khi đất nước còn chiến tranh, họ đã từng gắn bó và có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng và thắng lợi của dân tộc. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, sinh viên tỏ rõ sự nhạy cảm, năng động đi vào các lĩnh vực khoa học - công nghệ, kinh tế mới và mau chóng hội nhập với xu thế của thế giới và họ xứng đáng cho vị trí tiên phong chiến lược “đi tắt đón đầu” để phát triển đất nước.

Tuy nhiên ở độ tuổi từ 18 đến 23, nhận thức về cuộc sống, quan điểm sống đang trong quá trình hình thành và từng bước đi vào ổn định lại chưa được trải nghiệm thực tế nhiều. Vì vậy, tính chưa vững chắc trong nhận thức và hành động, thêm vào đó là tính đặc thù của lứa tuổi nhiều khi dẫn đến những hành động tự phát, thiếu khách quan. Do đó, một số sinh viên mơ hồ về lý tưởng cách mạng, ngại tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể, thờ ơ với chính trị, ý chí phấn đấu chưa cao. Khơng ít sinh viên có lối sống cá nhân

thực dụng, xa rời các chuẩn mực đạo đức của xã hội, lệch lạc về lối sống... biểu hiện ở khuynh hướng vật chất hoá trong các quan hệ ứng xử, xu hướng sùng ngoại, sùng bái đồng tiền, đua đòi ăn diện, đòi hưởng thụ vượt quá mức thu nhập cá nhân và gia đình, biểu hiện lười học, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử, ý thức chuẩn bị cho ngày mai lập thân, lập nghiệp chưa cao ở một số sinh viên.

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w