Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở Bình Dương hiện nay

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 87 - 91)

- Những hạn chế của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở Bình Dương những năm gần đây.

2.2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở Bình Dương hiện nay

trường sinh thái cho sinh viên ở Bình Dương hiện nay

Hệ thống - sự sống trên Trái đất có nghĩa là một thể tồn vẹn, trong đó con người cùng với các dạng sinh vật khác, các yếu tố và lực lượng tự nhiên cùng tồn tại phụ thuộc lẫn nhau như một thể thống nhất. Khả năng tồn tại của hệ thống này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, phụ thuộc vào sự tồn tại của các thành phần tạo nên nó, đồng thời khơng lồi nào có quyền tách rời khỏi mơi trường trái đất. Do đó, mọi quyết định của con người được đưa ra và thực thi phải được cân nhắc kỹ đến sự tồn tại của mọi sự sống, kể cả sự sống của con người.

Ở Phương Đông đạo đức môi trường truyền thống dựa trên quan niệm “thiên - nhân hợp nhất”. Triết lý sống hài hoà với thiên nhiên là một giá trị to lớn, là lối sống nhân văn của người Việt Nam. Tuy nhiên, chữ “hài hoà” hiện nay trong cơ chế thị trường, trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá sẽ phải được hiểu là: một mặt cần phải khai thác thiên nhiên một cách mạnh mẽ,

kịp thời và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường để phát triển kinh tế; mặt khác, cần phải biết “bù đắp” trở lại cho thiên nhiên và phải biết dừng lại khi đã đến giới hạn cho phép, hay đến ngưỡng chịu tải của từng loại tài nguyên và các điều kiện của mơi trường.

Vì vậy, cần phải thừa nhận rằng, giữa con người và môi trường thiên nhiên luôn phụ thuộc lẫn nhau, là bộ phận của một thực thể lớn hơn có khả năng tự điều chỉnh, là một “hệ thống sự sống tổng thể”, nghĩa là môi trường khơng chỉ là tài ngun để khai thác mà cịn là một phần của sự sống. Xã hội loài người cần bắt đầu nhận thức rõ về mình và coi vị trí của mình như một thực thể trong tổng thể chung với lợi ích gắn kết, nghĩa là “Chất lượng mơi

trường Trái Đất và sức khoẻ của nhân loại là không tách rời nhau”. Một viễn

cảnh như thế về thiên nhiên và về bản thân chúng ta chính là niềm hy vọng tốt đẹp nhất để giải quyết các cuộc khủng hoảng về môi trường. Như vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái sẽ là kim chỉ nam cho các quyết định của chúng ta, và nó cũng đặt ra yêu cầu cần đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên hiện nay ở nước ta nói chung và Bình Dương nói riêng.

Mối quan hệ giữa con người và mơi trường tự nhiên là vấn đề thiết yếu và nịng cốt trong giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái. Những người làm công tác môi trường và các nhà giáo dục phải xem đây là cái đích để vươn tới cuộc sống bền vững. Cần giáo dục cho sinh viên thấy rõ, con người và xã hội loài người là một bộ phận cấu thành không thể tách rời với giới tự nhiên, là một dạng vật chất trong thế giới vật chất thống nhất, là một khâu quan trọng của hệ thống: tự nhiên - con người - xã hội. Muốn vậy, nội dung của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái không chỉ đơn thuần trang bị cho sinh viên những kiến thức, hiểu biết về môi trường mà quan trọng hơn là những định hướng vì mơi trường được thể hiện qua các hoạt động thích nghi, hoạt động hồ nhập và thiện cảm với môi trường tự nhiên trên cơ sở của mối quan hệ lành mạnh giữa con người với con người, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa thế hệ này với thế hệ khác theo phương châm “Suy nghĩ

có tính tồn cầu, hành động có tính địa phương”. Thơng qua giáo dục giúp

người sinh viên có được ý thức bảo vệ môi trường sinh thái với các hành vi và thái độ thân thiện với môi trường và hiểu được con người và giới tự nhiên đều

phụ thuộc lẫn nhau và là một bộ phận của một thực thể thống nhất - một “hệ thống sự sống tổng thể”. Những tư duy và suy nghĩ từ nhiều thế kỷ trước xem con người là những “bậc siêu nhân, là chúa tể của mn lồi” hồn tồn khơng còn phù hợp với quan điểm phát triển bền vững hiện nay.

Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái là cơng việc khó khăn và phức tạp nó địi hỏi phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Đặc biệt ở nước ta khi mà ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân nói chung cịn thấp và chưa trở thành thói quen thêm vào đó nội dung và phương pháp giáo dục mơi trường của chúng ta chưa hồn tồn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Vì vậy, ngồi thay đổi nội dung cần thay đổi phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái đối với sinh viên.

Đích cuối cùng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là làm cho sinh viên có được thái độ thân thiện, trân trọng và mong muốn tham gia bảo vệ mơi trường, có được hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường. Để đạt được mục tiêu hướng vào thái độ, hành vi, ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái thì các phương pháp dùng lời là khơng đủ, cần có những phương pháp tác động trực tiếp tới sinh viên, lôi cuốn sinh viên tham gia ngay trong quá trình học tập cũng như tham gia các hoạt động thực hành tìm hiểu mơi trường và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần chú ý vận dụng các phương pháp tích cực, hướng sinh viên vào các hoạt động gắn với thực tiễn.

Là một bộ phận đặc biệt của ý thức xã hội, ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái có quan hệ chặt chẽ với các hình thái ý thức xã hội khác như: triết học, chính trị, tơn giáo, pháp quyền, thẩm mĩ, khoa học... Mỗi hình thái ý thức xã hội đó có vai trị, nhiệm vụ và chức năng riêng trong việc hình thành, phát triển nhân cách, lối sống của người sinh viên. Nếu giáo dục các hình thái ý thức xã hội đó tốt thì sẽ có tác dụng quan trọng trong việc hình thành và phát triển ý thức bảo vệ môi trường sinh thái ở người sinh viên. Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên đạt kết quả, cần đa dạng hố các hình thức giáo dục: giáo dục thơng qua trường lớp, đoàn thể, sách, báo, tạp chí, tự học, tự rèn luyện... Mỗi hình thức giáo dục có vai trị riêng trong việc hình thành, phát triển ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái ở người sinh viên.

Để các phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái trên đạt được hiệu quả cần phải có mơn học riêng, đồng thời có thể lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái với các mơn học khác như: tốn, lý, hoá, văn, triết học... và cần khai thác thực trạng mơi trường địa phương để có những hình thức, biện pháp ngăn ngừa sự biến đổi của mơi trường có hại cho cuộc sống. Cần có các chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học cũng như tài liệu phục vụ cho việc dạy học và học tốt bộ mơn đó.

Ngồi những hình thức giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái cho sinh viên còn cần được tiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí... Đây là hình thức có khả năng phổ biến sâu rộng, kịp thời các thông tin về tình trạng mơi trường, những hậu quả do mơi trường biến đổi gây nên. Thơng qua những hình ảnh thực tế sinh động trên truyền hình và các bài báo, bài nói có tác động mạnh mẽ đến lương tâm, trách nhiệm của mỗi sinh viên.

Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái cho sinh viên khơng chỉ có thơng qua các bài giảng ở lớp, giáo dục bằng thực địa cũng là một hình thức giáo dục mang lại hiệu quả rất lớn. Phương pháp “tiêu dao” là phương pháp giáo dục bằng thực tế, bằng cảm tính đã có từ thời cổ đại và ngày nay, phương pháp giáo dục hiện đại cũng đang tiếp tục sử dụng nó. Như là một phương pháp giáo dục “tiên tiến”. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn; là điều kiện để sinh viên bộc lộ “thuộc tính” của mình thơng qua “vận động”. Nếu trong cuộc sống hàng ngày, các thầy cô đi tiên phong trong việc tiết kiệm năng lượng, nước, giấy, phân loại rác... thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp đơi. Các thầy cơ giáo có thể làm gương cho các sinh viên bằng việc không hút thuốc lá trong trường học. Không chỉ kêu gọi và làm gương, các thầy cơ khuyến khích sinh viên tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau. Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tun dương cũng đã góp phần hình thành ý thức bảo vệ môi trường ở những công dân trẻ.

Nhà trường cũng nên đầu tư các thiết bị tiết kiệm điện, khuyến khích giáo viên, sinh viên sử dụng các phương tiện công cộng, xây dựng các quy định về tiết kiệm năng lượng, giấy, nước sạch. Trong các ngày hội của trường như ngày khai giảng năm học mới, ngày nhà giáo, ngày thành lập Đoàn, nên

tổ chức cho giáo viên, sinh viên qun góp các sản phẩm khơng cịn sử dụng như: quần áo, đồ dùng, sách báo cũ để trao đổi nhằm sử dụng tiếp hoặc trao tặng lại cho các học sinh, sinh viên nghèo, đồng bào vùng khó khăn. Các hoạt động này nên tổ chức thường xun vì nó rất thiết thực và hiệu quả - vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ mơi trường.

Singapore, quốc đảo có mơi trường xanh, sạch bậc nhất thế giới đã thành công trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Đất nước này áp dụng các biện pháp xử lý rất nghiêm khắc với những người vi phạm luật môi trường như phạt tiền, phạt trên loa cơng cộng, thậm chí cịn đăng ảnh lên báo. Bài học này của Singapore có thể giúp cho chúng ta có được ít nhiều kinh nghiệm trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên. Ví dụ đưa ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại sinh viên. Chúng ta tin tưởng rằng nếu ý thức bảo vệ môi trường trở nên thường trực trong trường học thì khơng chỉ sinh viên được hưởng một mơi trường học đường trong lành hơn, mà về lâu dài, thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w