Yêu cầu về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 50 - 53)

sinh viên nước ta hiện nay

* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên phải trên cơ sở quán triệt quan điểm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên giữ vai trị chủ đạo”

Q trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản trong quá trình dạy học - hoạt động dạy và hoạt động học. Dạy và học là hai hoạt động tác động và phối hợp với nhau, nếu thiếu một trong hai hoạt động đó thì q trình dạy học sẽ khơng diễn ra. Hoạt động dạy của giáo viên: Đó là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của học sinh, sinh viên, giúp cho học sinh, sinh viên tìm tịi khám phá tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân. Hoạt động học của học sinh, sinh viên: Là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thu nhận, xử lí và biến đổi thơng tin bên ngồi thành tri thức của bản thân, qua đó người học sinh, sinh viên thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình.

Tính tự giác nhận thức trong q trình dạy học thể hiện ở chỗ, người học ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập, qua đó họ nỗ lực nắm vững tri thức trong việc lĩnh hội tri thức. Tính tự nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể, nó vừa là mục đích, phương tiện, kết quả của hoạt động vừa là phẩm chất hoạt động của cá nhân. Người học tự đưa ra nhiệm vụ học tập của mình.

Trong quá trình học giáo viên đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu nhận thức, những nhiệm vụ yêu cầu này có tác dụng đưa người học vào tình huống có vấn đề, kích thích tư duy của người học.

Người học ý thức được nhiệm vụ cần giải quyết, có nhu cầu giải quyết nhiệm vụ, biến các nhiệm vụ khách quan thành yêu cầu chủ quan, giải quyết nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của giáo viên ở các mức độ khác nhau.

Giáo viên thu các tín hiệu ngược từ người học, trên cơ sở xử lí những tín hiệu ngược, giáo viên đưa ra yêu cầu mới, người học cũng đưa yêu cầu cho bản thân, giúp người học hồn thành những nhiệm vụ học tập của mình.

Hiểu hoạt động học như trên không thể khơng nhận thấy vai trị trung tâm của người học, họ không chỉ tiếp thu những điều giáo viên truyền đạt mà còn là chủ thể nhận thức - học tập. Vai trò chủ đạo của người giáo viên được thể hiện: trong quá trình dạy học, người giáo viên đóng vai trị như người tổ chức hoạt động nhận thức độc lập của người học, làm cho người học phát huy tiềm năng của bản thân và học một cách sáng tạo.

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên dựa trên cơ sở “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên giữ vai trò chủ đạo” đây là cách tiếp cận mới, là yêu cầu cần thiết. Bởi vì, giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái là quá trình giúp nhận ra các giá trị và làm sáng tỏ các quan điểm phát triển các kĩ năng và thái độ cần thiết, nhằm hiểu và đánh giá đúng đắn mối tương quan giữa con người, mơi trường văn hố và mơi trường tự nhiên. Từ đó sinh viên có được nhận thức và sự nhạy cảm đối với tình hình mơi trường chung và các vấn đề liên quan đến môi trường, để tạo ra và duy trì một mơi trường bền vững. Với cách tiếp cận mới này nó cũng tạo điều kiện thuận lợi giúp cho sinh viên dễ dàng nhận thức các khái niệm về môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái... và quan tâm đến môi trường xung quanh nhiều hơn.

* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên phải mang tính liên thơng giữa các mơn học.

Hệ thống tri thức mà sinh viên tiếp cận bao gồm tri thức cơ sở, tri thức cơ bản và tri thức chuyên ngành. Hệ thống tri thức này là chuỗi lơgíc, có quan hệ mật thiết với nhau bổ sung cho nhau và cùng hướng tới mục tiêu là nâng cao trình độ nhận thức cho sinh viên. Cung cấp cho sinh viên một hệ thống tri thức tương đối hồn chỉnh. Trong đó tri thức cơ sở của chuyên ngành và tri thức chuyên ngành giữ vai trò hết sức quan trọng, và đó là hệ thống tri thức ảnh hưởng trực tiếp đến nghề nghiệp trong tương lai của họ.

Trong hệ thống tri thức mà sinh viên tiếp nhận, có những phần, những mơn học có liên quan đến mơi trường sinh thái, cũng khơng ít mơn học dường như khơng có liên quan gì. Vấn đề ở đây là người giáo viên phải ý thức được trách nhiệm của mình, phải phát hiện và giúp sinh viên phát hiện những gì có liên quan đến công việc bảo vệ môi trường sống. Trong bản chất đích thực của nó, khơng có khoa học nào lại khơng liên quan đến con người, đến môi trường sống. Động lực thúc đẩy khoa học phát triển là cuộc sống con người là “thực tiễn”. Ph.Ăngghen đã từng viết rằng: khi thực tiễn có những nhu cầu về kỹ thuật thì thực tiễn thúc đẩy khoa học hơn mười trường đại học. Đến lượt mình, khoa học phải quay về phục vụ thực tiễn, phục vụ cuộc sống của con người. Nếu tách khỏi cuộc sống khoa học sẽ khô héo.

Do vậy, suy cho cùng, tri thức khoa học ở các lĩnh vực khác nhau, dù trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến môi trường sinh thái. Một khi người giáo viên ý thức được vấn đề sẽ giúp cho sinh viên nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên phải hướng tới hành vi bảo vệ môi trường sinh thái của họ.

Dân cư của nhân loại lớn hơn bất kỳ một loài sinh vật nào đã phá huỷ mơi trường và vì vậy, con người cần có trách nhiệm với mơi trường bằng những hành vi đúng đắn, để đẩy nhanh sự phục hồi môi trường đã bị phá huỷ và đồng thời ngăn chặn những sự phá huỷ khác.

Phúc lợi và sự tồn tại tiếp tục của con người trên Trái Đất phụ thuộc vào những giá trị mà con người có liên quan. Nhiệm vụ của mỗi người là quan tâm tới người khác, chăm sóc các nguồn tài nguyên của nhân loại và điều khiển mạnh mẽ đối với các hành vi bảo vệ, cải thiện môi trường. Hành vi cư xử của con người đối với môi trường sinh thái là sự biểu hiện công khai của các giá trị, thái độ, hiểu biết và những kỹ năng của họ.

Điều 3 của Luật Giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã ghi: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo ngun lí học đi đơi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn...” [63, tr.8].

Đây chính là quan điểm giáo dục quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, là kim chỉ nam hướng dẫn toàn bộ các hoạt động giáo dục trong nhà trường và

cả trong xã hội. Thể hiện nguyên tắc cơ bản của Triết học Mác-Lênin, nguyên tắc “thống nhất giữa lý luận và thực tiễn”.

Vì vậy, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên nhằm hướng tới hành vi bảo vệ môi trường sinh thái là yêu cầu hết sức cần thiết. Nó giúp cho sinh viên có được những giá trị cảm xúc, ý thức, thái độ, sự quan tâm về môi trường sinh thái và từ đó có những động cơ, hành vi cư xử đúng mực, tích cực với mơi trường và bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái hướng về mục đích tạo ra một mơi trường bền vững.

Tóm lại, mơi trường sinh thái là một khái niệm rộng lớn và phức tạp, nó bao gồm tồn bộ các điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội lồi người. Nó có vai trị đặc biệt quan trọng. Nhưng, khơng phải bao giờ và ở đâu con người cũng cảm nhận sâu sắc, đúng đắn những ý nghĩa to lớn của môi trường sống. Ngược lại, những hoạt động của con người, trước hết là hoạt động sản xuất vật chất, đã và đang tiếp tục làm cho mơi trường sống của mình biến đổi theo chiều hướng tiêu cực.

Ngày nay, vấn đề bảo vệ môi trường đã và đang trở thành khẩu hiệu hành động chung của con người. Tuy nhiên, để có những hành động đúng đắn và thiết thực, trước hết con người cần phải có ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái.

Chương 2

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w