Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái gắn với giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường sinh thá

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 95 - 99)

- Những hạn chế của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở Bình Dương những năm gần đây.

2.2.5. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái gắn với giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường sinh thá

pháp luật về bảo vệ môi trường sinh thái

Việc giáo dục pháp luật về bảo vệ mơi trường có vai trị hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường cũng như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên, bởi vì xét đến cùng hành vi đạo đức cao nhất là hành vi tự giác chấp hành pháp luật, cụ thể ở đây là chấp hành Luật Bảo vệ môi trường. Bandzeladze đã nhận xét:

Xưa nay, pháp luật bao giờ cũng là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức và biến nó thành thói quen. Chuẩn mực càng khó khẳng định bao nhiêu thì vai trị của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu. Vì vậy, khơng thể bng lỏng pháp luật nếu việc này chưa được chuẩn bị bằng sự tiến bộ đạo đức của xã hội [6, tr.177].

Ý thức bảo vệ môi trường và ý thức pháp luật đều thuộc về ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, đều thực hiện chức năng cơ bản là điều chỉnh hành vi của con người. Do đó, giữa giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái và giáo dục pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau. Các quy phạm ý thức và quy phạm pháp luật đều tác động lên hành vi của con người hướng theo một trật tự xã hội nhất định. Trong trật tự xã hội đó, lợi ích cá nhân phải phù hợp với lợi ích của xã hội. Nếu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái tốt sẽ tạo tiền đề cho giáo dục pháp luật tốt. Giáo dục pháp luật tốt sẽ góp phần củng cố lịng tin của con người đối với các giá trị xã hội của pháp luật, khi có lịng tin con người sẽ tự giác thực hiện theo các quy định của pháp luật. Pháp luật như là một công cụ hữu hiệu tác động lên ý thức của con người, biểu hiện qua các hoạt động, hành vi của họ. Trong đó có hoạt động khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường sinh thái. Bởi vì, các tiết, khoản của Bộ luật đã bao quát được những nội dung cơ bản, quy định các quy tắc xử sự mà con người phải tuân theo khi khai thác tài nguyên thiên nhiên, ứng xử với môi trường, phân định được quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong việc giữ gìn và bảo vệ mơi trường sinh thái, phân định được các hành vi gây ô nhiễm, làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý mơi trường.

Bên cạnh đó cần kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường và thi hành pháp luật. Trong những năm qua tỉnh Bình Dương đã ban hành các quy định về bảo vệ môi trường, tiến hành phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đến từng cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Thế nhưng khi ngành tài nguyên - môi trường tổ chức thanh, kiểm tra gần 1.752 đơn vị sản xuất - kinh doanh thì có tới 866 đơn vị vi phạm về bảo vệ môi trường. Sự kết hợp này khơng chỉ có tác dụng đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh mà ngay cả hoạt động học của sinh viên vẫn giữ nguyên giá trị.

Ngoài ra, cần phải kịp thời cập nhật và đa dạng hố các nguồn thơng tin pháp luật như: báo chí, đài phát thanh, truyền hình, văn hố nghệ thuật... Cần có hệ thống dịch vụ pháp lý đủ mạnh để giúp cho mọi người hiểu, nắm vững pháp luật về bảo vệ môi trường sống và hành động theo pháp luật.

Như vậy, có thể khẳng định pháp luật về bảo vệ mơi trường có vai trị quan trọng trong việc tác động vào ý thức, hành vi của chính con người, tạo ra cơ sở pháp lý để mọi hoạt động trong xã hội đều phải tôn trọng, bảo vệ môi trường, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Làm tốt cơng tác này sẽ giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay của Bình Dương.

KẾT LUẬN

Với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại, khả năng chinh phục tự nhiên của con người ngày một lớn. Quá trình “biến đổi giới tự nhiên” của con người, một mặt đem lại cho con người những lợi ích nhất định - trước hết là lợi ích kinh tế. Nhưng đằng sau nó, phía bên kia là cả một “thảm hoạ” đã, đang và sẽ giáng xuống đầu con người: Thảm hoạ môi trường sinh thái. Từ sự biến đổi về môi trường nông thôn, môi trường đô thị, khu công nghiệp đến những biến đổi mơi trường tự nhiên có xu hướng gia tăng như (lũ quét, bão, lốc, mưa, hạn hán, sạt lở bờ sông, bờ biển...) rồi đến những sự cố do con người tạo ra như tràn dầu, hậu quả chất độc do chiến tranh, ngộ độc thực phẩm... cũng tăng mạnh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thảm kịch này là sự nhận thức của con người với tự nhiên, việc tuyệt đối hố lợi ích trước mắt khai thác cạn kiệt tự nhiên, phá vỡ, làm mất cân bằng trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Đứng trước hàng loạt các vấn đề môi trường sinh thái bức bách, đe doạ sự tồn tại và phát triển của con người như hiện nay, các quốc gia trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đã hướng đến một chiến lược phát triển mới - chiến lược phát triển bền vững, phát triển bền vững được coi là “sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con người đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái” [7, tr.2]. Từ yêu cầu này mà môi trường và ý thức bảo vệ môi trường đang là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm chú ý trên cả hai phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Để hiểu đầy đủ và sâu sắc về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ mơi trường sinh thái cũng như tìm ra các điều kiện giải quyết mâu thuẫn giữa chúng nảy sinh trong quá trình sản xuất vật chất, cần xuất phát từ cách tiếp cận của triết học mác-xít đối với mối quan hệ giữa tự nhiên - con người - xã hội. Vì vậy, vấn đề mơi trường và giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái cần có sự quan tâm của mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội.

Ý thức bảo vệ môi trường sinh thái bao gồm hệ thống những quan điểm, quan niệm của con người về hệ sinh thái và ý thức trách nhiệm của con người trong hệ sinh thái đó.

Hiện nay, nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và thực hiện nhất quán nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Bình Dương là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nơi có những khu cơng nghiệp tương đối quy mô, hiện đại đang được cả nước và bạn bè quốc tế biết đến như “vùng đất lành chim đậu”, thu hút số lượng rất lớn lao động từ khắp các tỉnh thành trong cả nước và nước ngoài về đây làm việc, sinh sống, định cư. Chính những điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc, tồn diện khơng chỉ đối với mối quan hệ giữa con người với con người, mà còn ảnh hưởng đến cả mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, dẫn đến tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của con người và tự nhiên nơi đây. Do đó, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên là một việc làm quan trọng và cần thiết.

Trong truyền thống giáo dục của mình, Bình Dương ln ln quan tâm đến giáo dục mối quan hệ hài hoà giữa con người với thiên nhiên, yêu thương gắn bó giữa con người với con người, bảo tồn được nhiều giá trị, tập

quán tốt đẹp trong quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh tốc độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố nhanh đã tạo ra nhiều áp lực lớn về môi trường sinh thái, nảy sinh nhiều vấn đề môi trường cấp bách. Song quy hoạch, quản lý, kiểm sốt mơi trường và ơ nhiễm môi trường chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của cộng đồng chưa cao.

Từ những thành tựu và hạn chế của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở Bình Dương địi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên, để sinh viên nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên cũng như sự cần thiết phải bảo vệ nó. Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái cho sinh viên là vấn đề không đơn giản. Cần phải tiến hành thường xuyên, huy động mọi biện pháp, phương tiện, nguồn lực và phải có sự hợp tác, kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, nhà trường, các tổ chức đoàn thể, phát huy sức mạnh tổng hợp mới có hiệu quả, mới làm thay đổi được nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi của sinh viên.

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về nâng cao nhận thức, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, phát huy tính tự giác, kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái với giáo dục pháp luật vệ bảo vệ mơi trường có như vậy mới đem lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w