Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đơng Nam bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đơng giáp tỉnh
Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh. Bình Dương có 1 thị xã, 6 huyện, 8 thị trấn và 75 xã. Tỉnh lỵ là thị xã Thủ Dầu Một.
Toạ độ địa lý: vĩ độ Bắc: 110o52’ - 120o18’, kinh độ Đông: 106o45’- 107o67’30”. Diện tích tự nhiên 2.681,01km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/64 về diện tích tự nhiên).
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sơng Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt nước biển, độ dốc 2-5o và độ chịu nén 2kg/cm2. Đặc biệt có một vài đồi núi nhấp nhơ lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 248,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m.
Từ phía Nam lên phía Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình: Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố theo dọc các sơng Đồng Nai, sơng Sài Gịn và sơng Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6-10m.
- Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, độ dốc 3-12o, cao trung bình từ 10-30m.
- Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5-120o, độ cao phổ biến 30-60m.
Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng chủ yếu là đất xám, đất đỏ vàng. Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì hai loại đất này chiếm 76,5% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, trong đó đất xám chiếm 52,5%; đất đỏ vàng chiếm 24,0%. Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng này mà Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn cây Lái Thiêu, trải rộng trên diện tích 1.250 ha, thuộc địa bàn bốn xã: An Sơn, An Thạnh, Bình Nhâm và Hưng Định.
Với địa hình cao trung bình từ 6-60m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình Dương khơng chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu cơng nghiệp.
Trên địa bàn Bình Dương có nhiều sơng lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất là sơng Sài Gịn và Sơng Bé. Ngồi ra Sơng Đồng Nai cũng là một trong những sơng lớn của Việt Nam, có tổng chiều dài 450 km, trong đó chảy qua Bình Dương 84 km.
Khí hậu Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt; mùa mưa, từ tháng 5 - 11; mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm; tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này khơng có mưa.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 290C (tháng 4), tháng thấp nhất 240C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.0000C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ.
Chế độ khơng khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ khơng khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây cơng nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hồ, ít thiên tai như bão, lụt…
Dân số (theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009) là 1.482.636 người với mật độ dân số 550 người/km². Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác đến. Kết quả điều tra dân số năm 2009 cho thấy: Trong 10 năm từ 1999-2009 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đơi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm.
Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đơng nhất là người Kinh
và sau đó là người Hoa, người Khơ Me.
Về tài ngun khống sản: Bình Dương là tỉnh giàu về “của chìm” so với các tỉnh ở Nam Bộ: như đá xây dựng tập trung nhiều ở Châu Thới, đây là một
trong những mỏ đá được khai thác sớm, đá ở đây thuộc loại đá xanh, chắc, cứng, dẻo, chịu nén cao, khơng bị phong hố nên dùng trong xây dựng rất tốt.
Cát, cuội, sỏi xây dựng tập trung ở dọc sông Đồng Nai và sơng Sài Gịn Than bùn: với trữ lượng khoảng 3.000.000 tấn, tập trung phân bố ở các đầm lầy ven sơng.
Đất sét: là khống sản quý hiếm của địa phương có giá trị kinh tế cao, dùng làm gạch ngói, đồ gốm, sành sứ. Vì thế, một trong những thế mạnh hiện nay của Bình Dương là gốm sứ. Gốm sứ của tỉnh không chỉ đi khắp mọi miền đất nước mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Cao lanh: Bình Dương là tỉnh có nguồn cao lanh phong phú và chất lượng cao hàng đầu trong khu vực. Ước tính Bình Dương có trữ lượng khoảng 104 triệu tấn, phân bố đều khắp trong tỉnh.
Rừng là yếu tố khơng thể thiếu trong việc hình thành mơi trường sinh thái. Tuy nhiên, Bình Dương rừng ngun sinh khơng cịn nữa. Sau khi chiến tranh kết thúc, chính quyền và nhân dân đã phát động phong trào trồng cây gây rừng cùng với chính sách giao đất giao rừng. Kết quả rừng đã tái sinh, thảm thực vật nhân tạo đang phát triển dần thay thế rừng xưa. Với cơ chế công - nông - lâm kết hợp, Bình Dương đã phát huy được hiệu quả đất rừng. Hiện nay tỉnh đang đi vào hướng công nghiệp rừng: rừng cao su, cà phê, vườn tiêu, vườn điều... trả lại màu xanh tươi, độ phì nhiêu cho đất, tái tạo lại cân bằng sinh thái cho tự nhiên và cho xã hội.