Nguyên nhân của thực trạng công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thá

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 75 - 81)

- Những hạn chế của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở Bình Dương những năm gần đây.

2.1.1.5. Nguyên nhân của thực trạng công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thá

môi trường sinh thái

* Về truyền thống giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái

Chúng ta đều biết rằng, trong mối quan hệ biện chứng với môi trường tự nhiên, con người có vai trị, khả năng rất to lớn đối với việc khai thác, sử dụng tự nhiên vì mục đích tồn tại, phát triển của mình. Những hoạt động sản xuất cũng như dân sinh của con người hướng đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, hay ngược lại, tàn phá tài nguyên huỷ diệt mơi trường... phụ thuộc vào truyền thống, văn hố của mỗi dân tộc. Điều quan trọng nhất ở đây chính là thái độ, hành động của từng con người, từng cộng đồng dân cư trước môi trường tự nhiên. Thái độ, hành động của con người đối với môi trường tự nhiên có tính chất “thân thiện”, “hồ hợp” hay “thống trị”, “tước đoạt” được quy định bởi chính lối sống, truyền thống văn hố vốn có.

u thiên nhiên, sống gắn bó với thiên nhiên, với quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên đây là một trong những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung, của người dân Bình Dương nói riêng. Người Bình Dương sinh ra ở vùng “Đất lành chim đậu”, thiên nhiên ưu đãi... vì thế họ ln ln mang trong mình một tình u q hương nồng nàn. Họ yêu thiên nhiên, yêu quê hương gắn bó với nơi “chơn rau cắt rốn”.

Sống hài hồ, nương nhờ, thuận theo thiên nhiên là triết lý sống phổ biến của nền văn hố Phương Đơng. Đồng thời đó cũng là triết lý của người Việt Nam nói chung, của người Bình Dương nói riêng đã được xây dựng trên cơ sở nền tảng kết hợp giữ triết lý sống của Phương Đông và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo với lối tư duy biện chứng và lối sống giản dị, thật thà, chất phát... Do đó, truyền thống giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái ở Bình Dương là tơn trọng thiên nhiên, sống hài hồ với thiên nhiên, cải tạo biến đổi thiên nhiên để phục vụ cho đời sống của mình.

Thiên nhiên trở thành tấm gương soi để trong đó con người nhìn thấy mình, nhìn thấy hy vọng và sức mạnh của chính mình, nó thân thiện, gắn bó với con người Bình Dương.

Yêu thương, quý trọng con người, thể hiện ở tình đồn kết, gắn bó cộng đồng, sống có tình, có nghĩa, nhân ái, hồ đồng. Đó là tình cảm thương nhà, tình thân máu mủ ruột thịt và tình nghĩa họ hàng, làng xã. Con người sống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lấy nhau “tối lửa tắt đèn có nhau”, nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc dù lớn hay nhỏ. Dù có đi đâu về đâu con người vẫn hướng về quê hương, nhắc nhở, giáo dục nhau nhớ về cội nguồn, tổ tiên. Đây chính là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, cũng như của người Bình Dương. Giá trị này là cơ sở vững chắc cho tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên hoa lá, cây cỏ...

Ngày nay, con người hiểu rằng: sự phát triển của xã hội loài người phải là sự phát triển bền vững, sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa ba mục tiêu cơ bản mang tính chiến lược: mục tiêu kinh tế (tăng trưởng và phát triển kinh tế không ngừng), mục tiêu xã hội nhân văn (sức khoẻ, học vấn, cơng bằng, bình đẳng...) và mục tiêu về môi trường sinh thái (cải thiện, bảo vệ và không ngừng nâng cao chất lượng mơi trường sống). Người Bình Dương đã, đang và sẽ tiếp tục sống hoà hợp với thiên nhiên, đồng thời, biến đổi, cải tạo nó từng bước và bắt nó phục vụ cho cuộc sống của chính mình.

* Sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền

Cơng nghiệp phát triển nhanh đã đem lại những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Bình Dương, song cũng tạo ra áp lực lớn về ô nhiễm môi trường do nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại. Ơ nhiễm mơi trường của các cơ sở công nghiệp nhỏ và vừa nằm ngồi khu cơng nghiệp, xen kẽ trong khu dân cư, đô thị chưa được giải quyết triệt để. Tốc độ đầu tư xây dựng hệ thống thốt nước cịn chậm so với yêu cầu thực tế. Việc đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu cơng nghiệp cịn hạn chế, cũng như việc vận hành các thiết bị xử lý nước thải của các doanh nghiệp cịn mang tính đối phó.

Đa số nước thải cơng nghiệp chưa được xử lý triệt để, chưa đạt tiêu chuẩn môi trường, đều thải ra các kênh, rạch thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gịn gây ơ nhiễm hữu cơ và vi sinh. Sức ép về chất thải rắn, chất thải nguy hại

ngày một gia tăng nhưng chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu trữ xử lý đáp ứng được yêu cầu phát triển cơng nghiệp hiện tại và trong tương lai. Ơ nhiễm khơng khí do hoạt động công nghiệp gây ra tuy chưa ảnh hưởng nhiều đến môi trường nhưng gây ô nhiễm cục bộ từng nơi, từng lúc trong quá trình hoạt động. Chương trình di dời các cơ sở sản xuất gốm sứ ra khỏi khu đông dân cư, đô thị thực hiện chậm so với kế hoạch nên vấn đề ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm bụi chưa được cải thiện tại các khu vực sản xuất gốm sứ tập trung.

Trước thực trạng đó, cơng tác quản lý mơi trường ở Bình Dương đặt ra là phải giải quyết triệt để những mâu thuẫn trong phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Mặc dù cịn nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cơng tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, công tác quản lý về bảo vệ mơi trường đã có những chuyển biến tích cực. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái qua nhiều hình thức đã được đặt ra.

Từ khi có Luật Bảo vệ mơi trường, Bình Dương đã có nhiều hoạt động triển khai Luật Bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn tỉnh. Với chức năng và nhiệm vụ được giao, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 08 ngày 28 tháng 04 năm 2009 về việc tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền và truyền thông về bảo vệ mơi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong năm 2009; Quyết định số 1193/2009/QĐ- UBND ngày 30 tháng 3 năm 2009 về thành lập Đội kiểm tra liên ngành trong công tác bảo vệ môi trường; xây dựng kế hoạch bảo vệ mơi trường giai đoạn 2007-2010, quy định về tiêu chí hồn thành hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của các khu công nghiệp để đủ điều kiện cho thuê lại, hướng dẫn hợp đồng lao động thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp huyện và cấp xã, tham mưu, đóng góp ý kiến điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Quyết định số 58/2008/QĐ-UBND về quy định bố trí các ngành nghề sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương; ngồi ra cũng đã tiến hành dự thảo Quyết định về việc ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc diện di dời ra khỏi khu dân cư và vùng đô thị. Triển khai dự án môi trường Việt Nam - Canada (VCEP) đây là dự án có quy mơ lớn nhất từ trước đến nay. Đầu tư kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về mơi trường, năm 2008 mức phân bổ kinh phí cho sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh là

77,348 tỷ đồng, chiếm 1,8% tổng chi ngân sách địa phương, tổ chức các hoạt động tuyên truyền về môi trường nhân dịp Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường quốc gia ngày 22/4, ngày đa dạng sinh học 22/5, ngày môi trường thế giới 5/6, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn ngày 22/9. Thực hiện chương trình phối hợp với các hội, đồn thể trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tập trung vào các hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho mọi người dân trong tỉnh. Tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ mơi trường và tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình số 42/CTr-TU của Tỉnh uỷ về bảo vệ môi trường giai đoạn 2007-2010, thực hiện chương trình liên tịch về bảo vệ mơi trường giữa ngành Tài nguyên mơi trường và các đồn thể, nhằm phổ biến và nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường sinh thái đến các đồn thể. Cơng tác thanh kiểm tra được đẩy mạnh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống xử lý nước thải các khu cơng nghiệp. Thực hiện mít tinh, diễu hành ra quân làm xanh sạch mơi trường Bình Dương, các hoạt động tổng vệ sinh thu gom rác thải dọc các kênh, nhất là kênh Ba Bò, bến đò, chợ... phát động tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, công sở, đường phố, khu dân cư. Bên cạnh đó, cịn thực hiện thơng tin tun truyền về những vấn đề mơi trường hiện nay trên báo Bình Dương, đài phát thanh truyền hình Bình Dương với những phóng sự, bài viết về bảo vệ mơi trường sinh thái có tác dụng giáo dục tốt và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Các văn bản Luật môi trường, nghị định, thông tư, chỉ thị của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và địa phương đã được Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học công nghệ phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương quán triệt tới cán bộ, giáo viên, nhân viên... trong đó có cả sinh viên trong tồn tỉnh hàng năm.

Công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái ở tỉnh ngày càng được quan tâm, tăng cường. Để phục vụ tốt cho công tác này, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch, dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường năm 2008- 2010 đã lựa chọn được 9 dự án, kế hoạch bảo vệ môi trường sinh thái. Ngồi ra cịn khuyến khích, động viên, các mơ hình tự quản, hợp tác với tư nhân, thu gom rác thải và vệ sinh mơi trường. Tỉnh Bình Dương hợp tác với

vùng Rhône-Alpes, Pháp, Vườn thiên nhiên Pilat và Đại học khoa học tự nhiên (Thành phố Hồ Chí Minh) “xây dựng trung tâm bảo tồn sinh thái Phú An” thuộc huyện Bến Cát, nhằm thực hiện bảo tồn thực vật gồm bộ sưu tập các loài tre Việt Nam và những lồi có khả năng bị diệt chủng ở vùng Đơng Nam Bộ để xây dựng xã Phú An thành Làng sinh thái đầu tiên ở Việt Nam, rừng Kiến An, rừng phòng hộ đầu nguồn Núi Cậu. Để việc bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học một cách đồng bộ và chủ động, công tác điều tra về đa dạng sinh học và xây dựng kế hoạch bảo vệ trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện và dự kiến hồn thành vào đầu năm 2010. Hỗ trợ kinh phí cho các phường, thị trấn trong cơng tác thu gom rác thải, cấp vốn điều lệ cho Quỹ bảo vệ mơi trường, xây dựng chính sách hỗ trợ các cơ sở gây ơ nhiễm môi trường để xử lý, di dời...

Trong thời gian qua, những dự án điều tra cơ bản về môi trường sinh thái được tổ chức triển khai và đã phát huy được tác dụng trong việc đề ra các biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường. Công tác xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng tiến độ và nghiêm túc, chỉ rõ những vấn đề tiêu cực cần sửa đổi. Cụ thể: đề án kiện toàn hệ thống quản lý chất thải rắn tại Bình Dương; đề án Điều tra, đánh giá phạm vi và mức độ ô nhiễm nước dưới đất tại một số vùng có nguy cơ ơ nhiễm để đề xuất biện pháp quản lý phù hợp; dự án Điều tra hiện trạng các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương và xây dựng chính sách hỗ trợ di dời cho các cơ sở gây ô nhiễm môi trường không phù hợp với quy hoạch; đề án phịng ngừa và ứng phó sự cố mơi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương; dự án xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Bình Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; dự án đầu tư hệ thống quan trắc nước thải tự động cho các khu công nghiệp và các nguồn thải lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương... Đồng thời, tổ chức các cuộc điều tra, thanh tra những cơ sở sản xuất kinh doanh về công tác bảo vệ môi trường. phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành như: Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường, Công ty Môi trường đô thị... nhằm giáo dục, nâng cao hiểu biết và tinh thần trách nhiệm của người dân nói chung về ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.

Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái là một việc làm cần thiết. Chính vì vậy, chương trình giáo dục mơi trường đã được đưa vào các cấp học

trong đó có hệ thống các trường cao đẳng và đại học mặc dù nội dung cịn hạn chế. Tuy nhiên thơng qua chương trình học và thơng qua mơ hình “xanh hố” trường học, chiến dịch “Sinh viên tình nguyện”... đã thu được những kết quả tốt, nhận thức, ý thức và những hành vi bảo vệ môi trường sinh thái đã được nâng lên một bước ở phần lớn sinh viên .

* Tác động của kinh tế thị trường

Ngày nay, trên đất nước ta đang diễn ra một q trình đổi mới tồn diện và sâu sắc. Nền kinh tế thị trường cùng với q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đang có tác động mạnh mẽ lên mọi mặt của đời sống xã hội.

Nền kinh tế thị trường tạo cơ hội, môi trường để con người cống hiến, sáng tạo thể hiện tài năng của mình trên mọi lĩnh vực. Việc mở cửa làm ăn với nước ngoài với tinh thần Việt Nam là bạn với tất cả các nước trên thế giới đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để nước ta hội nhập với xu thế tồn cầu hố và nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường với các quy luật cung cầu, cạnh tranh, giá trị sự hấp dẫn của lợi ích kinh tế, đơi khi làm cho con người bất chấp tất cả để thực hiện mục đích của mình, và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho xã hội.

Kinh tế thị trường đã phơi bày mọi mối quan hệ xã hội, mọi bí ẩn dấu lâu nay. Nó đặt lại rất nhiều vấn đề một cách cơ bản từ quan niệm về chủ nghĩa xã hội, công tác xây dựng Đảng, cơng tác tư tưởng - văn hố, đến xây dựng con người, đạo đức, lối sống, nhân cách [57, tr.19].

Trong nền kinh tế thị trường vấn đề lợi nhuận thường được nhiều người đặt lên hàng đầu, vì thế nó đã kích thích lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân, dẫn đến coi thường lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội. Vì lợi ích, lợi nhuận con người sẵn sàng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bằng bất cứ giá nào, con người không quan tâm hoặc quan tâm không đáng kể đến môi trường cũng như đầu tư cho bảo vệ môi trường tái tạo các tài nguyên thiên nhiên. Vì thế, trong quá trình sản xuất, sinh hoạt nhiều chất độc hại không được xử lý, hoặc xử lý không triệt để rồi xả thẳng ra môi trường.

Sức phá hoại của chúng ta đã vượt quá năng lực sinh sản của các sinh vật trên trái đất này. Sự ô nhiễm của chúng ta đã bao trùm lên trên các năng lực tái sinh của trái đất. Con người đang ra sức phá

huỷ cơ sở sống của chính bản thân mình, đừng nói tới chuyện phát triển phúc lợi, mà ngay cả sự sống còn cũng đang bị uy hiếp. Điều đáng lo nhất là, trừ con người ra, còn sinh mạng của sinh vật, từ cao

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w