Vùng đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành đất Sài Gịn - Đồng Nai, từ thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi". Bắt đầu những năm 90 của thế kỷ trước, với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư, Bình Dương trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước. Trong bảng xếp hạng
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%89_s%E1%BB%91_n%C4%83ng_l%E1%BB %B1c_c%E1%BA%A1nh_tranh_c%E1%BA%A5p_t%E1%BB%89nh hàng năm, Bình
Dương liên tục đứng ở vị trí số 1.
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt
nhất hiện nay tại Việt Nam. Tồn tỉnh hiện có 28 khu cơng nghiệp đã được thành lập (8.979 ha), trong đó 24 khu đã đi vào hoạt động. Tính đến tháng 11/2009, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp đạt trên 1.600 tỷ đồng; vốn đầu tư thu hút thêm đạt 570 triệu đô la Mỹ và 400 tỷ đồng; tổng số lao động làm việc trong các khu công nghiệp là 265 ngàn người, tổng doanh thu các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đạt 5,9 tỷ đô la Mỹ.
Năm 2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)" được gửi tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành và nhận được sự hợp tác rất tích cực từ các doanh nghiệp, kết quả điều tra phản ánh sát thực nguyện vọng của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Theo bảng xếp hạng PCI năm 2006, tỉnh Bình Dương tiếp tục đứng đầu với 76,23 điểm, trong khi đó Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm [84].
Theo báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 13,6% hàng năm. Cơ cấu kinh tế hiện nay của tỉnh là công nghiệp 63%, dịch vụ 32,6% và nơng nghiệp 4,4%, GDP bình qn đầu người đạt 27,4 triệu đồng. Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 19,7% hàng năm; trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 36%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 64% [84].
Công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, ngồi 15 khu cơng nghiệp tập trung được xây dựng trước đây, tỉnh đã phát triển thêm 13 khu cơng nghiệp, nâng tổng diện tích các khu cơng nghiệp tập trung lên 8.979 ha. Hiện có 24 khu cơng nghiệp đã đi vào hoạt động với trên 1.200 doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ cho thuê đất bình quân đạt 60%. Đã hình thành 9 cụm cơng nghiệp (tổng diện tích 650 ha), trong đó 3 cụm đã lắp kín diện tích. Tỉnh đã tiến hành điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tập trung đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 [84].
GDP dịch vụ tăng bình quân 23,6% hàng năm, các ngành dịch vụ như: bưu chính viễn thơng, tài chính, ngân hàng, cơng nghệ thông tin, cấp điện, cấp nước, vận tải chuyên dùng, thương mại, du lịch, dạy nghề... phát triển mạnh, đa dạng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 22,4% hàng năm; năm 2010 đạt 8,4 tỷ đô la Mỹ, gấp 2,75 lần năm 2005. Các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn là: sản phẩm gỗ, giày da, dệt may, sản phẩm cao su, hàng thủ công mỹ nghệ, điện - điện tử... [84].
Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 21,1% hàng năm; năm 2010 đạt 7,2 tỷ đô la Mỹ. Đặc biệt trong những năm qua tỉnh đã dùng ngân sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tiếp thị - mời gọi đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đến nay thị trường xuất khẩu đã có 180 quốc gia, vùng lãnh thổ; tăng 30 quốc gia, vùng lãnh thổ so với năm 2005 [84].
Ngành nông, lâm, ngư nghiệp tuy giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn tăng bình qn 4,7% hàng năm. Trong đó: nơng nghiệp tăng 4,6%, lâm nghiệp tăng 4,1%, ngư nghiệp tăng 12,4%. Lao động nông nghiệp chiếm 18,2% trong tổng lao động của tỉnh, giảm 2,8% so với năm 2005 [84].
Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt tăng bình qn 3,2%; ngành chăn ni tăng 13,7% hàng năm. Tỷ trọng trồng trọt - chăn nuôi đến năm 2010 là 68,2%. Cây lâu năm và chăn nuôi tập trung tiếp tục là thế mạnh của tỉnh. Các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi phát triển ổn định và ngày càng định hình theo quy hoạch. Năng suất cây trồng, vật nuôi tăng 5 - 10% so với năm 2005 nhờ ứng dụng giống mới và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tỉnh đã quy hoạch và triển khai xây dựng 03 khu nông nghiệp công nghệ cao: xã An Thái (424 ha), xã Phước Sang (500 ha) và xã Hiếu Liêm (89,9 ha). Các loại hình dịch vụ trong nơng nghiệp từng bước được mở rộng, đa dạng hoá và phát triển mạnh [84].
Kinh tế trang trại tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn của tỉnh; tổng giá trị sản lượng hàng hố nơng nghiệp tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Các công ty cao su trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả góp phần quan trọng vào chương trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn của tỉnh.
Kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư phục vụ yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đến năm 2010, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%; 97,8% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% đường đến trung tâm các xã được nhựa hố, có 60 chợ,
10 trung tâm văn hoá cụm, xã. 100% xã có trạm truyền thanh. Mạng lưới bưu chính, viễn thơng, internet tiếp tục được mở rộng ở các vùng sâu, vùng xa [84].
Tỉnh tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vụ, việc ô nhiễm môi trường. Kiên quyết khơng tiếp nhận các dự án đầu tư có nguy cơ gây ơ nhiễm; hạn chế các dự án ngồi khu cơng nghiệp, cụm công nghiệp; đẩy mạnh việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra ngồi các khu dân cư, khu đơ thị. Đầu tư một số dự án quan trọng bảo vệ mơi trường như: Nghĩa trang chung tồn tỉnh, khu xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương, Dự án cải thiện mơi trường nước Nam Bình Dương.
Tổng vốn đầu tư phát triển tăng bình quân 14,7% hàng năm. Trong đó: vốn nhà nước chiếm 13,1%, doanh nghiệp trong nước chiếm 41,2%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 45,4%, vốn khác 0,3%. Trong 5 năm qua (2005- 2010) đã có 5.553 doanh nghiệp trong nước thành lập mới với tổng vốn 44.990 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh đến nay là 9.012 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 60.723 tỷ đồng. Tỉnh đã thu hút 846 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 7,3 tỷ đô la Mỹ. Đến nay, tồn tỉnh có 1.922 dự án với tổng vốn đầu tư trên 13 tỷ đô la My [84].
Về giáo dục đào tạo, chất lượng các ngành học có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ trúng tuyển đại học, cao đẳng năm 2006 đạt 18,4%, năm 2007 đạt 22,6%, năm 2008 đạt 32,2%, năm 2009 đạt 41,5%. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 30 cơ sở dạy nghề; 13 trường Trung cấp; 07 Cao đẳng - Đại học và một số phân hiệu, chi nhánh của các trường cao đẳng, đại học: Đại học Thuỷ lợi, Đại học mở TP.HCM... Trong tương lai gần Bình Dương có thêm nhiều trường cao đẳng và đại học: Đại học Quốc tế Miền Đông, Đại học Việt - Đức... [84].
Trong những năm qua nền cơng nghiệp Bình Dương đã đóng góp phần lớn tổng thu ngân sách trong toàn tỉnh. Bên cạnh những hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được rất lớn thì quá trình cơng nghiệp hố ở Bình Dương cũng đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái của tỉnh.