cho sinh viên Việt Nam hiện nay
Sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ đã đem lại năng suất lao động xã hội cao hơn, chất lượng cuộc sống của con người đã được cải thiện một cách rõ rệt. Nhưng cũng chính sự phát triển ấy đã làm nảy sinh một số vấn đề cấp bách như dân số tăng nhanh, tiêu dùng, khai thác tài nguyên thiên nhiên thiếu kế hoạch, làm mất cân bằng sinh thái của Trái đất. Các hiện tượng thiên tai, bão lũ và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa cuộc sống của con người. “Trên thế giới, mỗi năm có hơn 40 triệu tấn chất thải ơxít nitơ, trong số đó 64% là do chất đốt nhiên liệu hố thạch, 22% bắt nguồn từ đất, 14% là từ các q trình cháy khác. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc phá huỷ 30% tầng ôzôn” [73, tr.36]. Rừng, đất đai, động, thực vật cũng là những đối tượng để khai thác mạnh mẽ của con người. Rừng đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng. “Vào thời tiền sử, diện tích rừng đạt 8 tỷ ha (chiếm 2/3 diện tích lục địa), đến thế kỷ XIX cịn khoảng 5,5 tỷ ha và hiện nay cịn khoảng 2,6 tỷ ha (cứ mỗi phút tồn cầu mất khoảng 30 ha rừng) và theo dự báo với tốc độ này chỉ khoảng 160 năm nữa toàn bộ rừng trên trái đất sẽ biến mất.
Ở nước ta, rừng đã từng bị suy giảm nhanh. Đầu thế kỷ 20, độ che phủ đạt 50% sau đó giảm mạnh, đến cuối những năm 80 chỉ còn gần 30%” [74, tr.11]. Việc phá rừng một cách bừa bãi đã dẫn đến tình trạng suy thối đất đai, “hoang mạc hố”, “hiệu ứng nhà kính”, tăng nhiệt độ trên trái đất... Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá cũng đang bị xâm hại nặng nề.
Số liệu của Liên hiệp quốc cho thấy, cứ mỗi phút trên phạm vi tồn cầu có khoảng 10 ha đất trở thành sa mạc. Diện tích đất canh tác trên đầu người giảm nhanh từ 0,5ha/người xuống còn 0,2 ha/người và dự báo trong vòng 50 năm tới chỉ còn khoảng 0,14 ha/người [73, tr.12].
Các tổn thất về tài nguyên đất, khoáng sản, rừng đã dẫn đến tổn thất về đa dạng sinh học và nguồn gen đặc hữu (ước tính chúng ta có khoảng 12.000 lồi thực vật, khoảng gần 1000 lồi chim, 300 lồi thú, hơn 300 lồi bị sát lưỡng thể, trong đó có nhiều lồi q hiếm), nếu chúng ta khơng biết bảo vệ chúng thì sẽ dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.
Để góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái, thực hiện chiến lược phát triển bền vững của Đảng, việc đẩy mạnh giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho mọi tầng lớp nhân dân nhất là tầng lớp sinh viên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên hết sức phong phú. Trước mắt cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
Một là, giáo dục ý thức đạo đức sinh thái
Tự nhiên, con người và xã hội là các yếu tố của mơi trường sinh thái nói chung, các yếu tố này ln ln có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó yếu tố con người, xã hội đóng vai trị chủ đạo. Con người thơng qua hoạt động thực tiễn làm biến đổi giới tự nhiên đồng thời làm biến đổi mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Vì thế kết quả hoạt động thực tiễn của con người không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, phương thức sản xuất mà còn phụ thuộc vào sự phù hợp ý thức của con người với hiện thực. Điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người, tự nhiên và xã hội trở thành nhiệm vụ quan trọng của thời đại. Để làm được điều này, trước hết cần phải giáo dục ý thức đạo đức sinh thái cho nhân dân nói chung và đội ngũ sinh viên nói riêng.
Tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của sự thống nhất biện chứng giữa con người, xã hội và tự nhiên. Thế giới vật chất luôn vận động, nhưng sự vận động đó lại diễn ra một cách cụ thể trong trạng thái ổn định tương đối, bởi vì đó là sự vận động có quy luật và tuân theo quy luật. Tất cả các quá trình diễn ra trong tự nhiên, trong xã hội, trong con người đều phải chịu sự chi phối của những quy luật phổ biến nhất định. Sự hoạt động của các quy luật đó đã nối liền các yếu tố trong thế giới thành một chỉnh thể thống nhất, vĩnh viễn vận động và phát triển không ngừng. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, mà trước hết là lực lượng sản xuất, - yếu tố cơ bản quyết định trình độ phát triển của xã hội. Do vậy, giữa trình độ phát triển của xã hội và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên ln có sự chế định và phụ thuộc lẫn nhau. Sự thống nhất giữa con người và tự nhiên được thực hiện chủ yếu thông qua q trình sản xuất xã hội, song cũng chính bằng sản xuất, con người đã tách mình ra khỏi tự nhiên, đối lập với tự nhiên. Để duy trì sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên, con người cần phải biết điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa mình với tự nhiên. Theo Ph.Ăngghen, sự điều khiển một cách có ý thức ở đây khơng phải là bắt tự nhiên phải phục tùng con người một cách vô điều kiện như một kẻ xâm lược đi thống trị một dân tộc khác, mà là phải biết nắm vững những quy luật của tự nhiên và phải biết vận dụng những quy luật đó vào trong hoạt động thực tiễn của mình, trước hết và hơn cả là vào quá trình sản xuất xã hội.
Nắm vững quy luật này con người tìm ra những phương pháp thích hợp, để giải quyết mâu thuẫn giữa xã hội và tự nhiên, giải quyết mâu thuẫn này đem lại lợi ích cho cả con người lẫn giới tự nhiên. Bởi lẽ, “sự tái hoà hợp giữa con người với thế giới tự nhiên khơng cịn chỉ là điều mong muốn nữa mà đã trở thành một yêu cầu” [64, tr.160]. Để con người hiểu được những tác động của hoạt động sản xuất vật chất đối với hệ sinh thái và những biến đổi của môi trường đối với những tác động của con người. Trước hết phải từ việc giáo dục ý thức đạo đức sinh thái. Ý thức đạo đức sinh thái đó “là hệ thống quan điểm, quan niệm của con người về hệ sinh thái và ý thức về trách nhiệm của con người trong hệ sinh thái đó” [10, tr.52].
Theo đó con người cần phải ý thức đúng đắn vị trí, vai trị của mình trong mối quan hệ với tự nhiên. Đồng thời phải thay đổi thái độ của mình đối với tự nhiên từ thái độ coi tự nhiên là nguồn của cải vô tận “rừng vàng, biển bạc, đất đai phì nhiêu” mà khai thác một cách thiếu kế hoạch, sang thái độ vừa khai thác vừa xây dựng và bảo vệ, tôn trọng tự nhiên. Để làm được điều này cần phải giáo dục cho sinh viên những quan niệm, hiểu biết đúng đắn về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và tự nhiên; về sự thích nghi của con người với những giới hạn biến đổi môi trường tự nhiên, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vì sự tồn tại của chính con người và giới tự nhiên. Bên cạnh đó, phải giáo dục cho con người tình cảm u q, tơn trọng thiên nhiên. Chỉ khi con người hiểu đúng những giá trị của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của mình, khi đó con người mới không sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tuỳ tiện, lãng phí, mà tuân theo quy luật tự nhiên. Chúng ta biết rằng “Con người, vẫn chỉ là con người, vẫn chỉ là sự thức dậy ý thức của con người dẫn dắt hành động của họ mới bảo vệ được nguy cơ tàn phá mơi trường. Khơng có cái đó thì dù cho có một bộ luật bảo vệ mơi trường, mơi trường vẫn bị tàn phá” [76, tr.8] .
Hai là, giáo dục thái độ tôn trọng và yêu quý thiên nhiên
Cuộc khủng hoảng sinh thái đang diễn ra ở một số nơi trên hành tinh chúng ta, đó là hậu quả của những hành động thiếu suy nghĩ và “bóc lột” quá mức tự nhiên của con người. Những hành động đó khơng chỉ huỷ hoại mơi trường sinh thái, mà còn làm tổn hại đến khả năng tự điều chỉnh của các hệ thống tự nhiên hay hệ thống tự điều chỉnh của sinh quyển. Bởi vậy, tự nhiên
đang trả thù chúng ta, đang chống lại chính con người điều mà cách đây hơn 100 năm Ph.Ăngghen đã cảnh báo.
Để khắc phục tình trạng này, trước hết con người phải nhận thức được rằng mình là một bộ phận khơng thể tách rời của tự nhiên, con người là con đẻ của tự nhiên. Vì vậy, con người cần phải nắm vững những quy luật của tự nhiên và biết vận dụng những quy luật đó một cách chính xác vào trong hoạt động thực tiễn của mình.
Chính trong q trình lao động vất vả, con người Việt Nam đã gắn bó với thiên nhiên và ngày càng yêu thiên nhiên hơn. Từ rất sớm, trong quan niệm của người Việt Nam đã hình thành mối quan hệ Thiên - Địa - Nhân (Trời - Đất - Người). Con người là một vũ trụ con trong vũ trụ lớn. Song con người khơng bị hồ tan vào thiên nhiên. Theo tục ngữ Việt Nam “Người ta là hoa của đất”, nghĩa là con người là phần tinh tuý nhất của đất trời, sống gắn liền với đất trời, được đất trời nuôi dưỡng. Con người luôn cầu mong mưa thuận gió hồ, vì đó là điều kiện bảo đảm cho mọi hoạt động của con người có thể đạt được kết quả tốt đẹp.
Thiên nhiên trong con người Việt Nam rất cụ thể. Yêu thiên nhiên chính
là yêu quê hương, yêu quê cha đất tổ, nơi mà tổ tiên, ông cha, họ hàng đã sinh
cơ lập nghiệp. Quê hương có thể là nơi giàu đẹp, nhưng cũng có thể là nơi đầy khó khăn nhưng họ khơng dễ dàng bỏ đi. Quê hương của người Việt Nam cụ thể đến từng sự vật “là cầu tre nhỏ” “là chùm khế ngọt”, là cây đa, bến nước, sân đình... Quê hương trong tâm khảm người Việt Nam là Tổ quốc Việt Nam, với những tà áo dài, những tiếng đàn bầu, tiếng ru con ...Sự đồng nghĩa giữa quê hương và thiên nhiên luôn nhắc nhở con người nhớ về cuội nguồn của mình.
Hiểu được những giá trị của thiên nhiên, con người biết quý trọng biết cách sống hồ hợp và gắn bó với thiên nhiên. Từ đó, xây dựng những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức để điều chỉnh hành vi của mình trong quan hệ với thiên nhiên. Con người phải sống thân thiện với thiên nhiên, “thuận” theo thiên nhiên, những điều này đã chi phối, đi vào tiềm thức, được con người chấp nhận, nó đã trở thành tập quán, thói quen, nếp sống của con người, xã hội, nếp sống văn hố sinh thái. Thiên nhiên gắn bó với con người như máu thịt, đất đai,
rừng, biển, khí hậu... là nguồn của cải vô tận nuôi sống con người. Thiên nhiên tươi đẹp cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho con người, kích thích và thơi thúc trong mỗi con người một tình u mãnh liệt.
Với nền văn minh lúa nước lâu đời, người Việt Nam hiểu rằng: thiên nhiên cũng là nơi chứa đựng những bí ẩn, những yếu tố khắc nghiệt trong lịng nó, có lúc thiên nhiên dùng sức mạnh khủng khiếp của mình để đe doạ, trút lên đầu con người biết bao tai hoạ.
Đề cập đến vấn đề này Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cho rằng “thiên tai” cũng là giặc và nó cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm. Do vậy con người cần phải biết đề phòng, phải đấu tranh để ngăn chặn và làm chủ chúng. Và người nói: “Ngày nay làm cả việc chống trời nữa” [50, tr.463]. Bởi vì “Thế giới ngày nay đang tiến những bước khổng lồ về mặt kiến thức của con người. Khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội không ngừng mở rộng ra những chân trời mới, con người càng làm chủ được thiên nhiên, cũng như làm chủ được vận mệnh của xã hội và của bản thân mình” [49, tr.355]. Muốn làm chủ được thiên nhiên bằng trí tuệ và sức lực của mình, con người cần nắm được những quy luật của tự nhiên, phát hiện ra quy luật của cái đẹp để nhào nặn lại thiên nhiên theo quy luật ấy. Có như vậy con người không những không tàn phá thiên nhiên mà còn trở thành “bà đỡ” cho những cái đẹp của thiên nhiên ra đời. Đó cũng chính là lối sống văn hố sinh thái lành mạnh được biểu hiện thông qua hành vi, ý thức bảo vệ môi trường của con người.
Trước đây cha ông ta thường quan niệm “Thiên - Địa - Nhân hoà đồng”, “Mưu sự tại Nhân, thành sự tại Thiên”. Đây mới chỉ là quan hệ ứng xử với thiên nhiên ở trình độ thấp, thụ động khai thác, sử dụng thiên nhiên chỉ dựa vào kinh nghiệm, vì thế đã làm mất đi tính năng động, sáng tạo của con người, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trong xã hội ta hiện nay điều này không cịn phù hợp nữa mà phải thêm vào đó một chuẩn mực mới của hành vi đạo đức sinh thái của con người là “Nhân định thắng thiên”. Con người phải biến đổi và cải tạo thiên nhiên theo hướng thích ứng và hồ nhập tối đa với nó để xây dựng và phát triển xã hội một cách bền vững.
Sự phát triển bền vững của xã hội lồi người khơng chỉ phụ thuộc vào những nhân tố như khoa học, cơng nghệ, kinh tế, xã hội mà cịn phụ thuộc vào mơi trường sinh thái nói chung. Chính vì thế, con người và xã hội cần tuân
thủ những nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững về mặt môi trường sinh thái - nhân văn như tôn trọng cuộc sống cộng đồng, cải thiện chất lượng sống của con người, bảo vệ đa dạng sinh học của trái đất, hạn chế và ngăn chặn mọi hành động làm suy giảm các nguồn tài nguyên không thể tái tạo, tăng cường năng lực quản lý mơi trường.
Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đã làm biến đổi mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên. Từ những lợi ích ích kỷ của mình, con người đã tấn cơng dữ đội vào việc khai thác tự nhiên, làm huỷ hoại ngày càng nhiều hơn môi trường sống của mình. Nếu như trước đây, con người yêu quý, tôn trọng thiên nhiên bao nhiêu bởi vẻ đẹp diệu kỳ và những giá trị vĩnh hằng của nó, thì giờ đây nhiều nơi vì lợi ích trước mắt, con người chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng và thực dụng của tự nhiên. Vì thế, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái là phải xây dựng ý thức, nhận thức, lối sống, hành vi mang tính văn hố - sinh thái - nhân văn nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường theo hướng “thân thiện” với thiên nhiên. Nếu không con người sẽ phải trả giá đắt cho những hành động của mình.
Ngày nay, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải xây ý thức bảo vệ môi trường sinh thái mới trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay từ “Thiên - Nhân hoà đồng” đến “Nhân định thắng Thiên”. Để thoả mãn được nhu cầu, lợi ích của mình ngồi việc khai thác tài ngun thiên nhiên, con người cần phải tái tạo, duy trì, bảo vệ giới tự nhiên, bảo vệ nguồn sống của chính bản thân mình. Con người “cần phải biết dù đắp lại cho tự nhiên, biết nắm được cái
“ngưỡng chịu đựng” của tự nhiên, để đảm bảo khả năng tái tạo và tự phục hồi của tự nhiên” [77, tr.237].
Xuất phát từ những vấn đề trên, công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, giáo dục tình yêu thiên nhiên... cần phải được coi trọng hơn