Đặc điểm hoạt động của sinh viên

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 29 - 31)

Sinh viên - tầng lớp xã hội đặc thù là những người đang học tập ở các trường cao đẳng và đại học. Trong mơi trường này, sinh viên có rất nhiều hoạt động cơ bản khác nhau như: hoạt động học tập, hoạt động khoa học, hoạt động xã hội, hoạt động rèn luyện đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ... Trong số các hoạt động chủ yếu này của sinh viên, học tập là hoạt động giữ vai trò chủ đạo.

Nếu như trong hoạt động lao động sản xuất, con người làm biến đổi đối tượng vật chất thành những sản phẩm có giá trị phục vụ cho xã hội, thì trong hoạt động học tập sinh viên không làm biến đổi đối tượng mà làm thay đổi chính chủ thể hoạt động. Sinh viên học tập để tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách người chuyên gia tương lai.

Hệ thống những tri thức khoa học mà sinh viên tiếp nhận ở nhà trường bao gồm: tri thức cơ bản, tri thức cơ sở của chuyên ngành, tri thức chuyên ngành và tri thức công cụ, cùng với hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ướng về một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hố... nhất định nào đó. Hệ thống những tri thức khoa học này được bổ sung, tăng dần theo hướng đồng thời thoả mãn cả ba yêu cầu: cơ bản, hiện đại, thiết thực, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường sức lao động, của sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới, đạt trình độ đào tạo của một số nước trong vùng và trình độ quốc tế.

Đặc trưng cơ bản trong hoạt động học tập của sinh viên phải là sự tập trung cao độ về trí tuệ trong đó bao gồm việc thực hiện các q trình tư duy, xúc cảm, ý chí và tồn bộ thuộc tính nhân cách người sinh viên, có hệ thống động cơ thúc đẩy và có sự tham gia của các q trình nhận thức từ việc tri giác các thơng tin đến các q trình tư duy phức tạp nhất.

Cái cốt lõi của hoạt động học tập của sinh viên là sự tự ý thức về quá trình học tập của họ. Tự ý thức về động cơ, mục đích, biện pháp học tập. Bởi lẽ, phát triển là một quá trình “tự thân”- tự thân vận động. Tại điều 40, “Luật giáo dục” nước ta, chỉ rõ: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo...” [63, tr.32]. Nhiệm vụ cơ bản của sinh viên là giải quyết các nhiệm vụ học tập do nhà trường và chính mình đề ra, phải hồn thiện các hành động học tập sao cho biết cách học và học có hiệu quả, có nhiệm vụ tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập. Trong chế độ học tập theo tín chỉ, học phần hiện nay thì tự ý thức trong học tập càng trở nên đặc biệt quan trọng. Điều này thể hiện sinh viên nào biết tổ chức quá trình học tập của mình và chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập thì đạt được kết quả cao.

Hoạt động học tập của sinh viên bao gồm cả hoạt động ở trên lớp và ngoài lớp. Hoạt động trên lớp theo một thời gian biểu nhất định nên sinh viên được thông báo trước để có kế hoạch học tập. Cịn hoạt động ngồi lớp là sự hoàn thành một cách logic các giờ học trên lớp và tham khảo thêm tài liệu liên quan. Trong hoạt động này, sinh viên tự do chọn chế độ, thời gian hoạt động theo khả năng riêng và mục tiêu của mình. Ở đây khơng có sự kiểm sốt chặt chẽ của nhà sư phạm, nhưng kết quả hoạt động sẽ được họ phân tích và đánh giá qua các bài kiểm tra và thi.

Hoạt động học tập của sinh viên thực sự là loại lao động trí óc phức tạp. Cường độ hoạt động đó phụ thuộc vào nội dung, trình độ tri thức, các kĩ năng và kĩ xảo, động cơ và tâm thế chung của nhân cách người sinh viên. Vì vậy cần có sự động viên, cổ vũ đối với sinh viên trong q trình giảng dạy và có sự chỉ dẫn cần thiết nhưng không áp đặt đối với họ.

Hoạt động học của sinh viên khác với hoạt động học của học sinh phổ thông. Đối với học sinh phổ thông, hoạt động của họ chịu sự giám sát chặt chẽ của các thầy, cơ giáo, gia đình, nhà trường... nhìn chung cịn mang tính thụ động. Đối với sinh viên, hoạt động học mang tính chất nghiên cứu nhiều hơn nên, địi hỏi tư duy độc lập, tính sáng tạo cao hơn. Vai trị tự học, tự nghiên cứu quyết định phần lớn kết quả, chất lượng học tập của họ.

Tóm lại, q trình học tập của sinh viên là quá trình vận động, lớn lên về nhiều mặt, cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là năng lực trí tuệ, tư duy độc lập, sáng tạo ngày càng phát triển, khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá được nâng cao, khối lượng ghi nhớ thông tin không ngừng tăng lên theo thời gian.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng, ở độ tuổi này nhiều khi sinh viên có những xung đột, (mâu thuẫn) nội tâm và những rung động trái ngược nhau, dẫn đến tình trạng có những thái độ, hành động khơng phù hợp với những hành vi đạo đức đã được xã hội thừa nhận. Nắm được đặc điểm tâm lý này, giúp chúng ta có cơ sở để định hướng những giá trị nhân cách tích cực cho sinh viên ngay khi họ cịn ngồi trên ghế nhà trường.

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w