Đặc điểm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái ở Bình Dương.

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 65 - 72)

Bình Dương là tỉnh có nhiều tài ngun, với hệ sinh thái đa dạng, vị trí địa lí thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh năng động, sáng tạo... Đây là những điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế công nghiệp. Nhưng vấn đề đặt ra là phát triển kinh tế phải kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, nhằm đảm bảo phát triển bền vững cho con người và giới tự nhiên. Để làm được điều này, cần phải quan tâm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho cộng đồng, đặc biệt là sinh viên ở đây.

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên phải mang tính tự giác cao. Bởi vì, một trong những đặc điểm hoạt động của sinh viên là sự tự ý thức, để có ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái thì tính tự giác, tự ý thức là rất quan trọng. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái trước hết phải giáo dục ý thức đạo đức sinh thái, nghĩa là phải nhận thức đúng về vai trị của mơi trường sinh thái đối với cuộc sống của con người, cần làm cho họ có được những tri thức, sự hiểu biết cần thiết về môi trường tự nhiên, mối

quan hệ biện chứng giữa các yếu tố của môi trường, cũng như giữa tự nhiên - con người và xã hội. Có tình cảm tơn trọng và u q thiên nhiên, có ý thức bảo vệ, giữ gìn mơi trường sinh thái như là nghĩa vụ đạo đức. Ngoài trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân trong cách ứng xử với thiên nhiên thì yếu tố lương tâm, nghĩa vụ và trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội phải được đặt lên hàng đầu. Họ là những chủ nhân tương lai, họ có vai trị quyết định đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước hôm nay và mai sau. Nhận thức được vị trí, vai trị của mình, sinh viên phải tự giác trong hành động, tự giác thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và quan điểm của Đảng, các cấp, các ngành về “Bảo vệ mơi trường là một trong những vấn đề sống cịn của nhân loại; là nhân tố đảm bảo sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phịng và thúc đẩy hội nhập kinh tế” [56, tr.3] và các văn bản, chị thị của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Dương về bảo vệ mơi trường trên địa bàn tỉnh. Do đó, giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái là yêu cầu cần thiết đối với sinh viên ở Bình Dương trong giai đoạn hiện nay. Ý thức bảo vệ môi trường sinh thái ở sinh viên phải được hình thành và phát triển trên những cơ sở:

- Những nhận thức cơ bản về môi trường (đặc điểm về môi trường và nguồn tài nguyên, vai trị của mơi trường và tài ngun đối với con người, mối quan hệ giữa con người với mơi trường...)

- Hiểu được tình trạng mơi trường hiện nay là những hậu quả do môi trường bị biến đổi xấu gây ra.

- Nắm được các chủ trương, chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường của nước ta và trách nhiệm của người công dân trong việc bảo vệ mơi trường.

- Trên cơ sở những hiểu biết đó, từng bước bồi dưỡng cho sinh viên ý thức, thái độ và hành vi đối với môi trường và bảo vệ môi trường.

- Trang bị cho sinh viên một số kĩ năng và biện pháp bảo vệ môi trường thông thường, để khi ra đời họ có thể thực hiện một cách có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ mơi trường ở địa phương, cơ quan nơi họ công tác.

Trên cơ sở nhận thức được những vấn đề đó, sinh viên có nhiệm vụ phải thực hiện đầy đủ, đúng đắn chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường. Từ đó, xây dựng cho bản thân và vận động mọi người ý

thức bảo vệ môi trường sinh thái, nếp sống, lối sống văn hoá sinh thái phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay. Đồng thời, họ nhận thấy cần phải phê phán, đấu tranh, lên án những hành vi phá hoại môi trường làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và cả giới tự nhiên.

* Thành tựu về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở Bình Dương hiện nay.

Trong những năm qua do quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương đặt ra, cơng tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở Bình Dương đã thu được những kết quả đáng kể về mặt nhận thức, ý thức, hành vi của sinh viên đối với môi trường.

Qua khảo sát thực tế bằng phỏng vấn trực tiếp. Mục đích làm rõ thực trạng nhận thức, ý thức về môi trường sinh thái của sinh viên và xác định những hành động cụ thể của sinh viên trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Kết quả khảo sát cho thấy.

- Nhận thức về môi trường và nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái của sinh viên.

Phần lớn sinh viên khi được hỏi đều có nhận thức đúng về mơi trường và vai trị của môi trường đối với cuộc sống của con người cũng như sự phát triển của xã hội nhất là đối với sức khoẻ của con người. Đồng thời họ cũng khẳng định con người và mơi trường có mối quan hệ biện chứng với nhau con người cũng như động vật, thực vật muốn sống được đều phụ thuộc vào mơi trường, cịn mơi trường tốt hay xấu do chính con người quyết định. Nếu con người huỷ hoại mơi trường thì cuộc sống của con người sẽ bị đe dọa. Các thông tin về thực trạng mơi trường hiện nay của Bình Dương được đa số sinh viên quan tâm. Khi hỏi về tình trạng ơ nhiễm mơi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh hiện nay họ đều khẳng định do phát triển các khu công nghiệp, các cơ sở chế biến, các nhà máy, xí nghiệp, sinh hoạt... mà chưa có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của cơ quan môi trường, sở, ban ngành của tỉnh.

- Nhận thức về sinh thái và cân bằng sinh thái

Khi hỏi về hệ sinh thái và cân bằng sinh thái hiện nay của tỉnh, 100% sinh viên trả lời hiểu rõ về hệ sinh thái và các thành phần của nó. Họ cho rằng

hiện nay trên địa bàn tỉnh hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng, có động vật, thực vật cả trên cạn và dưới nước. Đặc biệt có trung tâm bảo tồn sinh thái Phú An, hiện nay tỉnh hợp tác với Vườn thiên nhiên Philat và Đại học khoa học tự nhiên (Thành phố Hồ Chí Minh) xây dựng xã Phú An thành làng sinh thái đầu tiên ở Việt Nam, nhằm thực hiện bảo tồn thực vật gồm bộ sưu tập tre Việt Nam và những lồi có khả năng diệt chủng ở vùng Đông Nam Bộ. Đa số sinh viên khi được phỏng vấn khẳng định, hiện nay trên thực tế vì nhiều lý do khác nhau con người đã săn bắt, buôn bán nhiều động vật hoang dã, cây cảnh, nổ mìn đánh bắt thuỷ hải sản... làm giảm sút đa dạng sinh học, mất đi nhiều nguồn ren quý hiếm.

- Nhận thức về luật môi trường, các văn bản, chỉ thị về bảo vệ môi trường sinh thái.

Khi được hỏi về vấn đề này 100% sinh viên trả lời biết có luật về bảo vệ mơi trường, những quy định về bảo vệ mơi trường và họ đã có những hành động cụ thể để bảo vệ môi trường như tham gia Mùa hè tình nguyện, Chủ nhật xanh, tham gia vệ sinh nơi ở, trường lớp, ký túc xá, các kênh, bờ sơng... Đặc biệt sinh viên các ngành sinh học, hố học, môi trường, vật lý, luật... đều hiểu rất rõ về vấn đề này. Thơng tin mà họ có được chủ yếu qua sách, giáo trình, báo chí, thầy cơ trên lớp, truyền hình, đài phát thanh, qua Đồn Thanh niên...

Ngồi việc học tập, tiếp thu những kiến thức về môi trường trong chương trình học, sinh viên được giáo dục, rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường thông qua các tổ chức “đặc biệt”, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên. Một trong những phong trào cơ bản và nổi bật nhất của đoàn viên, sinh viên về vấn đề này đó là Phong trào “Sinh viên tình nguyện”, phong trào tình nguyện của đồn viên, sinh viên khá đa dạng, có sức lan toả và đi vào chiều sâu, phát huy những kiến thức chun mơn của đồn viên, sinh viên trong hoạt động, thể hiện rõ tinh thần xung kích, tình nguyện của sinh viên.

Được Đảng uỷ, Ban giám hiệu các trường quan tâm, ủng hộ đầu tư cho các hoạt động đoàn thể, tạo mọi cơ hội và điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động phong trào, hoạt động xã hội: ghi nhận thành tích và có những chế độ khen thưởng, ưu đãi đối với những sinh viên tích cực tham gia các hoạt động do các tổ chức xã hội, nhà trường và đoàn thể tổ chức.

100% Đoàn trường của các trường cao đẳng, đại học trong tỉnh thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” thơng qua các hoạt động “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh” với gần 10.000 lượt sinh viên tham gia, trồng được 5000 ngàn cây xanh, chỉnh trang 45 km đường giao thơng, phong trào “xanh hố trường lớp” đã vận động được đồn viên, sinh viên tham gia giữ gìn vệ sinh, cảnh quan mơi trường, giữ gìn ký túc xá an tồn, lành mạnh. Ngồi ra, thơng qua các chương trình như “Câu lạc bộ tuổi trẻ sống đẹp”, “Đấu tranh ngăn ngừa phòng chống các loại tội phạm xâm nhập học đường”, “Khơng nói tục, chửi thề”... sinh viên các trường đã duy trì và thành lập các đội thanh niên tình nguyện, đội tự quản, cờ đỏ giữ trật tự, nề nếp của trường, ký túc xá, Câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội đã thu hút hơn 30.200 lượt sinh viên tình nguyện tham gia. Bên cạnh đó Đồn Thanh niên các trường cao đẳng, đại học trong tỉnh đã phối hợp cùng sở tài nguyên môi trường triển khai thực hiện công tác tuyên truyền và bảo vệ mơi trường trong tồn tỉnh.

Từ ngày 01-07/3/2010: Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chấp hành tỉnh Đồn Bình Dương các trường cao đẳng, đại học đồng loạt tổ chức lễ phát động Tháng Thanh niên năm 2010 gắn với việc thực hiện ra quân "Ngày chủ nhật xanh", bảo vệ môi trường bằng nhiều hoạt động thiết thực như: tuyên

truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ dịng sơng q hương với các cơng trình thanh niên xanh, sạch, đẹp tại khu phố, xóm ấp, chăm sóc và trồng hoa tại trụ sở UBND; phát quang cây chịi, bụi rậm trên các tuyến đường giao thơng nông thôn, đoạn đường thanh niên tự quản, vệ sinh bia, đài tưởng niệm liệt sĩ, trường học, trạm y tế, bến đò, các tuyến sơng… kết quả có 59 cuộc ra qn thu hút được trên 4.287 đoàn viên, sinh viên tham gia.

Ngồi những phong trào chung do Tỉnh đồn Bình Dương phát động, trong thời gian qua, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái, vấn đề giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở đây đã được Ban Giám hiệu các trường, Cơng đồn và Đoàn Thanh niên quan tâm: Phong trào bảo vệ mơi trường, giữ gìn trường lớp và mơi trường sống xanh – sạch – đẹp diễn ra thường xuyên đối với tầng lớp sinh viên trong các trường, các cuộc thi tìm hiểu, viết, vẽ về

đề tài Bảo vệ Môi trường diễn ra vào ngày 5/6 hàng năm. Đặc biệt, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái đã trở thành nội dung được lồng ghép trong chương trình giảng dạy của các bộ mơn thuộc các ngành Hoá học, Sinh học, Vật lý, Địa lý, Tiểu học Mầm non... cụ thể như sau:

+ Tổ chức các hoạt động giữ gìn vệ sinh mơi trường trong khuôn viên nhà trường, nơi ở, nơi cư trú

Đây là hoạt động thường xuyên trong tuần, trong tháng cùng với các hoạt động lao động khác nhằm hình thành thức, thói quen cho sinh viên việc giữ gìn vệ sinh trường, lớp, nơi ở sạch đẹp, thoáng mát. Hàng trăm sinh viên được chia thành từng đội, nhóm thực hiện cơng việc đã được phân cơng có sự giám sát, đánh giá xếp loại sau từng buổi hoạt động của các thành viên tổ vệ sinh mơi trường.

Các hoạt động giữ gìn vệ sinh mơi trường bao gồm:

Chăm sóc cây xanh, hoa cảnh, cây cảnh trong khuôn viên nhà trường: Làm cỏ, cắt tỉa lá vàng, cành khơ, vun đất, cho phân bón… Qt dọn và thu gom rác thải trong và ngồi khn viên nhà trường: sân trường, đường đi, khu vui chơi giải trí, quanh khu làm việc, ký túc xá sinh viên… trước cổng trường, vỉa hè dọc hành lang của trường, đường lộ trước trường, khn viên cơng cộng… Bảo vệ, giữ gìn nguồn nước, vệ sinh cống thoát nước, hệ thống nước thải. Quét dọn phòng học, lau chùi bàn ghế, bảng của phòng học, bàn ghế cửa phịng làm việc nhà cơng vụ… Tổ chức phát quang, làm thơng thống mơi trường sống.

+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về mơi trường

- Thi đố vui hiểu biết về môi trường

Nội dung của cuộc thi bao gồm hiểu biết về các vấn đề sau:

- Quan điểm của Đảng về vấn đề mơi trường tồn cầu, khu vực, quốc gia lãnh thổ và từng địa phương.

- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của quốc gia và trên thế giới.

- Luật Bảo vệ môi trường

- Hiểu biết của sinh viên về những vấn đề môi trường hiện nay: con người, tài nguyên, khai thác, sử dụng tài nguyên, những vấn đề về ô

nhiễm môi trường, phát triển bền vững, các biện pháp để hạn chế, khắc phục và duy trì ổn định, phát triển bền vững của môi trường

- Nhận thức và thể hiện bằng hành động của sinh viên với mơi trường tồn cầu, với đất nước Việt Nam và khu vực địa phương nơi trường đóng.

- Sự quan tâm của sinh viên với những vấn đề đã và đang nảy sinh hiện nay về môi trường, ô nhiễm môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường học, các cấp học từ phổ thông đến cao đẳng, đại học.

+ Thi tiểu phẩm tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường sinh thái

Nội dung thi phong phú, đa dạng về thể loại và hình thức tổ chức: - Tiểu phẩm tuyên truyền về môi trường xanh, sạch, đẹp.

- Tiểu phẩm nhằm phê bình, cảnh báo tác hại của việc sử dụng các loại chất hoá học cho cây trồng, vật nuôi và môi trường sinh thái…

- Tiểu phẩm về khai thác tài nguyên: nước, đất, rừng, thú hoang dã… cạn kiệt làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sự phát triển bền vững.

- Tiểu phẩm về sự phát triển dân số, thất nghiệp, đói nghèo, tệ nạn xã hội…

- Tiểu phẩm về sự phát triển công nghiệp, đô thị hố, phát triển của giao thơng làm ảnh hưởng lớn đến mơi trường, làm mất tính ổn định của mơi trường.

- Tiểu phẩm về thời trang, hoá trang… nhằm tuyên truyền về việc tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng.

+ Tổ chức tìm hiểu thực trạng về cảnh quan môi trường, bảo vệ mơi trường trong trường và khu vực quanh trường.

Mục đích của hoạt động này nhằm đưa sinh viên thâm nhập thực tế địa phương, trường học, cơ quan, xí nghiệp trong thị xã Thủ Dầu Một, các huyện trong tỉnh Bình Dương… để phản ánh hiện trạng mơi trường và có những kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền về thực trạng mơi trường hiện nay.

- Thơng tin, số liệu, hình ảnh ghi lại về môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường học, cơ quan, thị xã, thị trấn, thành phố và các huyện thị xã trong tỉnh Bình Dương.

- Hình ảnh, bình luận về vi phạm qui định bảo vệ môi trường, ô

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w