phần hình thành những nhân cách phát triển tồn diện
Sinh viên là chủ thể, lực lượng quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế tri thức, là nguồn nhân lực chất lượng cao, kế thừa và phát huy thành quả cách mạng của dân tộc. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm xây dựng và giáo dục sinh viên để họ thực sự là lực lượng tiên phong: có lập trường chính trị vững vàng, có lý tưởng sống cao đẹp, có đạo đức cách mạng trong sáng, có hiểu biết về khoa học cơng nghệ, có tư duy khoa học, sáng tạo. Những phẩm chất, nhân cách đó là kết quả của q trình giáo dục nói chung.
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển con người, C.Mác cho rằng, con người là một thực thể sinh học - xã hội. Theo đó, đứa trẻ mới ra đời chỉ là “con người dự bị”. Nó khơng thể trở thành con người, nếu bị cô lập, tách khỏi đời sống xã hội. Trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, C.Mác viết: “Cá nhân là thực thể xã hội. Cho nên mọi biểu hiện sinh hoạt của nó- ngay cả nếu nó khơng biểu hiện dưới hình thức của biểu hiện sinh hoạt tập thể, được thực hiện cùng với những người khác - là biểu hiện và sự khẳng định của sinh hoạt xã hội” [44, tr.171]. Như vậy, muốn tồn tại và phát triển, đứa trẻ phải gia nhập vào môi trường xã hội, đặc biệt là giáo dục, như vậy con người mới hồn thiện dần nhân cách và mới có thể hồ nhập vào xã hội. Giáo dục giúp con người có được những kinh nghiệm cần thiết để sống, thích ứng và phát triển. Mặt khác, giáo dục còn đưa lại cho con người tri thức và văn hố điều này giúp họ có nhiều cống hiến hơn cho xã hội.
Nhân cách không phải là cái bẩm sinh, nhân cách cũng không phải là q trình tự bộc lộ dần các thuộc tính và bản năng sinh học ở con người. Nhân
cách chỉ hình thành và phát triển thơng qua q trình sống, hoạt động, giao tiếp, giáo dục...
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Điều 35 ghi rõ “Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nhân cách và sự hoàn thiện dần nhân cách là một q trình “động”, chứ khơng phải nhất thành, bất biến. Dưới sự tác động phức hợp của các khuynh hướng, các quy luật: kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội, văn hố - xã hội, nhân cách được hình thành và phát triển. Mỗi khi điều kiện hoàn cảnh sống thay đổi, từng nét (từng thuộc tính, phẩm chất) nhân cách cũng biến đổi theo.
Cũng như mọi kiểu nhân cách, nhân cách sinh viên cũng bị quy luật chung của sự hình thành nhân cách chi phối, chịu sự tác động của các nhân tố giáo dục, hoạt động, giao tiếp, nhóm, trong đó giáo dục giữ vai trị chủ đạo cịn hoạt động đóng vai trị trực tiếp quyết định đến sự hình thành phát triển nhân cách.
Khác với các kiểu nhân cách khác, ở sinh viên, nhân tố giáo dục và nhân tố hoạt động gắn kết với nhau. Hoạt động của sinh viên chủ yếu là hoạt động học tập, một loại hoạt động đặc trưng của sinh viên, nhằm mục đích thay đổi chính bản thân người học, hình thành nên ở họ những phẩm chất nhân cách mới phù hợp với yêu cầu xã hội, đáp ứng được mục tiêu giáo dục, đào tạo đặt ra. Ở sinh viên, quá trình hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức, những giá trị nhân cách phải là quá trình kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục. Trong đó, yếu tố tự giáo dục được coi như là thước đo của sự phát triển nhân cách.
Ngay từ những năm 1960, giáo dục môi trường và các vấn đề bảo vệ môi trường đã được nghiên cứu và đưa vào chương trình học tập ở nhà trường. Việc đưa nội dung giáo dục môi trường và tuyên truyền giáo dục về ý thức,
thái độ, hành vi bảo vệ môi trường ở các cấp học là rất cần thiết nhất là bậc cao đẳng, đại học.
Nhân cách của sinh viên là nhân cách của người trẻ tuổi đang chuẩn bị để thực hiện chức năng người chun gia có trình độ nghiệp vụ cao trong một lĩnh vực nào đó của xã hội. Đó là một nhân cách chưa hồn chỉnh, chưa định
hình, đang trong quá trình hình thành, phát triển. Sinh viên là những người
đang ở giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thể lực, tâm sinh lý sang trưởng thành về phương diện xã hội (ổn định nhân cách). Trong thời kỳ này, sinh viên có sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp. Sinh viên xác định con đường hướng tới tương lai, có kế hoạch cho hoạt động của mình, độc lập trong phán đốn hành vi, tích cực nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu thể nghiệm mình trong một số lĩnh vực của cuộc sống.
Ở giai đoạn này, thế giới nội tâm của sinh viên có nhiều phức tạp và mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa khả năng và ước mơ, điều kiện và kinh nghiệm, muốn học những mơn học mà mình u thích với u cầu thực hiện tồn bộ chương trình học tập, số lượng thơng tin nhiều mà thời gian xử lý ít... Sự phát triển nhân cách của sinh viên nằm trong một quá trình biện chứng của các vấn đề nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn: là quá trình chuyển các yêu cầu bên ngồi vào bên trong chính bản thân họ, đồng thời là quá trình tự vận động và hoạt động tích cực với mục tiêu cao nhất là đáp ứng các chuẩn mực nghề nghiệp.
Ngày nay, khi vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái đang trở thành một trong những vấn đề cấp thiết, bức xúc và rất khó giải quyết của thời đại, thì ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cần phải được coi như một nhu cầu mới trong phẩm chất, nhân cách của người sinh viên hiện đại. Tuy nhiên khơng có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái thuần tuý. Suy đến cùng, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái là một dạng đặc biệt của ý thức xã hội.
Trong triết học và đạo đức học Phương Đông đã từng đề xuất quan niệm thiên - nhân hợp nhất làm cho con người có ý thức coi mình là một bộ phận của tự nhiên.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên là một yêu cầu mới, một yếu tố xã hội - nhân văn quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ mơi trường nói chung và phát triển tồn diện nhân cách người sinh viên nói riêng.
Ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái là cơ sở góp phần hình thành trong đời sống xã hội những giá trị, chuẩn mực đạo đức sinh thái mới. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của cách mạng khoa học cơng nghệ và xu thế tồn cầu hoá, quốc tế hoá... bên cạnh những mặt tích cực do q trình đó mang lại cũng có khơng ít những tiêu cực đi kèm. Chẳng hạn, những giá trị đạo đức sinh thái truyền thống bị phá vỡ. Nếu trước đây, con người yêu quý thiên nhiên vì vẻ đẹp và những giá trị khơng thể thay thế của nó, thì ngày nay do những lợi ích vị kỷ, trước mắt con người không ngừng tàn phá thiên nhiên. Rõ ràng, để điều chỉnh những hành vi đạo đức, hình thành nhân cách phát triển hồn chỉnh, giải quyết hài hoà quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cần phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.
Triết học Mác - Lênin quan niệm: nhân cách con người khơng phải là cái tự nhiên, vốn có, và sự hình thành, phát triển nhân cách của con người cũng hồn tồn khơng phải do các yếu tố, các tiền đề sinh học quy định, mặc dù các yếu tố sinh học, các tiền đề tâm - sinh lý giữ vai trò hết sức quan trọng. Nhưng khi thực hiện một bước tiến dài từ thế giới động vật sang xã hội lồi người, thì những lực lượng tinh thần, những sức mạnh bản chất của con người, trong đó có phẩm chất nhân cách được hình thành. Đó là kết quả của sự tác động phức hợp của các nhân tố xã hội, do các nhân tố xã hội quy định. Khơng có giáo dục, khơng có hoạt động, khơng có giao tiếp xã hội... thì nhân cách khơng thể hình thành và phát triển được. Đây chính là tính quyết định xã hội của nhân cách.