Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên trong việc bảo vệ môi trường sinh thá

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 31 - 37)

nâng cao nhận thức cho sinh viên trong việc bảo vệ môi trường sinh thái

Cuộc sống luôn chứng minh rằng, bất cứ kế hoạch, hành động nào trong cuộc sống của con người muốn đạt hiệu quả cũng phải dựa trên sự hiểu biết đúng đắn và tuân thủ những quy luật của tự nhiên. Hơn 100 năm trước, Ph.Ăngghen đã từng viết rằng:

Chúng ta hồn tồn khơng thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt và máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác [43, tr.655].

Theo đó, để có thể điều chỉnh được mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, trước hết chúng ta phải nhận thức được những quy luật tồn tại và phát triển của giới tự nhiên và sau đó, phải biết vận dụng đúng đắn, chính xác những quy luật đó vào q trình hoạt động thực tiễn của xã hội, mà quan trọng nhất là vào lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất [65, tr.112].

Trong hoàn cảnh hiện nay, môi trường sinh thái và ý thức bảo vệ môi trường sinh thái là một trong những vấn đề cấp bách, một vấn đề mang tính tồn cầu. Mục tiêu hành động của cả cộng đồng nhân loại là tự giác điều chỉnh tác động của mình vào tự nhiên, bảo vệ mơi trường sinh thái vì sự phát triển bền vững cho cả con người lẫn giới tự nhiên.

Vậy, làm thế nào để con người khai thác giới tự nhiên, phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo được sự phát triển bền vững cho cả con người lẫn giới tự nhiên? Đó là một câu hỏi lớn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, cũng như đối với nước ta. Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như: kinh tế, chính trị, văn hố, khoa học, kỹ thuật... Mục tiêu của phát triển là nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, cải tạo điều kiện sống, làm cho con người ít phụ thuộc hơn vào tự nhiên, tạo lập nên cuộc sống cân bằng, dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội.

Sự phát triển kéo theo nhiều vấn đề khác, do vậy, nó buộc chúng ta phải quan tâm đến việc xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, đến việc phát triển kinh tế và ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. Hơn lúc nào hết, con người cần phải nhận thức được rằng, tài nguyên trên trái đất không phải là vô cùng, vơ tận mà có thể khai thác theo ý muốn của mình mãi được. Trong khi khai thác tự nhiên, con người đã thải ra môi trường một lượng chất thải lớn của sản xuất và sinh hoạt, đã vượt quá giới hạn điều chỉnh của động vật, thực vật thuộc chu trình sinh học. Nên con người cần phải sống hài hồ với thiên nhiên, phải tính tốn đến lợi ích chung của cả cộng đồng, của các thế hệ tương lai và phải đầu tư thích đáng cho việc bảo vệ mơi trường trong quá trình phát triển. Tất cả những yêu cầu này đã dấn đến sự ra đời quan niệm sống mới của con người - “phát triển bền vững”.

Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Con người tại Stốckhôm, năm 1972 đã tuyên bố: “Bảo vệ môi trường và cải thiện mơi trường con người là một vấn đề lớn có ảnh hưởng lớn đến phúc lợi của mọi dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới” [12, tr.18]. Năm 1992, Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và phát triển kinh tế Rio - 92 tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ mơi trường vì sự phát triển của con người.

Ở nước ta ngay từ đầu thế kỷ XX, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã nhận thức rất rõ về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái trong tồn xã hội nói chung và sinh viên nói riêng. Điều này được thể hiện: Năm 1961, Giáo trình sinh thái học đã được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học ở nước ta, năm 1962, vườn Quốc gia Cúc Phương đã được thành lập để bảo vệ nguồn gen quý hiếm và đa dạng sinh học, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường được thành lập năm 1987, Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 1993...

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII (1996) đã coi vấn đề môi trường như là nhiệm vụ chính trị quan trọng:

Đánh giá chính xác tài nguyên, từ đó đề xuất đúng đắn về khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Bảo đảm cơ sở khoa học và công nghệ cho việc khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Áp dụng các công nghệ hiện đại trong việc kiểm soát, đánh giá và xử lý tác động mơi trường [21, tr.105].

Tinh thần đó tiếp tục được khẳng định ở Đại hội IX. Trong “Đường lối và chiến lược phát triển kinh tế” thông qua tại Đại hội IX, Đảng ta khẳng

định: “Để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường” [22, tr.89].

Đến Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, Đảng ta xác định

Áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn các hành vi huỷ hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường, từng bước khắc phục tình trạng xuống cấp, cải thiện chất lượng mơi trường, đặc biệt tập trung khắc phục nạn cháy rừng, ô nhiễm ở lưu vực sông, các đô thị và các khu cơng nghiệp, các làng nghề, nơi có đơng dân cư và nhiều hoạt động kinh tế.

Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hố với bảo vệ mơi trường, đảm bảo phát triển bền vững [23, tr.222-223].

Trong giai đoạn hiện nay, do nhu cầu ngày càng tăng của đời sống vật chất, môi trường sống được mở rộng về mọi phía, thì ngược lại, mơi trường tự nhiên ngày càng bị thu hẹp. Tình trạng như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khơng khí, rừng, biển, khống sản...), ô nhiễm môi trường sống đã và đang trở thành vấn đề cấp bách. Việc kiểm sốt, phịng ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ơ nhiễm, suy thối, sự cố môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái, bảo đảm cuộc sống lành mạnh cho con người đang trở thành những vấn đề bức bách. Việc giải quyết những vấn đề này để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững là việc làm cần thiết của mọi tổ chức, cá nhân và xã hội trong đó có sinh viên.

Trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên có vai trị đặc biệt quan trọng: là làm cho mỗi sinh viên và cộng đồng nói chung hiểu được bản chất của môi trường tự nhiên và nhân tạo, hiểu được tương tác của các mặt sinh học, vật lý, hoá học, xã hội, kinh tế và văn hố, có được tri thức, thái độ và kỹ năng thực tế để tham gia có hiệu quả và có trách nhiệm vào việc dự đốn và giải quyết các vấn đề mơi trường và quản lý chất lượng môi trường. Sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng chủ yếu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Nhiều người trong số họ sẽ trở thành những cán bộ chủ chốt trong các ngành nghề khác nhau trong xã hội, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước, coi đó là định hướng lý tưởng, niềm tin của tuổi trẻ và là cương lĩnh hành động của sinh viên hiện nay.

Cũng như mọi hình thức giáo dục khác, giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái là một q trình giáo dục về nhận thức khoa học, đạo đức, thẩm mỹ, chính trị trong lĩnh vực sinh thái cho sinh viên. Trong mục tiêu, phương hướng công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VIII (2009- 2013), Hội Sinh viên Việt Nam đã ý thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và đã triển khai thực hiện “Cuộc vận động sinh viên xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh” với 5 nhóm tiêu chí: Xây dựng môi trường sinh hoạt, học tập sôi nổi, gắn kết với thực tiễn đời

sống, về môi trường xanh - sạch - đẹp, không ma tuý và tệ nạn xã hội, vui

chơi, giải trí lành mạnh [29, tr.17].

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái là một quá trình nhận ra các giá trị và làm sáng tỏ các quan điểm để phát triển các kỹ năng và thái độ cần thiết, nhằm hiểu và đánh giá đúng đắn mối tương quan giữa con người và tự nhiên.

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái giúp cho cộng đồng xã hội cũng như sinh viên có được nhận thức và sự nhạy cảm đối với tình hình mơi trường chung và các vấn đề có liên quan đến mơi trường. Cung cấp cho sinh viên và cộng đồng cơ hội và động lực để tham gia một cách tích cực trong việc bảo vệ môi trường sinh thái hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng, từng địa phương nói riêng là nhiệm vụ của các trường đại học, cao đẳng. Các sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ trở thành các nhà quản lý, những người ra quyết định, những nhà kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, tham gia vào các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, y tế... Họ sẽ tham gia vào các hoạt động mà ít nhiều có liên quan đến mơi trường sống. Vì vậy, cơng tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đối tượng sinh viên đại học, cao đẳng với mục đích hình thành các “nhà chun mơn thấu hiểu về mơi trường” có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

Sinh viên Việt Nam là những trí thức trong tương lai, khơng ai hết mà chính họ sẽ là những người đóng vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển khoa học kỹ thuật, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong "Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán 1946” đã viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Và Người căn dặn: “Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên". Trong hai cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam của hai

nguyên thủ quốc gia từ hai cường quốc: Tổng thống Mỹ Bill Clinton (chiều 17-11-2000) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân (sáng 28-2-2002), cả hai đều đọc bài phát biểu trước sinh viên Việt Nam. Lý do, như ông Clinton cho biết, sinh viên là tương lai, và chúng ta cần nhìn về tương lai. Chủ tịch Giang Trạch Dân cũng có ý kiến tương tự: "Tương lai tươi đẹp cần thanh niên tạo ra. Tương lai thuộc về thanh niên".

Thủ tướng Hàn Quốc Lee Han Dong trong chuyến thăm chính thức Việt Nam cũng đến thăm sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (chiều 10- 4-2002). Ơng nói: "Nhìn hình ảnh các bạn sinh viên tươi trẻ tràn đầy sức sống, tôi lại nhớ thời sinh viên của tôi cách đây 40 năm, ngay khi chiến tranh vừa kết thúc. Lúc đó, chúng tơi học với mục đích rõ ràng: Tái thiết đất nước. Nếu cho rằng thế hệ trước của các bạn đã trả bằng máu, mồ hơi và nước mắt vì triết lý "Khơng có gì q hơn độc lập tự do” thì nay các bạn phải nỗ lực nhằm mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

GS. TS. người Mỹ Joseph Stiglitz, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001 vì những cống hiến xuất sắc trong nghiên cứu khoa học về quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở các nước đang phát triển, trong chuyến thăm và làm việc tại nước ta cuối tháng 6 - 2001 cũng đã nhận xét về thế hệ trẻ ở các nước đang phát triển: “Mơi trường mới địi hỏi tư duy phải đổi mới nhanh nhạy để phù hợp, và giới trẻ thích nghi dễ dàng hơn so với người già. (...) Chính họ đã đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành một tư duy kinh tế mới".

Với sinh viên, những ngày ngồi trên ghế giảng đường cao đẳng, đại học là quãng thời gian vơ cùng quan trọng để tích luỹ kiến thức, tổng kết kinh nghiệm, rèn luyện phương pháp tư duy và bản lĩnh chính trị. Từ điểm xuất phát này, con người trưởng thành và bước vào đời. Nếu điểm xuất phát tốt, họ sẽ đạt được những bước đi dài, ổn định và vững chắc trong tương lai; ngược lại, con đường đi lên sẽ gặp trắc trở khó khăn. Một đất nước Việt Nam có phồn vinh và phát triển bền vững trong tương lai hay không là phụ thuộc phần lớn vào thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên.

Đảng ta ln xác định sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội có thành cơng hay khơng, đất nước trong thế kỷ

XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không chủ yếu là do thế hệ trẻ hiện nay quyết định, trong đó sinh viên là lực lượng có vai trị quan trọng. Chính vì vậy, sinh viên Việt Nam, bộ phận trí tuệ và ưu tú trong thanh niên, là nơi kết tinh nhiều tài năng sáng tạo, là nguồn lao động có học vấn cao, có chun mơn sâu ngày càng được xã hội quan tâm và coi trọng [75, tr.33].

Do đó, việc giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái cho sinh viên là một đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển đất nước một cách bền vững.

Một phần của tài liệu Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w