Giải phóng phụ nữ phải gắn với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)

Đảng, pháp luật của Nhà nước

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ khơng chỉ là lý luận, tư tưởng mà quan trọng hơn là phải bằng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bởi lẽ, địa vị kinh tế, chính trị, xã hội quy định quyền bình đẳng của phụ nữ, vì vậy chỉ khi phụ nữ được tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thì mới đảm bảo được quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ. Người khẳng định: "Đảng và chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo" [42, tr.504].

Với quan điểm đó, mỗi lần đến thăm các lớp bồi dưỡng cán bộ, các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp hoặc dự các hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường quan sát xem số lượng cán bộ nữ được tham gia hội nghị, tham dự các lớp học ít hay nhiều; số lượng phụ nữ được tham gia công tác quản lý là bao nhiêu. Nếu thấy số lượng nữ tham gia quản lý, tham gia các hoạt động xã hội ít hơn nam nhiều, Người thường nhắc nhở và nghiêm khắc phê bình thái độ thành kiến, hẹp hòi của cán bộ lãnh đạo các cấp đối với việc cất nhắc, đào tạo, sử dụng cán bộ nữ. Tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, Người đã nhắc nhở: "Cả Hà Nội có 2.000 đại biểu thế mà lại có 5 phụ nữ, trong 5 phụ nữ lại khơng có phụ nữ dân tộc thiểu số nào... Một cuộc họp như thế này mà quên mất vai trị của phụ nữ thì chắc chắc địa phương các chú cũng quên mất vai trị của phụ nữ" [42, tr.127].

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trị, vị trí của phụ nữ, do vậy Người đã yêu cầu các cấp lãnh đạo phải có chủ trương, biện pháp bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ. Người thường nhắc nhở: "Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động phụ nữ. Phụ nữ là đội quân lao động rất đông. Phải giữ gìn sức khỏe cho phụ nữ để chị em tham gia sản xuất được tốt" [42,

tr.194]. Người đặc biệt lưu ý các cấp lãnh đạo trong việc phân phối hợp lý công tác cho phụ nữ. Tại Hội nghị cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 16/01/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Lãnh đạo khơng nên để các cháu làm những việc như thế. Con gái có kinh chẳng hạn, trong lúc có kinh lội nước, dầm mưa, sau này sức khỏe không tốt. Cho nên phân phối cơng tác cho phụ nữ phải thích hợp" [42, tr.22].

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở các cấp lãnh đạo phải triển khai chủ trương, đường lối và thực hiện chính sách một cách cụ thể, thiết thực, nói đi đơi với làm, bám sát các hoạt động của phụ nữ, hướng dẫn, giúp đỡ họ tháo gỡ khó khăn. Người khẳng định: “Các cấp lãnh đạo đi sát hơn, thiết thực hơn thì phong trào phụ nữ chắc rộng hơn, mạnh hơn nữa" [36, tr.432]. Đến Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ 3 năm 1961, một lần nữa Người nhấn mạnh:

Cán bộ đã cố gắng cịn phải cố gắng hơn nữa, đồn kết nội bộ chặt chẽ hơn nữa, chịu khó học tập hơn nữa, đi sâu đi sát hơn nữa trong các ngành sản xuất, thông cảm sâu sắc hơn nữa với quần chúng và ra sức giúp đỡ chị em giải quyết những thắc mắc, những khó khăn, phải làm gương mẫu. Anh em cán bộ, các cấp, các ngành thì cần hết lòng giúp đỡ chị em tiến bộ về mọi mặt. Các đồng chí làm được như vậy thì phong trào phụ nữ nhất định khơng ngừng lên cao [40, tr.296].

Đồng thời, Hội Liên hiệp phụ nữ phải là cầu nối giữa Đảng với phụ nữ thông qua việc tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ. Bên cạnh đó, Hội phải sâu sát phản ánh đúng tâm tư, tình cảm của chị em từ đó tham mưu, tư vấn cho các cấp ủy Đảng, đề xuất với Đảng những chủ trương, chính sách phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nói chung và phụ nữ nói riêng. Khi tổng kết 30 năm hoạt động của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Hội

Liên hiệp Phụ nữ phải là lực lượng mạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổ chức và lãnh đạo tiến lên chủ nghĩa xã hội" [40, tr.21].

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ. Người đã xác định rõ giải phóng phụ nữ phải gắn với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bởi lẽ nếu có sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước sẽ dần dần xóa bỏ được những hủ tục đè nặng lên người phụ nữ hàng ngàn năm qua do lịch sử để lại. Theo Người, để tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ địi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần đưa nhiệm vụ này vào chủ trương, chính sách của mình.

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)