đánh đập, gây thương tích cho phụ nữ mà cịn tồn tại dưới hình thức bạo lực tinh thần, chủ yếu là lăng mạ, đe dọa, cấm đoán, bỏ rơi... Thường những hành vi bạo lực này không dễ bị phát hiện và pháp luật khó can thiệp. Nếu như bạo lực về thân thể đối với phụ nữ thường gây ra những thương tích trên cơ thể và nó là bằng chứng để mọi người nhận thấy, thì bạo lực về tinh thần là loại hình bạo lực khó tìm thấy chứng cứ và ít được thừa nhận, nó thường ẩn giấu phía sau cuộc sống gia đình. Bạo lực về tinh thần khơng làm người phụ nữ đau đớn về thể xác nhưng lại làm họ rất khổ tâm về tinh thần, tạo bầu khơng khí nặng nề, căng thẳng trong gia đình.Trong thực tế cuộc sống, có những người vợ bị chồng cấm đốn khơng được làm những điều mình muốn, khơng được tham gia các hoạt động xã hội, dùng những lời lẽ để xúc phạm, thóa mạ, thờ ơ, khơng quan tâm đến vợ.
Theo kết quả điều tra của Ngân hàng thế giới về bạo lực gia đình ở Việt Nam thì 47% phụ nữ được hỏi đã phải chịu sự phớt lờ của chồng; 50,3% bị chồng nói nặng; 40,8% bị chồng mắng; 33,1% bị chồng chửi; 4,7% bị chồng ngăn cấm. Cụ thể mức độ phụ nữ được hỏi bị bạo lực theo thời gian theo tỷ lệ phần trăm như sau:
Bảng 2.1: Tỷ lệ về các hành vi bạo lực trong gia đình
Đơn vị tính: %
Mức độ Phớt lờ Nói nặng Mắng Chửi Ngăn cấm
Không bao giờ 53,0 49,7 59,2 76,9 95,3
Hàng ngày 4,2 3,4 2,5 2,2 0,3 Hàng tuần 2,2 2,7 3,2 2,4 0,7 Vài lần một tháng 9,0 9,6 7,4 3,7 0,8 Vài lần một năm 31,6 34,6 27,6 14,7 2,9 Tổng số phiếu 591 592 591 590 592 Nguồn: [76, tr.48].
Số liệu trên cho thấy, tỷ lệ phụ nữ bị ngược đãi như bị chồng phớt lờ, nói nặng và mắng có tỷ lệ gần ngang nhau.
Ngoài ra, theo một số kết quả điều tra khác cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực tinh thần chiếm khá cao trong các hình thức bạo lực. Kết quả điều tra của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2006 thì 25% phụ nữ được hỏi bị bạo lực tinh thần; kết quả điều tra của trung tâm Nghiên cứu giới, Gia đình và Mơi trường trong Phát triển thì 27,6% số phụ nữ được hỏi đã từng bị chồng chửi mắng, đe dọa... cụ thể Hà Nội 4%; Đồng Tháp 36,5%; Nam Định 40%; Thanh Hóa 32%; Quảng Ngãi 28%; Trà Vinh 22% [76, tr.48]. Điều này khẳng định bạo lực tinh thần đối với phụ nữ ở nước ta đang ở mức đáng báo động.
Trong các hành vi bạo lực tinh thần có lẽ đau khổ nhất là bị chồng ngoại tình. Phần lớn những người chồng khi ngoại tình về thường bỏ rơi, chửi mắng, ngược đãi vợ con. Có trường hợp chồng bỏ lửng vợ chung sống như vợ chồng với người khác hàng chục năm; có trường hợp chồng ngang nhiên đưa người tình về nhà sống chung và bắt vợ phải phục vụ; có trường hợp chồng thường xuyên dùng những lời lẽ thô lỗ với vợ, thờ ơ, bỏ mặc vợ... Trong những hoàn cảnh như vậy, người phụ nữ thật đau khổ và nhiều khi họ đã không làm chủ được bản thân mình nữa, mắc phải những sang chấn tâm lý ám ảnh suốt cuộc đời họ.
Hiện nay, bạo lực tinh thần diễn ra ở mọi nơi và có mặt ở rất rất nhiều gia đình. Khơng chỉ phụ nữ ở nơng thơn hoặc những người có trình độ dân trí thấp mà trên thực tế, bạo lực tinh thần đang ồ ạt tấn cơng vào những người phụ nữ trí thức mà kẻ gây ra hình thức bạo lực này cũng là trí thức. Điều này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi bạo lực được nâng lên rất nhiều đồng thời chúng ta thấy rất rõ cảm xúc của một trí thức khi bị tổn thương về tinh thần sẽ hằn sâu hơn những người khác. Theo thống kê của Công ty ứng dụng khoa học tâm lý Hồn việt, 6 tháng đầu năm 2007 có 82% trong số khách hàng nữ đến tư vấn là nạn nhân của bạo hành gia đình trong đó chỉ có 28% là bạo hành thể chất, còn lại 72% là bạo hành tinh thần. Điều đáng ngạc nhiên là
trong số các nạn nhân bị bạo hành, có tới 87% vợ doanh nhân bị bạo hành tinh thần; 87% vợ là trí thức và vợ là nhà quản lý là 91% [76, tr.50]. Con số đó cho ta thấy một thực trạng rất đáng lo ngại về bạo hành tinh thần đối với phụ nữ và điều này phát sinh từ cuộc sống công nghiệp, mỗi con người phải bươn trải trong cuộc sống nên nhiều khi quên mất trách nhiệm của mình trong gia đình hay vì có điều kiện kinh tế khá giả, họ chạy đua theo những nhu cầu xa xỉ nên về nhà hắt hủi, đầy đọa vợ con với những mục đích khác nhau.