Đối với xã hội: Bạo lực gia đình đối với phụ nữ làm mất ổn

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 71)

- Bạo lực tình dục: Một hình thức bạo lực gia đình đối với người phụ

2.2.1.5. Đối với xã hội: Bạo lực gia đình đối với phụ nữ làm mất ổn

định trật tự xã hội, gây bức xúc trong nhân dân đồng thời tác động xấu đến nhiều mặt của xã hội.

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ chất thêm gánh nặng cho hệ thống y tế của xã hội bởi vì nhiều người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình đã phải đến điều trị tại các cơ sở y tế, điều này làm tăng số bệnh nhân cho các dịch vụ y tế. Ngồi những người mẹ cịn có cả những trẻ em nằm trong bụng mẹ chắc chắn bị ảnh hưởng về thể chất và tinh thần, địi hỏi phải có những điều trị y tế ngay lập tức hoặc trong tương lai. Nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng, sinh thiếu cân và mắc các bệnh thông thường trong số trẻ em của các bà mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình cao hơn nhiều so với trẻ em của các bà mẹ bình thường.

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng lao động. Thể hiện rõ nhất là các hành vi bạo hành mà người chồng thực hiện đối với vợ của mình. Theo thống kê của Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội, trong tổng số 7.372 vụ ly hôn, nguyên nhân do người phụ nữ bị đánh đập, hành hạ chiếm gần 1/3, Do bị chồng ngược đãi, phụ bạc tỷ lệ đứng đơn trong các vụ xin ly hôn gia tăng, chiếm từ 70 đến 80%. Chỉ trong 4 tháng, từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2006, đã có gần 1.300 phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình tìm đến Trung tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ - bệnh viện đa khoa Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội khám, điều trị và được tư vấn [63]. Có thể nói, bạo lực gia đình đối với phụ nữ làm giảm chất lượng của lực lượng lao động trong xã hội đồng thời làm cho những người phụ nữ bị bạo hành lâm vào những hồn cảnh khó khăn. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ cịn chất gánh nặng lên hệ thống bảo trợ xã hội: Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp và bảo vệ những nạn nhân là phụ nữ và trẻ em với hệ thống bảo trợ của quốc gia. Chẳng hạn, để bảo vệ các phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực trong gia đình, cần thiết phải xây dựng hệ thống các cơ sở tạm lánh cho họ... Do bạo lực gia đình

thường gắn liền với sự tan vỡ gia đình; việc bỏ đi của trẻ em; tình trạng trẻ em thiếu người chăm sóc, ni dưỡng; nạn nhân bị lây nhiễm HIV và các loại bệnh tình dục, trẻ em mồ cơi nên gánh nặng với hệ thống bảo trợ xã hội không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những nơi tạm lánh mà về lâu dài còn bao gồm việc xây dựng các cơ sở nuôi dưỡng, phục hồi thể chất, tinh thần cho nạn nhân cũng như các chính sách, cơ chế khác để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh. Tất cả tạo sức ép lên hệ thống bảo trợ xã hội của quốc gia.

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ đồng thời cũng chất gánh nặng lên hệ thống giáo dục. Bạo lực gia đình có thể gây ra cho học sinh- những nạn nhân trực tiếp hoặc phải chứng kiến cảnh người mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình- những rối loạn tâm lý và sự sa sút trong học tập. Các nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, tỷ lệ học sinh bỏ học vì lí do bạo lực gia đình thường rất cao. Trong trường hợp không bỏ học, học hành sa sút và những rối loạn nhân cách của các học sinh là nạn nhân (trầm cảm và trong một số trường hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên và các học sinh khác...) gây cho nhà trường những rắc rối khơng nhỏ.

Có thể nói, bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã gây ra nhiều hậu quả cho xã hội. Hậu quả của bạo lực gia đình đã tước đi của người phụ nữ sức khỏe, tình u thương, lịng tự tơn, làm gia đình tan nát. Khơng chỉ làm kiệt quệ kinh tế gia đình mà bạo lực gia đình cịn gây thiệt hại cho cộng đồng, xã hội, đất nước ở nhiều mức độ khác nhau. Nó làm giảm khả năng sản xuất của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng, làm suy giảm nguồn lực từ các dịch vụ xã hội, làm giảm khả năng học tập và giáo dục toàn diện, khả năng vận động và sáng tạo của phụ nữ, con cái và cả người gây ra bạo lực. Bạo lực gia đình là một cản trở đối với q trình xóa đói giảm nghèo, đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, làm gia tăng sự bất bình đẳng và giảm danh dự, sức khỏe, an sinh và quyền tự chủ của nạn nhân.

Qua nghiên cứu thực trạng và hậu quả của bạo lực gia đình đối với

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 71)