Bạo lực về thân thể (còn gọi là bạo lực về thể chất): gồm những hành vi bạo lực mà người gây ra bạo lực thường dùng sức mạnh cơ bắp (tay,

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 56)

hành vi bạo lực mà người gây ra bạo lực thường dùng sức mạnh cơ bắp (tay, chân) hay cơng cụ (thậm chí cả vũ khí) gây nên sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhân thường là phụ nữ. Bạo lực thân thể là hình thức khá phổ biến trong các dạng bạo lực gia đình trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Bởi người phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình dưới hình thức bạo lực thân thể, họ phải chịu sự đánh đập của người chồng, người bạn tình ở nhiều mức độ khác nhau, có trường hợp người chồng đấm, đá, tát, xơ ngã vợ; có trường hợp dùng cả vũ khí để hành hung vợ để lại những hậu quả nghiêm trọng như để lại thương tích trên thân thể,... Điển hình như trường hợp của chị Trịnh Thị T, 43 tuổi ở Yên Mỹ, Hưng Yên. Vốn là kẻ ăn chơi, nhằm chiếm đoạt và quản lý số tài sản mà chị T đã phải vất vả một mình bươn chải. Một lần, chồng chị đã dùng thủ đoạn hèn hạ đã đưa vợ mình vào trịng với một người đàn ơng là bạn hàng để ép vợ phải ký giấy xác nhận tất cả tài sản thuộc về chồng. Thế vẫn chưa đủ, anh ta còn dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu, vào mặt vợ gây bầm tím trên mặt và người, tụ máu đỉnh đầu [22].

Theo kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Mơi trường trong phát triển năm 2006 tại ba tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, Thái Bình thì bạo lực thân thể là dạng bạo lực phổ biến hiện nay ở cả nông thôn lẫn thành thị, chiếm 44,5% các vụ bạo lực gia đình. Cụ thể: ở Hà Nội 28,7%; ở Thái Bình 57,4%; ở Phú Thọ 46,3%. Theo đánh giá của cán bộ lãnh đạo thị trấn Đoan Hùng - Phú Thọ, hiện tượng đánh vợ theo kiểu "đấm, tát "đang khá

phổ biến trong nam giới và có tới 60 đến 70% những phụ nữ bị đánh đều có các thương tích theo mức độ nặng, nhẹ khác nhau [76, tr.45]. Theo kết quả khảo sát của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, trong số 2000 người được hỏi tại 8 tỉnh, thành phố năm 2006, hàng năm có 23% gia đình có các hành vi bạo lực về thể chất [72]. Cũng theo báo cáo của Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, 30% số phụ nữ bị đánh đập bởi chồng của họ [76, tr.46]. Không thể tưởng tượng rằng những người phụ nữ ấy lại phải chịu áp lực bằng chính bàn tay của người chồng mình với con số giật mình như vậy.

Bạo lực thân thể khơng chỉ được khẳng định từ phía người phụ nữ mà nhiều nam giới đã thừa nhận hành vi bạo lực của mình với vợ. Theo kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Mơi trường trong phát triển năm 2006 ở 6 tỉnh thì 7,4% số nam giới được hỏi thừa nhận họ đã từng có hành vi đánh đập vợ với những cấp độ khác nhau, trong đó, hàng ngày là 0,2%; hàng tuần là 1,8% và hàng tháng là 5,4% [76, tr.46]. Kết quả trên cho thấy, cứ 100 người thì có hai người thỉnh thoảng bị đánh đập trong gia đình và cứ 1000 người thì có hai người thường xuyên bị đánh đập trong chính tổ ấm của mình. Một kết quả nữa cũng rất đau lịng, theo thống kê của Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ Gia Lâm, trong số những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình đã tìm đến với trung tâm thì 50% nạn nhân bị thương tích vùng đầu, mặt, cổ; chấn thương xương chiếm 10%, 40% còn lại là đa chấn thương [76, tr.46 ].

Có thể nói, bạo lực về thân thể đối với phụ nữ là vấn đề cho đến nay chưa được quan tâm đúng mức, người ta vẫn xem đó là chuyện riêng tư của mỗi gia đình. Khơng thể kể hết những trường hợp chị em bị chồng đánh đập, địi ly hơn. Đây chỉ là những trường hợp chị em khơng chịu nổi tính thơ bạo, vũ phu của người chồng nên đã chọn giải pháp xin ly hơn. Trên thực tế, có biết bao chị em bị chồng đánh đập, ngược đãi nhưng vẫn cắn răng chịu đựng vì con cái, vì tổ ấm gia đình.

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 56)