Đối với bản thân người phụ nữ: bạo lực gia đình đối với phụ

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 65)

- Bạo lực tình dục: Một hình thức bạo lực gia đình đối với người phụ

2.2.1.1. Đối với bản thân người phụ nữ: bạo lực gia đình đối với phụ

nữ đã để lại nhiều hậu quả xấu cho người phụ nữ. Người phụ nữ khi bị bạo lực gia đình, họ bị xâm phạm nghiêm trọng các quyền con người, bị xúc phạm về danh dự, nhân phẩm và bị xâm hại về thân thể, gây ra sự bất an trong cuộc sống của họ, vì họ ln sống chung với một kẻ gây ra bạo lực. Người gây ra bạo hành với phụ nữ trong gia đình thường là người chồng hay bạn tình - người thường là gần gũi nhất trong cuộc sống của họ nhưng lại đem lại cho họ vết thương ăn sâu trong trái tim người phụ nữ nên vết thương đó càng trở nên nặng và khó lành hơn. Họ khơng chỉ phải chịu nỗi đau đớn về thể xác (ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau đớn, thương tích dẫn đến suy giảm khả năng lao động thậm chí cịn dẫn đến tử vong) mà cịn chịu nỗi đau đớn về tinh thần; Các phương thức xúc phạm tình cảm như chửi rủa, đe dọa, làm nhục vợ trước mặt người khác, cưỡng ép vợ quan hệ tình dục khi vợ khơng muốn... một cách có chủ đích và lặp đi lặp lại có thể có tác động mạnh đến cảm nhận về bản thân và thực tế của người phụ nữ khiến họ cảm thấy nặng nề, day dứt, chán ghét bản thân, thậm chí có người cịn tìm đến cái chết, tự kết liễu đời mình. Rất nhiều phụ nữ khơng chịu nổi bạo hành tinh thần đã tìm đến với cái chết.

Cụ thể bài báo "Tra tấn vợ bằng lời" đăng trên báo Vnxpress ngày 23/10/2008 đã nói lên nỗi đau của một phụ nữ bị bạo lực tinh thần: Một người chồng đã không đánh đập vợ khi bắt gặp vợ ngoại tình và chỉ xin 10 nghìn của người tình vợ. sau đó, cứ mỗi lần đến bữa ăn, người chồng lại đặt 10 nghìn lên mâm cơm và giải thích với con đó là số tiền mà mẹ khó nhọc kiếm được. Ba tháng sau, khơng chịu nổi áp lực về mặt tâm lý, người vợ đã tự vẫn chết; Theo Tin tức online thứ hai ngày 25/6/2007, chỉ vì ghen tng vơ cớ, một người chồng đã nhốt vợ vào chuồng chó chỉ cao 1m, dài 2m và rộng 1m cùng với 6-7 con chó đang sủa ơng ổng khiến người vợ không chỉ đau đớn về thể xác mà nỗi đau tâm can giày xé trong lòng, chị chỉ cịn biết khóc... Có thể nói, dù dưới hình thức khác nhau nhưng nhìn chung những hành vi đó của người chồng đều dẫn đến hậu quả là người vợ bị xúc phạm, bị làm nhục, cảm thấy xấu hổ, trạng thái tinh thần buồn khổ, u uất...

Theo báo cáo của Sở Y tế một số tỉnh về các bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình đã được điều trị trong năm 2005 thì ở An Giang có 1.319 bệnh nhân trong đó có 1.011 người tự tử với 30 người chết; Gia Lai có 3.944 bệnh nhân, trong đó có 715 người tự tử với 27 người chết; Bắc Giang có 464 bệnh nhân trong đó có 174 người tự tử với 3 người bị chết. Theo báo cáo của của công an một huyện vùng miền núi Tây Bắc, trong 6 tháng đầu năm 2006, kiểm tra ở 4 trong số 9 xã có đồng bào Mơng đã có 24 vụ tự tử bằng lá ngón làm 11 người chết. Cũng ở các xã này, trong giai đoạn 2001-2005, mỗi năm có 10 đến 20 vụ tự tử bằng lá ngón mà ngun nhân chính là bị chồng ngược đãi [76, 64].

Như thế, cho dù dưới bất kỳ hình thức bạo lực nào cũng tạo ra cho người phụ nữ sự ức chế, nỗi đau phải sống trong cảnh bạo lực. Những vết thương về thể xác sẽ tan đi theo thời gian nhưng những tổn thương về tinh thần thì khơng dễ dàng xóa bỏ. Nhiều người sau thời gian dài bị hành hạ bởi những hành vi bạo lực khác nhau đã chịu đựng những chấn động mạnh và lâu

dài về tâm lý như trầm cảm, sợ sệt, luôn trong trạng thái hoang mang, mất ngủ, mệt mỏi, ăn không ngon, luôn bị ám ảnh bởi bạo lực. Có người "khi nào cũng nằm mơ ơng ấy đạp cửa xơng vào"; Có người dường như tuyệt vọng hoàn toàn, trở nên hững hờ với mọi thứ xung quanh, thậm chí cịn tìm đến cái chết vì họ thấy "tủi phận, sống khơng bằng con vật, chết đi cũng chẳng tiếc".

Bạo lực gia đình cịn là một cản trở đối với sự phát triển của phụ nữ. Đây là một ảnh hưởng trực tiếp của bạo lực gia đình đối với sự nghiệp đấu tranh vì sự bình đẳng giới. Nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình mặc cảm, xấu hổ mà khơng tham gia vào các hoạt động xã hội cũng như các hoạt động quản lý nhà nước. Nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình bị kìm hãm, cấm đốn nên khơng có điều kiện giao lưu, học tập và do đó khơng đủ trình độ để tham gia vào hoạt động quản lí. Trên thực tế, nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình bị tổn thương về sức khỏe nên mất khả năng lao động hoặc hạn chế khả năng lao động, do đó khơng có thu nhập hoặc thu nhập thấp không đủ ni sống bản thân và con cái... Chính vì vậy, địi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần có những chủ trương, chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện giúp phụ nữ tự vươn lên. Đồng thời, bản thân phụ nữ cũng phải tự vươn lên giải phóng mình khỏi những bất cơng trong gia đình, giành lấy cơ hội được học tập, được tham gia các lĩnh vực của đời sống xã hội như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w