Trên lĩnh vực gia đình

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 42)

Gia đình là lĩnh vực cơ bản và quan trọng nhất của tái sản xuất xã hội. Nịi giống được duy trì và phát triển, sức người và sức lao động được ni dưỡng, chăm sóc và bảo vệ như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào gia đình. Chủ

tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình" [39, tr.523].

Tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Có người nghĩ rằng Bác khơng có gia đình, chắc khơng hiểu gì mấy về vấn đề này. Bác tuy khơng có gia đình riêng nhưng Bác có một đại gia đình lớn, đó là giai cấp cơng nhân trên thế giới, là nhân dân Việt Nam. Từ gia đình lớn đó, Bác có thể suy đốn được gia đình nhỏ" [39, tr.523]. Người đã ln coi mỗi gia đình là "tế bào của xã hội", mỗi gia đình có hạnh phúc thì xã hội mới phồn vinh. Gia đình chính là bức tranh thu nhỏ của xã hội, trong đó bộc lộ đầy đủ và rõ ràng địa vị của người phụ nữ.

Trong gia đình, Người rất quan tâm đến việc thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, bởi nếu thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa vợ và chồng sẽ dẫn đến một gia đình hịa thuận, hạnh phúc. Chính vì vậy, ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, năm 1954, tại Hội nghị cán bộ dự thảo Luật Hơn nhân và Gia đình, Chủ tịch Hồ Chí minh đã khẳng định: Luật Hơn nhân và Gia đình là bộ luật tiến bộ và cách mạng bởi nó có vai trị to lớn đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình mới. Luật lấy vợ, lấy chồng sắp đưa ra Quốc hội là cuộc cách mạng, một bộ phận của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Luật lấy vợ, lấy chồng phải nhằm giải phóng đàn bà, đồng thời tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư sản ở người đàn ông...

Thấu hiểu nỗi khổ của người phụ nữ dưới chế độ cũ bị ràng buộc khắt khe với bao tập tục lạc hậu, đã làm cho người phụ nữ dốt nát, cùng cực, tối tăm, bị coi thường và khơng có vị trí gì trong xã hội, phải phụ thuộc vào người chồng và bị cột chặt vào gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

Dưới chế độ phong kiến và thực dân, phụ nữ bị áp bức tàn tệ. Ngoài xã hội, phụ nữ bị xem khinh như nơ lệ. ë gia đình thì họ bị kìm hãm trong xiềng xích "tam tịng". Vì vậy, cần phải giải phóng

phụ nữ thốt khỏi những xiềng xích trói buộc đó, đó chính là nội dung cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nếu khơng giải phóng phụ nữ thì khơng giải phóng một nửa lồi người. Nếu khơng giải phóng phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ được một nửa [40, tr.661]. Có thể nói, trong gia đình, người phụ nữ là người đóng vai trị quan trọng nhất, trách nhiệm của họ thật lớn lao, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển bền vững của gia đình cũng như sự phát triển chung của xã hội. Thế nhưng, trong hầu hết các gia đình Việt Nam trước đây, phụ nữ thường bị coi khinh, bị ngược đãi. Vì vậy, khi nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tích cực chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp và Hiến pháp đầu tiên (1946) của nước ta đã qui định: "nam nữ bình đẳng" [40, tr.85]

Mặc dù pháp luật đã qui định rõ, nhưng do tàn tích của lịch sử để lại nên trong nhiều gia đình, phụ nữ vẫn chưa được bình đẳng hồn tồn với nam giới. Nhiều nơi vẫn còn xảy ra các tệ: đánh vợ, ép duyên con gái... Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều ví dụ cụ thể: "Ở Lương Yên (Hà Nội) trong 196 gia đình, thì có 26 người chồng thường đánh mắng vợ, có người đánh vợ bị thương... Ở xã Quảng Lưu (Thanh Hóa), có người nhét tro vào miệng vợ và đánh vợ què tay, có người cạo trọc đầu và lột hết quần áo vợ, rồi giong vợ đi bêu khắp thơn xóm..." [40, tr.225].

Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng muốn thực hiện bình đẳng nam nữ trước hết phải giải phóng phụ nữ ra khỏi sự trói buộc của tư tưởng "trọng nam khinh nữ", ra khỏi sự bất cơng ngay trong gia đình của họ. Người lên án mạnh mẽ quan điểm "đàn bà phải quanh quẩn trong bếp" [32, tr.448] vì chính những quan niệm đó đã dẫn đến việc người phụ nữ bị hạ thấp tột bậc trong gia đình và xã hội. Người đặc biệt lên án mạnh mẽ các hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ, bạo lực gia đình như khinh rẻ, coi thường, đánh đập, chửi mắng, hành hạ phụ nữ, ép duyên con gái, đối xử tàn tệ với con dâu... Người viết: "Khinh rẻ phụ nữ và dã man nhất là thói đánh vợ. Trong nhân dân

và đảng viên vẫn cịn thói xấu này. Thậm chí, có cán bộ và đảng viên đánh vợ bị thương nặng khi vợ mới ở cữ. Mẹ chồng và em chồng khơng ngăn lại cịn thượng đấm tay, hạ đá chân" [38, tr.195]. Người cho đó là một điều đáng xấu hổ "Như thế thì cịn gì là tình nghĩa vợ chồng? Như thế là phạm pháp, là cực kỳ dã man" [42, tr.195]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên nhắc nhở các tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể phải làm tốt cơng tác vận động phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền, chống bạo lực gia đình bởi bạo lực gia đình chính là yếu tố cản trở sự phát triển xã hội.

Để bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ trong gia đình, "Phụ nữ phải tự mình phấn đấu giữ gìn quyền bình đẳng với đàn ơng". "Đàn ơng phải kính trọng phụ nữ" [42, tr.195]. Đồng thời, để tạo cơ sở pháp lý nhằm giải phóng phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh u cầu ban hành Luật Hơn nhân và gia đình và Người tham gia rất tích cực để xúc tiến ban hành Luật. Trong đó, có một số điều đã quy định rõ quyền bình đẳng của nam và nữ trong gia đình, cụ thể:

Điều 3: Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi.

Điều 18: Cha mẹ không được hành hạ con cái, không đối xử tàn tệ với con dâu

Điều 12: Trong gia đình vợ chồng bình đẳng về mọi mặt.

Điều 13: Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu quý trọng giúp đỡ nhau tiến bộ, xây dựng gia đình hịa thuận hạnh phúc [40, tr.661].

Theo Hồ Chí Minh, việc ban hành và thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình là một cuộc cách mạng thật sự, bởi lẽ Luật này sẽ tham gia xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong hơn nhân và gia đình. Do vậy, sau khi Luật Hơn nhân và gia đình được ban hành, Hồ Chí Minh ln theo dõi và nhắc nhở việc thực hiện nghiêm chỉnh Luật đó. Người yêu cầu các đồn thể có trách nhiệm tun truyền cho từng gia đình và tồn thể cộng đồng trong xã

hội, đồng thời kêu gọi chị em phụ nữ phải tìm hiểu nắm chắc Luật để làm cơ sở đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng trong gia đình của mình. Người viết:

Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên phải phụ trách tuyên truyền và giáo dục một cách rộng khắp và bền bỉ cho mỗi gia đình hiểu rõ pháp luật Nhà nước và thấm nhuần đạo đức xã hội chủ nghĩa về vấn đề ấy. Bà con trong làng xóm và trong hàng phố cần phải có trách nhiệm ngăn ngừa, khơng để những việc phạm pháp như vậy xảy ra. Bản thân chị em phụ nữ phải có chí tự cường, tự lập, phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Đối với những người đã được giáo dục khun răn mà vẫn khơng sửa đổi, thì chính quyền cần phải thi hành kỷ luật một cách nghiêm chỉnh [40, tr.226-227].

Với sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự điều tiết của pháp luật trong việc thực hiện bình đẳng trong gia đình, những hành vi như đánh vợ, chửi vợ, ép duyên con gái... dần được xóa bỏ. Hầu hết các gia đình thực hiện nếp sống mới, cơng việc trong gia đình được các thành viên quan tâm chia sẻ, khơng cịn tình trạng chút hết lên đầu phụ nữ.

Theo Hồ Chí Minh cùng với sự quan tâm chia sẻ công việc phải đồng thời tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia những hoạt động xã hội, công tác xã hội để họ phát huy hết tài năng trí tuệ của mình, như vậy mới thật sự bình đẳng. Người thường phê phán những quan niệm đơn giản, hình thức về việc thực hiện bình đẳng trong gia đình theo kiểu "hơm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm rửa bát" [36, tr.443]. Đáng trách hơn cả là trước những hành động xấu xa và phạm pháp đối với phụ nữ, chi bộ, chính quyền và nhân dân địa phương thường nhắm mắt làm ngơ, như thế thì khơng thể đảm bảo quyền lợi của phụ nữ được. Người quan niệm vai trị của phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội khơng hạn chế, triệt tiêu nhau, mà thống nhất, bổ sung cho nhau. Vai trị của phụ nữ trong xã hội được thể hiện chính từ vai trị của họ trong gia đình. Bởi lẽ gia đình

là hạt nhân của xã hội, "chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt" [39, tr.523].

Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội là mối quan hệ hữu cơ gắn bó chặt chẽ với nhau. Khi phụ nữ được bình đẳng về mặt xã hội sẽ có điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần để nam giới đề cao, tơn trọng phụ nữ. Do đó, muốn đạt tới sự tiến bộ của phụ nữ phải bắt đầu từ việc giải phóng họ từ trong gia đình, gắn liền với việc giải phóng họ ngồi xã hội, nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và ngược lại được bình đẳng trong gia đình sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào công tác xã hội, tiến tới sự bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực.

Quan tâm đến quyền bình đẳng của phụ nữ trong gia đình và xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ đề cập vấn đề tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia hoạt động động xã hội mà Người còn rất chú trọng đến những nét đặc thù riêng của phụ nữ từ đó đề ra chính sách ưu đãi đối với phụ nữ để phụ nữ có điều kiện tham gia hoạt động bình đẳng như nam giới. Hiến pháp năm 1959 quy định rõ: "Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi này của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ" [17].

Trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, mỗi lần đến thăm và nói chuyện với đồng bào, cán bộ các đơn vị từ Trung ương đến địa phương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhắc nhở, các cấp các ngành cần quan tâm thực hiện các chính sách xã hội đối với phụ nữ để chị em được hưởng những quyền lợi của mình chẳng hạn có quyền được chăm sóc sức khỏe miễn phí khi có thai nghén, được xã hội giúp đỡ trong q trình ni con nhỏ. Đến thăm các hợp tác xã, Người yêu cầu: "Các hợp tác xã phải có những tổ giữ trẻ tốt để phụ nữ có con mọn có chỗ gửi các cháu để yên tâm lao động" [42, tr.194].

Như vậy, giải phóng phụ nữ nhằm thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực gia đình là một mục tiêu cũng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, thực hiện nam nữ bình quyền trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong gia đình sẽ góp phần xây dựng gia đình hịa thuận, hạnh phúc, hạn chế được bạo lực trong gia đình. Nhưng bước đầu thực thiện quyền bình đẳng của phụ nữ lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như trên lĩnh vực gia đình đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đã gặp khơng ít khó khăn. Tuy vậy, Người khẳng định "Dưới chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa, phụ nữ ta đã được bình quyền về mọi mặt" [38, tr.132]. Sự nghiệp đổi mới sẽ tiếp tục phát triển và làm sâu sắc thêm tư tưởng Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 42)