Trên lĩnh vực chính trị
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để giải phóng phụ nữ nhằm thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ trên lĩnh vực chính trị, trước hết phải bắt đầu từ việc trang bị cho phụ nữ công cụ lý luận, tổ chức họ tự giác tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh giải phóng chính mình, từ người dân mất nước trở thành công dân một nước tự do, độc lập, có chủ quyền. Từ đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ có thể tham gia các hoạt động chính trị như bầu cử, ứng cử, trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý một cách bình đẳng như nam giới. Là một vị Chủ tịch nước, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó có Tổng Tuyển cử, xây dựng Hiến pháp, Người nhấn mạnh:
Trước chúng tôi đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân khơng kém phần chun chế, nên nước ta khơng có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tơi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo tơn giáo, dịng giống v.v. [34, tr.8].
Chính vì vậy, ngày 01/6/1946, Chính phủ đã tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng được cầm lá phiếu trực tiếp bầu cử những người có đức, có tài đại diện cho mình trong
chính quyền cách mạng. Đây cũng là lần đầu tiên phụ nữ được thực hiện quyền cơng dân của mình. Điều đó đã chứng tỏ đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện đặc biệt là về phương diện chính trị.
Để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ trên lĩnh vực chính trị, Người đã tích cực tham gia chỉ đạo biên soạn Hiến pháp và đề nghị đưa vấn đề nam nữ bình đẳng vào Hiến pháp. Điều 18 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hịa 1946 đã nêu: "Tất cả cơng dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên khơng phân biệt gái, trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất cơng quyền. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ" [17, tr.11]. Sau hơn 10 ngày Quốc hội thảo luận xong bản Hiến pháp, Tại phiên họp bế mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cơng bố: "Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một cơng dân" [34, tr.440]. Đây chính là cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo tự do cho dân tộc Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng. Nguyên tắc hiến định đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo mở rộng và phát triển tại một số điều trong Hiến pháp sửa đổi năm 1959 như Điều 24 chương III, điều 56, 57, 58 quy định rõ quyền bình đẳng của phụ nữ trên lĩnh vực chính trị. Điều đó đã chứng tỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất quan tâm đến sự tiến bộ của phụ nữ trên phương diện chính trị.
Trong q trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thực hiện những nguyên tắc mà Hiến pháp đã quy định, nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trên lĩnh vực chính trị. Người rất vui khi được biết ở Nghệ An q hương của mình làm rất tốt cơng việc này: "Tơi rất vui lịng rằng xã nào cũng có phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân. Phụ nữ phải tham gia chính quyền
nhiều hơn nữa và thiết thực hơn nữa" [35, tr.673]. Người luôn động viên phụ nữ ở mọi nơi phải cố gắng, phải vươn lên vì cơng việc, vì quyền bình đẳng với nam giới: "Nay nước ta đã được độc lập, nam nữ được bình quyền, việc lớn, việc nhỏ đều cần cất nhắc phụ nữ, nên phụ nữ phải cố gắng" [38, tr.336]. Sự cố gắng của chị em phụ nữ luôn được sự quan tâm, động viên, chia sẻ của Người; Đến tham dự các hội nghị hoặc các lớp học chính trị, bao giờ Người cũng để ý xem số lượng phụ nữ tham gia là bao nhiêu phần trăm. Những hội nghị, lớp học có q ít phụ nữ thì Người thường phê bình, nhắc nhở các cấp lãnh đạo. Nói chuyện với đồng bào xã Đại Nghĩa ở Hà Đơng, Người đã phê bình Ban lãnh đạo xã khơng quan tâm, dìu dắt, giúp đỡ chị em phụ nữ đứng vào hàng ngũ của Đảng:
Đảng viên phụ nữ ở xã Đại Nghĩa thì lại càng ít, chỉ có hai đồng chí. Như thế là các chú cịn trọng nam khinh nữ. Khơng có lẽ cả xã chỉ có hai chị em xứng đáng được vào Đảng. Vai trò của phụ nữ trong sản xuất rất quan trọng. Các chú khơng chú ý dìu dắt, giúp đỡ chị em, tổ chức chị em vào Đảng là không đúng [40, tr.403]. Từ lời phê bình nhẹ nhàng nhưng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà xã Đại Nghĩa và nhiều địa phương khác đã kịp thời sửa chữa.
Như vậy có thể khẳng định rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ mà trước hết là trên lĩnh vực chính trị. Vì thế, hầu hết phụ nữ từ 18 tuổi trở lên cũng như nam giới, họ đều có quyền bầu cử, ứng cử, nhiều phụ nữ đã được tham gia vào bộ máy nhà nước. Số phụ nữ tham gia hoạt động chính trị ngày càng tăng. "đến nay, số phụ nữ hiện cơng tác ở các cơ quan Trung ương đã có trên 5000 người, ở huyện, xã có hơn 16000 người và các tỉnh có hơn 330 người, đặc biệt trong Quốc hội khóa II này có 53 đại biểu phụ nữ" [40, tr.184]. Người cũng không quên căn dặn: "Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ "[41, tr.194].
Trên lĩnh vực kinh tế
Thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ trên lĩnh vực kinh tế tức là tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ có việc làm, có thu nhập như nam giới, đặc biệt phải xóa bỏ sự lệ thuộc về kinh tế của họ đối với nam giới. Điều này được thể hiện rõ qua Hiến pháp đầu tiên: "Tất cả mọi cơng dân đều ngang quyền về kinh tế". Vì thế, Người chủ trương vận động phụ nữ vừa tham gia sản xuất, vừa phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ơ. Trong thư gửi phụ nữ nhân dịp kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và ngày quốc tế phụ nữ 8.3.1952, Người khuyên chị em phụ nữ phải "thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, hăng hái tham gia phong trào chống tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu" [36, tr.432]. Người cho rằng: "Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc" [41, tr.257], sản xuất mà khơng tiết kiệm, để lãng phí đó là có tội lớn và chẳng khác gì "tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống". Khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người đặt câu hỏi: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải làm gì? Nhất định phải tăng gia sản xuất cho thật nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động. Muốn có nhiều sức lao động thì phải giải phóng sức lao động của phụ nữ" [39, tr.523]. Bởi lẽ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, khơng giải phóng sức lao động của phụ nữ, thì cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ "chưa đến nơi, chưa đến chốn". Muốn thực hiện nam nữ bình quyền về kinh tế phải giải phóng sức lao động của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ có thể tham gia bình đẳng với nam giới về kinh tế. Giải phóng sức lao động của phụ nữ khơng chỉ đưa họ tham gia vào nhiều ngành nghề mới phát triển ở nước ta như cơng thương nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế,... không để họ chỉ lao động trong ngành nông nghiệp truyền thống như bao đời nay, mà còn gạt bỏ các trở ngại đang hạn chế việc phát huy sức mạnh tiềm tàng về năng lực, trí tuệ, về phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người phụ nữ, kết hợp với sự cần cù, khéo léo
của họ để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Để thực hiện được điều này, Người thường xuyên nhắc nhở các cấp lãnh đạo cần quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ chị em nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn kỹ thuật đáp ứng u cầu cơng việc "Đảng bộ và chính quyền các địa phương cần thiết thực giúp đỡ cho phong trào "năm tốt" không ngừng tiến lên, để phụ nữ đóng góp phần xứng đáng về việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước" [41, tr.259].
Tuy nhiên, với một đất nước vừa mới giành được độc lập, trong xã hội vẫn còn tồn tại tư tưởng từ ngàn xưa để lại như tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi thường khả năng làm việc của phụ nữ, phụ nữ là người của gia đình cịn đàn ơng mới là người của xã hội. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln nhắc nhở các cấp lãnh đạo cần quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ chị em để chị em phụ nữ nâng cao trình độ, chun mơn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng thời, Người yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể phải lập nhà trẻ, vườn trẻ, nhà ăn để phụ nữ yên tâm cơng tác, n tâm lao động sản xuất. Người nói: "Muốn cho người mẹ sản xuất tốt thì cần tổ chức tốt những nơi gửi trẻ và những lớp học mẫu giáo" [40, tr.295] "Nhà ăn cơng cộng càng thêm nhiều, thì phụ nữ sẽ rảnh rang để tham gia lao động. Như vậy phụ nữ mới thật sự được giải phóng, nam nữ mới thật là bình quyền" [40, tr.370].
Có thể nói, chính những quan điểm đúng đắn, khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên một bước chuyển biến mới mẻ đời sống kinh tế của phụ nữ "Phụ nữ ở xí nghiệp, ở nơng thơn, ở cơ quan đều hăng hái tham gia thi đua ái quốc, thành tích khơng kém đàn ơng" [36, tr.432-433]. Những tiến bộ rõ rệt về mặt kinh tế của phụ nữ là do sự quan tâm sâu sắc của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời đó cũng là sự nỗ lực cố gắng của chính bản thân phụ nữ về kinh tế.
Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền bình đẳng của phụ nữ về kinh tế đã được xác lập. Tỷ lệ lao động nữ ngày càng tăng lên trong các ngành nghề, tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động của phụ nữ ngoài xã hội. Nhiều phụ nữ từ khu
kinh tế nông nghiệp đã chuyển sang làm việc ở các ngành nghề sản xuất khác, xóa bỏ dần sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong việc tuyển chọn, sắp xếp lao động vào cơ quan nhà nước. Điều này đã làm cho chị em phụ nữ phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ.
Trên lĩnh vực văn hóa- xã hội
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, mặc dù với bộn bề cơng việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn hết sức chú trọng tới việc phát động chiến dịch diệt "giặc dốt" trong cả nước để xóa bỏ tình trạng dốt nát của nhân dân ta do chính sách ngu dân của thực dân Pháp để lại. Người cho rằng, dốt nát là một thứ giặc cũng như giặc đói và giặc ngoại xâm, Người khẳng định "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" [34, tr.8], tức là chỉ có tri thức mới giải phóng được con người, đưa con người tới mọi quyền bình đẳng, tiến bộ. Để giải phóng phụ nữ địi hỏi phụ nữ phải khơng ngừng học tập, nâng cao nhận thức và hiểu biết về mọi mặt.
Trong chiến dịch diệt "giặc dốt", Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới phụ nữ, bởi lẽ họ là nạn nhân chính của chính sách "ngu dân" của thực dân Pháp. Chúng hạn chế mở trường học nhằm "không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối và bóc lột dân ta" [34, tr.36]. Vì thế "số người thất học so với số người trong nước là 95%, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ" [33, tr.36], trong đó chủ yếu là phụ nữ. Bởi lẽ, do ảnh hưởng của tư tưởng "trọng nam khinh nữ" đã tồn tại hàng ngàn năm đã khiến người phụ nữ ít có cơ hội được học hành, được tham gia vào các lĩnh vực của xã hội như nam giới. Chính sự dốt nát đã làm cho phụ nữ lâm vào con đường cùng khổ, nó cũng là nguồn gốc sâu xa dẫn tới sự kéo dài của những thiên kiến lạc hậu, hà khắc. Do đó, theo Hồ Chí Minh, chỉ có nâng cao trình độ văn hóa cho phụ nữ thì mới có thể giải thốt họ khỏi những trói buộc của chế độ cũ, mới thực sự giải phóng được cho họ. Trong lời kêu gọi chống nạn thất học tháng 10/1945, Người đã nói:
Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm. Đây là lúc các chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là phần tử trong nước [33, tr.37].
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, học tập để nâng cao trình độ văn hóa sẽ giúp chị em nắm được những vấn đề cơ bản về lịch sử, địa lý, khoa học tự nhiên, xã hội, chính trị, quyền và nghĩa vụ của cơng dân... nhằm giải thốt phụ nữ khỏi những ảnh hưởng của những thành kiến sai lầm, những phong tục tập quán lạc hậu mà các thế lực thống trị trước đây đã lợi dụng để trói buộc và đè nén phụ nữ, khiến họ phải an phận, sống trong cảnh tăm tối, bất cơng. Có thể nói, chỉ khi nào trình độ văn hóa của phụ nữ được nâng lên thì họ mới trút bỏ được những tư tưởng lạc hậu và nhận thức sai lầm đó, giúp họ vươn lên làm chủ về mọi mặt một cách vững chắc, thốt khỏi sự phụ thuộc bất cơng mà chế độ phong kiến và thực dân từng dùng để trói buộc họ. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln quan tâm tới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng phụ nữ. Người vui mừng khi biết phụ nữ đã có mặt ở cả vị trí người dạy cũng như người học. Đối với những gương điển hình học giỏi của nữ giới, Người vừa động viên, vừa khích lệ để họ cố gắng thi đua. Người cũng khơng hài lịng khi tỷ lệ nam, nữ còn chênh lệch "Giáo viên phụ nữ cịn q ít. Chúng ta phải cố gắng hơn nữa. Sau này công tác giáo dục phần nhiều phải do phụ nữ đảm nhận, muốn phụ nữ đảm nhận thì phải bồi dưỡng phụ nữ" [38, tr.137].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị đưa vào Hiến pháp vấn đề bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực văn hóa nhằm tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong lĩnh vực này. Điều 6 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hịa 1946 đã cơng nhận: "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi