Một số chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về phòng, chống bạo lực gia

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 51)

chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về phịng, chống bạo lực gia

đình đối với phụ nữ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, đặc biệt là giải phóng phụ nữ nhằm thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong gia đình; phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng, kế thừa và phát triển. Trong những năm qua, ở Việt Nam, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để xây dựng gia đình, tạo nền tảng vững chắc cho xã hội; bảo vệ phụ nữ; phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

* Chủ trương, đường lối của Đảng

- Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về xây dựng gia đình trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa" trong đó nêu rõ sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi gia đình. Những giá trị nhân văn mới, tiêu biểu như bình đẳng giới và quyền trẻ em, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Luật Hơn nhân và gia đình sửa đổi năm 2000 đã tạo điều kiện để thực hiện hơn nhân bình đẳng và tiến bộ. Tuy nhiên, cơng tác gia đình hiện nay cịn nhiều yếu kém và đang đối mặt với nhiều thách thức. Việc thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình cịn nhiều

thiếu sót và bất cập; tình hình bạo lực gia đình gia tăng làm ảnh hưởng đến q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Chính vì vậy, mục tiêu chủ yếu của cơng tác gia đình trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là ổn định, củng cố và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.

- Cùng với Chỉ thị 49-CT/TW là Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005- 2010". Mục tiêu 2 của Chiến lược này xác định:

Nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật hơn nhân và gia đình, bình đẳng giới; tăng cường phịng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình; tăng cường phịng, chống bạo lực gia đình; khuyến khích phát huy các phong tục, tập qn tốt đẹp và vận động người dân xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hơn nhân và gia đình [5].

Có thể thấy mục tiêu này đã xác định cụ thể và rõ ràng về trách nhiệm của cộng đồng trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trị, vị trí của gia đình và cộng đồng trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình, tăng cường phịng, chống bạo lực gia đình.

- Ngồi ra, vấn đề phịng, chống bạo lực gia đình cịn được nhắc đến trong Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010), trong đó: "đấu tranh phịng, chống bạo lực gia đình" là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, ngành phải thực hiện trong giai đoạn này.

- Báo cáo chính trị của Đại hội VIII khẳng định:

Đối với phụ nữ, xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000. Đặc biệt coi trọng

việc đào tạo nghề, giúp đỡ chị em có việc làm, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống, bảo vệ sức khỏe của phụ nữ và trẻ em. Quan tâm phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các cấp, các ngành [10, tr.125].

- Văn kiện Đại hội IX tiếp tục khẳng định và nêu cụ thể hơn:

Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc [11, tr.126].

- Văn kiện Đại hội X xác định:

Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới.Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trị người cơng dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hồn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ [13, tr.120].

- Nghị quyết số 11-NQ/TW Ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị "về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Trong đó Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ mọi mặt và nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình

đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực. Để thực hiện được mục tiêu đó, Nghị quyết đề ra giải pháp: xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, có lối sống văn hóa, có lịng nhân hậu. Phê phán mạnh mẽ những biểu hiện bạo hành, phân biệt đối xử, lạm dụng, bóc lột phụ nữ dưới mọi hình thức, phịng, chống bn bán phụ nữ, trẻ em [14].

* Chính sách, pháp luật của Nhà nước

Cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992 và quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống pháp luật phịng, chống bạo lực gia đình ở nước ta ngày càng được hoàn thiện. Đỉnh cao trong việc xây dựng và từng bước hồn thiện pháp luật chính là Luật Phịng, chống bạo lực gia đình đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thơng qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2008. Luật Phịng, chống bạo lực gia đình đã điều chỉnh một cách có hệ thống các hành vi bạo lực gia đình để trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp phịng, chống bạo lực gia đình. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định một cách trực tiếp, cụ thể về hoạt động phịng, chống bạo lực gia đình; là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm các quyền con người của Việt Nam.

Ngồi ra, vấn đề phịng, chống bạo lực gia đình cịn được thể hiện ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Bộ luật Hình sự năm 2000; Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật Hơn nhân và gia đình năm 2004; Luật Bình đẳng giới năm 2006. Nội dung cơ bản của Luật Bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa

nam nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Tóm lại, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã thể hiện nhất quán đường lối đúng đắn về sự phát triển của gia đình và người phụ nữ, thể hiện nhận thức sâu sắc của Đảng ta về vai trò quan trọng của người phụ nữ, của gia đình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Việc tạo mọi điều kiện cho phụ nữ phát triển vừa là nhiệm vụ, vừa là động lực quan trọng của công cuộc đổi mới, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quán triệt và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng trong việc xây dựng gia đình, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người phụ nữ là một trong những điều kiện quan trọng để xây dựng thành cơng nền tảng vững chắc cho xã hội, đó là gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng người phụ nữ với đầy đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho một xã hội phát triển, hiện đại, giữ vững bản sắc và truyền thống dân tộc. Điều này sẽ góp phần quyết định tới việc hạn chế và đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

Tuy nhiên, hiện nay bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang là vấn đề bức xúc, nó khơng cịn là vấn đề riêng của mỗi gia đình mà đã trở thành mối quan tâm của tồn xã hội. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta và nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, vi phạm nghiêm trọng các quyền con người của phụ nữ, để lại những hậu quả gây nhức nhối cho xã hội.

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 51)