Xây dựng cơ chế phối hợp; xã hội hóa trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 94 - 95)

- Bạo lực tình dục: Một hình thức bạo lực gia đình đối với người phụ

2.3.5. Xây dựng cơ chế phối hợp; xã hội hóa trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ

hoạt động phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Trong thực tế xã hội, ở nhiều địa phương, khi nạn nhân cần sự giúp đỡ của chính quyền thì nhiều cơ quan chức năng vẫn chỉ muốn "bình thường hóa" những xung đột trong gia đình, khơng quan tâm giải quyết đơn thư, lơ là công tác giám sát, giải quyết các vụ bạo lực gia đình. Chính vì vậy, cần xã hội hóa vấn đề phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Để làm tốt điều này, mỗi cá nhân, mỗi cơ quan, tổ chức trong xã hội, cần xác định được trách nhiệm của mình đối với vấn đề phịng, chống bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình là vấn đề chung của tồn xã hội chứ khơng cịn là vấn đề riêng của mỗi gia đình để mỗi gia đình tự đóng cửa bảo nhau, cần sự chung tay của cả xã hội. Có như vậy, việc phịng, chống bạo lực gia đình mới đạt được hiệu quả thiết thực. Bởi lẽ, mỗi cá nhân trong xã hội sẽ là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới phịng, chống bạo lực gia đình mà hổng mắt xích nào trong mạng lưới đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc đấu tranh chống lại bạo lực gia đình, nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Vì thế phải nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan nhà nước, mỗi tổ chức xã hội trong cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình. Mỗi cá nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình, hơn nhân và gia đình, bình đẳng giới, kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thơng báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. Mỗi gia đình phải giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình mình thực hiện quy định của pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình, hơn nhân và gia đình, bình đẳng giới...; hịa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ chấm dứt hành vi bạo lực, chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình; phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình. Các cơ quan quản lý nhà nước về phịng, chống bạo lực gia đình:

Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân các cấp cần làm tốt chức năng và nhiệm vụ của mình trong việc quản lý nhà nước về phịng, chống bạo lực gia đình để đạt được hiệu lực và hiệu quả. Đặc biệt, các cơ quan bảo vệ pháp luật: cơ quan Cơng an, Tịa án, Viện kiểm sát cần phát huy vai trị tích cực, chủ động của mình trong việc phịng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi bạo lực gia đình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình; khơng bao che, dung túng, xử lý khơng nghiêm đối với hành vi bạo lực gia đình để tránh tình trạng coi thường pháp luật, tiếp diễn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 94 - 95)