Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, nhất là bạo lực gia đình đối với phụ

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 95 - 101)

- Bạo lực tình dục: Một hình thức bạo lực gia đình đối với người phụ

2.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, nhất là bạo lực gia đình đối với phụ

phịng, chống bạo lực gia đình, nhất là bạo lực gia đình đối với phụ

nữ

Có thể nói, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ nhằm trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức quốc tế, các cơ quan đồng nghiệp các nước là hết sức cần thiết, bởi lẽ các nước và các tổ chức quốc tế đều đề cao vai trị của chính sách và pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình và tiến hành thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn ngừa, phịng, chống bạo lực gia đình có hiệu quả. Việt Nam khơng những là thành viên của Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ mà còn là thành viên của khối ASEAN, vì vậy Việt Nam cần thực hiện theo tinh thần của Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ của Liên Hợp Quốc và Tuyên bố xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ khu vực ASEAN, cụ thể:

Một là, Khuyến khích hợp tác song phương trong lĩnh vực nghiên cứu,

thu thập, phân tích và tun truyền một cách có hệ thống các số liệu và các thơng tin có liên quan khác về các dạng bạo lực gia đình, hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tuyên truyền về tác động và hiệu quả của các chính sách, chương trình chống lại bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

Hai là, thúc đẩy việc lồng ghép về xóa bỏ bạo lực gia đình đối với phụ

nữ thông qua việc xây dựng các cơ chế, chính sách tập trung vào bốn lĩnh vực liên quan đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ gồm: cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của nạn nhân; xây dựng và triển khai các biện pháp xử lý thích đáng đối với thủ phạm; nắm rõ bản chất và nguyên nhân gây ra bạo lực đối với phụ nữ và thay đổi thái độ, hành vi của xã hội.

Ba là, khuyến khích lồng ghép bình đẳng giới vào trong các chương

trình, chính sách, thể chế hay quy trình nhằm xóa bỏ mọi hình thức bạo lực chống lại phụ nữ.

Bốn là, trong trường hợp cần thiết, có thể ban hành, bổ sung, sửa đổi

luật pháp quốc gia để ngăn ngừa bạo lực đối với phụ nữ; tăng cường bảo vệ, chữa trị, phục hồi và tái hòa nhập nạn nhân; đưa ra các biện pháp điều tra, khởi tố, xử phạt và cải tạo phạm nhân; ngăn ngừa việc phụ nữ, trẻ em tiếp tục trở thành nạn nhân của bất kỳ hình thức bạo lực nào, kể cả bạo lực gia đình cũng như bạo lực cơng sở hay bạo lực xã hội.

Năm là, tiến hành mọi biện pháp cần thiết nhằm xóa bỏ các hình thức

phân biệt đối xử với phụ nữ, tạo quyền, khả năng độc lập về kinh tế, bảo vệ, thúc đẩy việc thực thi đầy đủ quyền con người và sự tự do cơ bản của phụ nữ nhằm giúp phụ nữ và trẻ em gái có thể tự bảo vệ mình.

Sáu là, nỗ lực xây dựng và tăng cường giáo dục, ngăn ngừa bạo lực

gia đình đối với phụ nữ, kể cả thông qua và giám sát việc thực hiện pháp luật, thông tin tuyên truyền, thu hút sự tham gia tích cực của các nhà hoạt động xã hội, tiến hành tập huấn cho cán bộ hành pháp, tư pháp, người làm công tác xã hội và cán bộ y tế.

Bẩy là, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế nhằm huy động các

nguồn lực và chương trình trao đổi kỹ thuật, bao gồm trao đổi kinh nghiệm và biểu dương điển hình trong việc nâng cao nhận thức, xây dựng các chương trình vận động phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

ë Chương 2, luận văn đã tập trung phân tích, làm rõ thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và một số giải pháp cơ bản phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Các giải pháp trên được nghiên cứu trong một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau nên cần được tiến hành đồng bộ, nhằm tạo ra một sức mạnh tổng hợp để kiên quyết đấu tranh và đẩy lùi các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ, tạo các bảo đảm cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của người phụ nữ, làm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trên cơ sở phân tích thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ, luận văn bước đầu đưa ra những giải pháp cụ thể góp phần vào việc phịng ngừa, hạn chế tiến tới đẩy lùi bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong xã hội. Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi vì Việt Nam hiện là thành viên của các Công ước quốc tế và các Nghị định thư về quyền con người nói chung, quyền của phụ nữ nói riêng.

Trong bối cảnh hiện nay, khi bạo lực gia đình nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang ồ ạt tấn công vào mỗi quốc gia, từng vùng miền và đang len lỏi vào mỗi gia đình thì dường như mỗi cá nhân, cả cộng đồng vẫn thờ ơ, bàng quan và khoanh tay đứng nhìn nó phát triển, kéo theo các hành vi vi phạm pháp luật khác. Điều này địi hỏi cả xã hội phải góp sức, chung tay, đồng lịng triệt tiêu hiện tượng bạo lực gia đình để đảm bảo quyền con người, quyền công dân, đem lại hạnh phúc cho con người nói chung và người phụ nữ nói riêng đồng thời cũng là loại bỏ yếu tố là lực cản trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam. Bên cạnh sự quan tâm, góp sức,

chung tay, đồng lịng của cả xã hội, Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình hồn thiện, là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ người phụ nữ, đem lại trật tự và ổn định xã hội.

KẾT LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ là sự vận dụng sáng tạo học thuyết chủ nghĩa Mác - Lênin về giải phóng phụ nữ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tư tưởng này của Người mang tính khoa học, tính nhân đạo, tính cách mạng và tính thiết thực cao thể hiện tình u thương con người, tính nhân văn sâu sắc. Luận văn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, đặc biệt là giải phóng phụ nữ nhằm thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trên lĩnh gia đình, trên cơ sở đó vận dụng vào việc phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ vị trí, vai trị của phụ nữ Việt Nam. Họ góp phần cùng nhân dân cả nước đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, Người cũng nhận rõ người phụ nữ luôn phải chịu nhiều thiệt thịi, bất cơng trong gia đình và xã hội. Chính vì vậy, Người đã chủ trương giải phóng phụ nữ khỏi những bất công, tạo điều kiện cho họ thực hiện quyền bình đẳng của mình, trước hết là trong gia đình. Điều đó đã tạo động lực cho chị em phụ nữ, thơi thúc họ hăng hái tham gia đóng góp tích cực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới ánh sáng tư tưởng của Người, chị em phụ nữ Việt Nam đã được thốt khỏi áp bức, bất cơng, đặc biệt là thốt khỏi những trói buộc trong gia đình bởi hủ tục và quan niệm phong kiến nặng nề để bước lên địa vị làm chủ đất nước, làm chủ bản thân, được bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực gia đình.

Bước vào thời kỳ đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh những mặt thuận lợi là kinh tế phát triển, đời sống nhân dân, trong đó có đời sống của phụ nữ được nâng lên... do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong xã hội còn rất nhiều người phụ nữ cịn gặp phải nhiều khó khăn trong đó

có tình trạng bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ làm mất đi điều kiện được cống hiến cho xã hội, được phát triển của phụ nữ đồng thời là lực cản đối với sự phát triển của xã hội. Chình vì vậy, hơn bao giờ hết, bạo lực gia đình đối với phụ nữ cần được hạn chế và triệt tiêu trong xã hội.

Để phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng của họ trong gia đình, Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt vận dụng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, đặc biệt là quan điểm giải phóng phụ nữ nhằm thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trên lĩnh vực gia đình, ban hành những chủ trương, chính sách nhằm phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, từ đó tạo điều kiện để họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động của xã hội, cống hiến trí tuệ, tài năng của mình cho đất nước.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về

giải phóng phụ nữ vào việc phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng đặc

biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện nền kinh tế thị trường, thực hiện dân chủ hóa xã hội và hội nhập mọi mặt trong khu vực và toàn cầu, xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 95 - 101)