Xây dựng mạng lưới phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, có sự thống nhất chỉ đạo hành

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 91 - 94)

- Bạo lực tình dục: Một hình thức bạo lực gia đình đối với người phụ

2.3.4. Xây dựng mạng lưới phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, có sự thống nhất chỉ đạo hành

gia đình đối với phụ nữ, có sự thống nhất chỉ đạo hành động từ Trung ương đến các cấp chính quyền địa phương

Để cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ đạt được hiệu quả, cần phải thành lập một mạng lưới chuyên trách ngăn chặn bạo lực nói chung, bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng từ Trung ương tới từng địa phương. ë cấp Trung ương cần có một Ban chỉ đạo về phịng, chống bạo lực gia đình, mỗi Tỉnh, huyện, xã có Ban phịng, chống bạo lực; mỗi thơn, xóm có nhóm can thiệp phịng, chống bạo lực.

Thành phần của Ban phòng, chống bạo lực gia đình gồm:

Trưởng ban: đại diện của chính quyền (chủ tịch hoặc phó chủ tịch tỉnh, huyện, xã);

Các ủy viên: cán bộ Tư pháp, công an, y tế, thành viên trong các tổ chức chính trị - xã hội.

Các thành viên phải là người có uy tín, trách nhiệm, có kinh nghiệm, gương mẫu trong cuộc sống, được người dân địa phương tín nhiệm, những người đứng đầu trong các dịng tộc, các chức sắc tơn giáo, những người có kiến thức và kỹ năng về pháp luật về bình đẳng giới, tư vấn, hịa giải, biết cách tiếp cận đối tượng...

Thành lập nhóm phịng, chống bạo lực gia đình ở thơn, xóm, ấp, khu phố là việc làm cần thiết, bởi cấp cơ sở là nơi trực tiếp xảy ra các vụ bạo lực gia đình. Do vậy, phịng, chống bạo lực gia đình từ cơ sở sẽ có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn các vụ bạo lực gia đình bởi vì nếu khơng ngăn chặn kịp thời, nó sẽ kéo theo các vụ vi phạm pháp luật khác. Nhóm Phịng, chống bạo lực gia đình có thể chia thành hai nhóm hịa giải: "Nhóm phụ nữ xây dựng

gia đình hạnh phúc" và "Nhóm nam giới văn minh khơng dùng bạo lực".

Nhóm phụ nữ sẽ giúp đỡ nạn nhân là phụ nữ kể cả về vật chất và tinh thần, tâm lý; cịn nhóm nam giới sẽ giáo dục những người đàn ông hay đánh vợ, thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với vợ theo khẩu hiệu "mình là đàn ơng, mình chống bạo lực gia đình". Các thành viên của nhóm làm tư vấn cho các nạn nhân cũng như những người gây ra bạo lực đồng thời các thành viên làm luôn nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền của phụ nữ, trách nhiệm của mỗi công dân trước vấn đề bạo lực gia đình.

Ban phịng, chống bạo lực gia đình có trụ sở sinh hoạt tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Ban có mạng lưới các thành viên và cộng tác viên ở khắp các xóm, thơn.

thành lập nhóm người tình nguyện tham gia phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở cấp thơn, xóm. Nhóm người này sẽ phát hiện sớm nhất

những trường hợp bạo lực gia đình trong thơn, xóm để hịa giải hoặc báo cáo cho Ban phịng, chống bạo lực gia đình ở cấp xã, huyện

Chức năng chính của Ban phịng, chống bạo lực gia đình: rà sốt, lập danh sách theo dõi các gia đình hay có hành vi bạo lực; lập kế hoạch và thực hiện tuyên truyền vận động; tập huấn cho cán bộ cơ sở; thành lập, chỉ đạo hoạt động của các Câu lạc bộ; tham gia tư vấn trực tiếp cho các gia đình; can thiệp xử lý các vụ bạo lực gia đình; tư vấn hịa giải, giúp đỡ nạn nhân và gia đình nạn nhân bị bạo lực.

Hoạt động của Ban phịng, chống bạo lực gia đình cần đảm bảo cho các vụ bạo lực gia đình được: Trấn áp tức thời: Khi phát hiện một hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ, một hoặc nhiều thành viên của nhóm can thiệp phịng, chống bạo lực gia đình phải có mặt kịp thời và phải phối hợp cùng nhau ngăn chặn ngay hành vi bạo lực đó, trấn áp người gây ra bạo lực và bảo vệ, chăm sóc nạn nhân. Tư vấn, hịa giải: Mỗi xã, phường cần có một phịng tư vấn để tiến hành công tác tư vấn nhằm giải quyết vấn đề bạo lực cho địa phương. Các thành viên trong nhóm ngăn chặn bạo lực có trách nhiệm tìm cách tiếp cận phù hợp để tư vấn, hịa giải và giải quyết mâu thuẫn. Bên cạnh đó cũng khuyến khích sự can thiệp, hịa giải ở gia đình, dịng họ. Xử lý theo pháp luật: Chính quyền phải xử lý một cách nghiêm minh những người có hành vi bạo lực đối với phụ nữ tùy theo tính chất và mức độ vi phạm để không bỏ lọt, bao che, dung túng cho hành vi bạo lực từ đó dẫn đến tình trạng có tâm lý coi thường pháp luật. Việc xử lý kịp thời, nghiêm khắc có tác dụng giáo dục và răn đe đối với người vi phạm đồng thời với những người khác trong cộng đồng. Theo

dõi, giám sát để hành vi bạo lực gia đình khơng tái diễn: Đối với các đối

tượng đã từng có hành vi bạo lực với phụ nữ thì mạng lưới ngăn chặn bạo lực cần thực hiện những hoạt động có tính giáo dục trực tiếp để họ khơng tái diễn.

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 91 - 94)