Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới và quyền phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần nâng cao khả

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 87)

- Bạo lực tình dục: Một hình thức bạo lực gia đình đối với người phụ

2.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới và quyền phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần nâng cao khả

giới và quyền phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần nâng cao khả năng tự bảo vệ của phụ nữ và nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình cho mọi người dân trong xã hội

Hiện nay, ở nước ta, mặc dù Luật Bình đẳng giới và Luật Phịng, chống bạo lực gia đình đã được ban hành, song vấn đề giáo dục về bình đẳng giới; phịng, chống bạo lực gia đình nhất là bạo lực đối với phụ nữ... chưa được triển khai mạnh mẽ và rộng khắp. Chính vì vậy, việc tun truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, về phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải được tiến hành một cách tồn diện mà trước hết đó là việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho chính phụ nữ, những người dễ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Bởi lẽ, trên thực tế, quyền của phụ nữ bị vi phạm là do chính phụ nữ thiếu kiến thức về bình đẳng giới, về quyền của phụ nữ, về phòng, chống bạo lực gia đình. Điều này, địi hỏi phụ nữ phải có kiến thức về bình đẳng giới, về quyền của phụ nữ, về phịng chống bạo lực gia đình để họ biết cách tự bảo vệ mình trước bạo lực gia đình. Khơng

những vậy, do nhận thức không đầy đủ và đúng đắn về bạo lực gia đình nên phụ nữ thường có thái độ tiêu cực: hoặc là chấp nhận, hoặc là cam chịu bạo lực hoặc là có thái độ tự hủy hoại chính mình. Để bảo vệ được sự an tồn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của bản thân và con cái, người phụ nữ cần được trang bị những kiến thức về bạo lực gia đình. Có sự hiểu biết cơ bản đó, người phụ nữ mới có thể tự tin hơn vào bản thân, gạt bỏ những thói quen có tính chất định kiến, biết phân tích đánh giá tình huống phân biệt đúng sai để có cách xử sự phù hợp. Tuy nhiên, để giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình, khơng chỉ riêng người phụ nữ cần được nâng cao nhận thức mà chính những người chồng- chủ thể của hành vi bạo lực cũng cần được giáo dục.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, quyền của phụ nữ, phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ cho cộng đồng là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ, trong thực tế, một số cán bộ và nhân dân đã thờ ơ trước bạo lực gia đình, họ cho rằng "đèn nhà ai nhà đấy rạng" nên bạo lực gia đình, nhất là bạo lực đối với phụ nữ vẫn tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, cần phải có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ như: xây dựng chương trình giáo dục truyền thông mạnh mẽ, rộng khắp thông qua nhiều phương thức khác nhau: xã hội, nhà trường, y tế, đoàn thể quần chúng, các phương tiện thông tin đại chúng (vơ tuyến, đài truyền thanh, báo chí, các tài liệu truyền thơng, các hình thức truyền thơng khác như: tờ rơi, áp phích, sách bỏ túi, tổ chức câu lạc bộ, văn nghệ quần chúng, hội thi...) nhằm phổ biến kiến thức, nâng cao hiểu biết của cộng đồng về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Khi có điều kiện, cần đưa các nội dung này vào chương trình giảng dạy, học tập ở các cấp học, đồng thời cần nghiên cứu sớm để hình thành một số chun đề về phịng, chống bạo lực gia đình để đưa vào giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng, đào tạo

tại các trường chính trị tỉnh, thành phố và các lớp bồi dưỡng chính trị tổ chức tại huyện, thị xã để đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền cơ sở có kiến thức đầy đủ về pháp luật phịng, chống bạo lực gia đình. Từ đó làm tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc phịng, chống bạo lực gia đình nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ; Tăng cường tuyên truyền, giáo dục Luật Phịng, chống bạo lực gia đình sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ để họ có kiến thức xây dựng một gia đình hạnh phúc khơng có bạo lực gia đình. Tại các địa phương, cần đảm bảo thực hiện 100% các gia đình được học tập nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đặc biệt cần có sự tham gia của nam giới; tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ lãnh đạo các cấp, tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở; tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động, kỹ năng tư vấn, kỹ năng thương thuyết, hịa giải, kỹ năng cơng tác xã hội với gia đình cho Ban chỉ đạo cấp xã, trưởng thơn, ấp, cán bộ tổ hịa giải cấp cơ sở, tổ trưởng, tổ phó Tổ nhân dân tự quản, cán bộ tác nghiệp tại Trung tâm tư vấn - dịch vụ Dân số kế hoạch hóa gia đình; tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể trong cộng đồng với nhiều hình thức khác nhau có nội dung tuyên truyền về pháp luật phịng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt có sự tham gia của nam giới nhằm tạo ra một phong trào, một môi trường mới làm thay đổi quan niệm của người dân địa phương, phụ nữ về bạo lực gia đình; xây dựng các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc khơng có bạo lực gia đình ở các địa phương. Các Câu lạc bộ này sẽ tiến hành xây dựng quy chế hoạt động, chương trình hoạt động, phân cơng trách nhiệm cho từng thành viên. Câu lạc bộ được tập huấn, bồi dưỡng các chuyên đề về xây dựng gia đình bền vững, phịng, chống bạo lực gia đình. Chính quyền, các đồn thể địa phương cần phối hợp với chương trình xây dựng gia đình văn hóa mới và phịng chống tệ nạn xã hội ở địa phương để xây dựng các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc khơng có bạo lực gia đình với các biện pháp cụ thể: đưa vấn đề bạo lực gia đình vào Hương ước

và giám sát việc thực hiện hương ước tại địa phương. Phát huy vai trị tích cực, chủ động của gia đình, dịng họ trong việc giáo dục, ngăn chặn bạo lực gia đình; đề nghị các thành viên gia đình cam kết, ký vào văn bản về lối sống văn hóa, khơng để xảy ra bạo lực gia đình. Một thực tế xảy ra là những kẻ vũ phu thường đánh vợ con khi cịn nhỏ, khi con lớn thì họ ít đánh hoặc ngừng đánh. Nguyên nhân một phần là do con cái ngăn cản, mặt khác họ không muốn biểu lộ những hành vi tàn bạo trước mặt con cái. Do đó, trong chương trình giáo dục những người này, có thể chúng ta nên sử dụng áp lực từ phía con cái. Các Câu lạc bộ thường xuyên sinh hoạt với nội dung liên quan đến pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, tạo điều kiện cho nam giới tham gia. Đây chính là một hình thức tun truyền, giáo dục pháp luật phịng, chống bạo lực gia đình tại địa phương đem lại hiệu quả cao.

Hiện nay, cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình đã trở thành trách nhiệm chung của tồn xã hội và được quy định rõ trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình.Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho cả cộng đồng về phịng, chống bạo lực gia đình là một trong những giải pháp thúc đẩy tiến trình xóa bỏ bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 87)