Đối với trẻ em: Bạo lực gia đình khơng chỉ gây hậu quả trực

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 67)

- Bạo lực tình dục: Một hình thức bạo lực gia đình đối với người phụ

2.2.1.2. Đối với trẻ em: Bạo lực gia đình khơng chỉ gây hậu quả trực

tiếp cho người phụ nữ mà bản thân trẻ em sống trong gia đình có bạo lực cũng là nạn nhân. Trong mơi trường bạo lực, trẻ em thường khơng có cơ hội tìm thấy sự bình an trong tâm hồn, khó hịa nhập với cuộc sống cộng đồng trong tương lai cũng như không sao khắc phục được tư tưởng trầm uất triền miên trong cuộc sống riêng tư, bao gồm: sự gây hấn, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng, rối nhiễu tâm lý và trầm cảm để lại những dấu ấn khó phai trong tâm trí của trẻ thơ, làm ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ em, thể

chất, tinh thần, đạo đức, trí tuệ và sự phát triển nhân cách của trẻ. Đồng thời, trẻ em khi phải chứng kiến bạo lực gia đình, sẽ bị tổn hại lớn đến tư tưởng, tâm hồn và tình cảm trong sáng của các em. Các em khơng cịn được phát triển bình thường như những đứa trẻ khác mà có sự lệch lạc trong suy nghĩ, nhận thức, tính cách và tình cảm. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bạo lực gia đình khiến trẻ em khủng hoảng, sợ hãi, thất vọng, rối nhiễu tâm lý, trầm cảm và là một trong những nguyên nhân làm gia tăng bạo lực học đường, tăng trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em lang thang, cơ nhỡ, thậm chí đẩy nhiều trẻ em đến tình trạng bị xâm hại tình dục. Trên thực tế, đã có khơng ít gia đình, do cha mẹ xung đột, mâu thuẫn nên đã bỏ mặc con trẻ khơng chăm sóc, ni dưỡng chu đáo. Nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng, bị thất học, lang thang, nghiện ma túy, tội phạm... Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, 80% các em bỏ nhà đi lang thang hoặc phạm pháp do cha mẹ mâu thuẫn. Các em khi bỏ nhà đi sẽ phải chịu những thiệt thịi như bị bóc lột sức lao động, bị xua đuổi, khơng có chỗ ở ổn định, bị đánh đập hay ốm đau khơng ai chăm sóc [16].

Bạo lực gia đình nghiêm trọng và xảy ra thường xuyên thường dẫn tới các hiện tượng bất ổn tinh thần như: tê liệt cảm giác hoặc bị ám ảnh bởi những hành vi bạo lực ở trẻ em. Mặc dù khiếp sợ và căm ghét thói bạo lực của người cha nhưng khi trưởng thành những đứa bé trai có xu hướng lặp lại cách cư xử như thế đối với người thân. Trên thực tế đã có rất nhiều người cha, người mẹ, những người thân trong gia đình của đứa trẻ sau này đã trở thành nạn nhân của con mình khi chúng đã từng chứng kiến cảnh bạo lực trước đây, gây những hậu quả đáng tiếc, đau lòng và thương tâm cho xã hội. Cịn các bé gái có thể sau này cũng sẽ cam chịu cảnh bạo lực nếu có hoặc sẽ có ác cảm với đàn ơng. Có lẽ đó là di chứng tinh thần của tình trạng bạo lực gia đình đã in sâu vào tiềm thức và điều khiển hành vi của con trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, những người chứng kiến cảnh bạo lực hoặc chính họ là nạn nhân của

bạo lực sẽ ít nhiều tiếp cận hành vi bạo lực đó trong tâm trí. Với trẻ em sống trong gia đình có hành vi bạo lực, lớn lên ra ngồi xã hội có thể sẽ rụt rè, sợ hãi người khác, khơng dám bày tỏ suy nghĩ của mình nhưng cũng có thể sử dụng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống [16].

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 67)