Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; củng cố và nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng đối với việc thực

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 90)

- Bạo lực tình dục: Một hình thức bạo lực gia đình đối với người phụ

2.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; củng cố và nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng đối với việc thực

và nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng đối với việc thực

hiện pháp luật phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Có thể nói, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện pháp luật phịng, chống bạo lực gia đình là nhân tố quyết định tới việc nâng cao hiệu quả pháp luật, kết quả của cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

Để hạn chế tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ, Đảng cần có những chủ trương đường lối kịp thời, phù hợp, thiết thực trong việc bảo vệ người phụ nữ thoát khỏi bạo lực gia đình, giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình. Quan trọng hơn, Đảng cần có cách thức chỉ đạo để các chủ trương, chính sách

đó được cụ thể hóa thành pháp luật, tạo điều kiện cũng như tổ chức để pháp luật phịng, chống bạo lực gia đình đặc biệt là Luật phịng, chống bạo lực gia đình được thực thi trong thực tiễn xã hội, được nhân dân hưởng ứng, tích cực học tập, nghiêm chỉnh chấp hành.

Đảng thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của mình để từ đó kịp thời điều chỉnh và có các cách thức cần thiết nhằm tăng hiệu quả của hệ thống pháp luật phịng, chống bạo lực gia đình.

Đồng thời, để thực hiện tốt việc phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, mỗi đảng viên phải thực sự là những tấm gương sáng trong việc xây dựng gia đình, ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; trong việc thực hiện nghiêm minh những quy định pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình; tích cực chủ động phịng ngừa, phát hiện, xử lý những hành vi bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, cần củng cố và nâng cao năng lực, trách nhiệm của các cơ quan chức năng đối với việc thực hiện pháp luật phịng, chống bạo lực gia đình, cụ thể:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc quản lý nhà nước về phịng, chống bạo lực gia đình đạt hiệu quả, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phịng, chống bạo lực gia đình; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phịng, chống bạo lực gia đình; hướng dẫn thực hiện hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở; việc thành lập, giải thể cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về bồi dưỡng cán bộ làm cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo

lực gia đình; chủ trì, hướng dẫn cơng tác tổng hợp, phân tích về tình hình phịng, chống bạo lực gia đình, chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo thống kê về phịng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mơ hình phịng, chống bạo lực gia đình; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc biên tập, cung cấp thơng tin về phịng, chống bạo lực gia đình.

Bộ Y tế, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế về tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phịng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hướng dẫn việc thực hiện trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình giáo dục, đào tạo. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện chương trình giáo dục lồng ghép kiến thức phịng, chống bạo lực gia đình.

Bộ Thơng tin và Truyền thơng, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thơng tin, tun truyền chính sách, pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình. Cơ quan thơng tin đại chúng thơng tin kịp thời, chính xác chính sách, pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật: Cơng an, Tịa án, Viện kiểm sát cần phát huy vai trị tích cực, chủ động của mình trong việc phịng ngừa, phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình, khơng bao che, dung túng, xử lý không nghiêm đối với hành vi bạo lực gia đình để tránh tình trạng coi thường pháp luật.

Như vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; củng cố nâng cao năng lực, trách nhiệm của cơ quan chức năng đối với việc thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình chính là việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; phát huy tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc đấu tranh phòng, chống hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Để thực hiện tốt điều này đòi hỏi mỗi đảng viên là một chiến sĩ ưu tú trên mặt trận chống bạo lực gia đình nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ, góp phần bảo vệ người phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc cho thỏa lịng mong ước của Bác Hồ kính yêu.

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 90)