Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 82)

- Bạo lực tình dục: Một hình thức bạo lực gia đình đối với người phụ

2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan nêu trên, bạo lực gia đình đối với phụ nữ cịn do nhiều ngun nhân chủ quan khác. Cụ thể:

* Việc áp dụng pháp luật nhằm ngăn chặn, xử lí những hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ chưa triệt để

Ở nước ta, đã có hệ thống pháp luật để ngăn chặn, xử lí đối với hành vi bạo lực gia đình nói chung, bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng nhưng nhìn chung việc áp dụng pháp luật chưa triệt để. Điều 4 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình". Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình quy định: Người có hành vi ngược đãi, hành hạ thành viên trong gia đình chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng (Điều 11). Bộ luật Hình sự quy định: Người nào có hành vi ngược đãi, hành hạ ơng bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu... gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm (Điều 151). Những quy định trên đây là cơ sở pháp lí giúp các cơ quan nhà nước và các tổ chức đồn thể giáo dục và xử lí đối với các hành vi bạo lực gia đình nhằm ngăn chặn nạn bạo lực gia đình. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định đó trong thực tế khơng đạt hiệu quả cao. Bởi lẽ, đa số các trường hợp bạo lực trong gia đình được che giấu do chính nạn nhân khơng khai báo hoặc do người thực hiện hành vi cố tình giấu kín hành vi của mình như khóa chặt cửa khi đánh vợ... Số vụ mà cơ quan nhà nước có thể can thiệp là những trường hợp nạn nhân tự khai báo hoặc hành vi bạo lực đó gây mất trật tự cơng cộng. Hơn nữa, trong một số tình huống nếu áp dụng các quy định của pháp luật để xử lí lại khơng mang lại kết quả như mong muốn.

* Nguyên nhân về nhận thức, sự hiểu biết pháp luật phịng, chống bạo lực gia đình của các cấp lãnh đạo và cộng đồng còn hạn chế. Việc phát hiện và xử lý các vụ bạo lực gia đình chưa kịp thời, kiên quyết, nghiêm minh

Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ xuất hiện từ khá lâu và ngày càng phát triển ở Việt Nam. Mặc dù Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã rất nỗ lực cố gắng trong việc đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình nhưng thực tế, vấn đề bạo lực gia đình dường như vẫn cịn rất mới và chưa được sự quan tâm đúng mức của chính quyền các cấp và cộng đồng xã hội. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ nhằm xây dựng các chính sách, luật pháp về bạo lực gia đình nhưng vẫn chưa có sự nhất quán trong việc thực hiện các chính sách, luật pháp ở các cấp địa phương. Hơn nữa cho đến nay, ở Việt Nam khơng có một cơ quan trung ương nào được phân công làm cơ quan điều phối các ngành nhằm giải quyết bạo lực gia đình và chưa có nhiều kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình. Trong khi đó ở các quốc gia khác, việc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia đã thúc đẩy vấn đề này và mang lại sự hỗ trợ chính trị cần thiết. ë Việt Nam, bạo lực gia đình đối với phụ nữ có xu hướng được coi là "vấn đề của phụ nữ" và thường được giao cho Hội phụ nữ. Điều này đã làm giảm đi tính quan trọng và bao quát của vấn đề. Lẽ ra nó phải được đặt ở cấp cao hơn nhằm tạo ra sự hợp tác giữa các ngành hữu quan như giáo dục, y tế, luật pháp và các lĩnh vực xã hội khác. Luật Phịng, chống bạo lực gia đình đã khắc phục được phần nào hạn chế đó, hy vọng Luật mới sẽ giúp nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề này.

Luật Phịng, chống bạo lực gia đình được ban hành và đã có hiệu lực được một thời gian khơng phải là ngắn nhưng do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu vào lối sống, nếp nghĩ của mỗi người trong một thời gian khá dài, nên nhiều lãnh đạo các cấp đã coi bạo lực gia đình là chuyện nội bộ của gia đình, là chuyện trong nhà cần đóng cửa bảo nhau, là chuyện nhỏ đồng thời

chưa có biện pháp can thiệp kịp thời. Thực tiễn cho thấy, nhiều nhà lãnh đạo chính quyền các cấp, nhiều cán bộ làm cơng tác pháp luật, thậm chí cả các cơ quan truyền thơng đã q nhấn mạnh đến tính tồn vẹn của gia đình, coi bạo lực gia đình là vấn đề của gia đình. Phịng, chống bạo lực gia đình nói chung cũng như bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng chưa được các địa phương quan tâm. Nhiều địa phương, chính quyền cịn thờ ơ, bàng quan và vơ trách nhiệm đối với bạo lực gia đình. Thực tế đã có cán bộ tư pháp hồn nhiên nói với cán bộ phụ nữ rằng: xung đột gia đình là điều bình thường, chồng có tát vợ một đơi cái cũng khơng sao. "Bị chồng đánh mà đi báo cơng an thì chỉ có đường bỏ xứ về, sẽ bị người đời cười chê, gia đình chồng dè bỉu, và khi về nhà cịn bị chồng đánh nhiều hơn". Thật ngạc nhiên khi một công an huyện ở tỉnh Thái Bình cho rằng: "xung đột gia đình chỉ nên giải quyết tại gia đình và chín bỏ làm mười cho gia đình trong ấm ngồi êm, chỉ những người khơng hiểu biết mới đi trình báo chính quyền" [76, tr.56]. Nhiều cán bộ cịn khơng biết được những hành vi bạo hành đối với vợ là vi phạm pháp luật hoặc có hiểu thì việc xử lý rất qua loa nên đã gây ra tình trạng coi thường pháp luật. Chính vì thế, trên địa bàn một phường, xã có những gia đình, người chồng đánh vợ trong một thời gian dài mà chính quyền chưa có biện pháp chấm dứt tình trạng trên hay các hình thức xử lý chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo, khuyên răn, giáo dục. Nhiều địa phương, trong tư tưởng của nhiều cán bộ, nhiều bà con nhân dân còn tồn tại những quan niệm về bạo lực gia đình như: "khơng có lửa làm sao có khói". "Chồng bát cịn có lúc xơ", kiểu tư duy này đã trở thành lối mòn trong nhiều người nên khiến họ cảm thấy bình thường trước những mâu thuẫn và xung đột hàng ngày. Thế nhưng, ít ai để ý rằng những mâu thuẫn và xung đột ấy chính là khởi đầu của những hành vi bạo lực gia đình. Việc nhận thức sai trái về cái "quyền" được đánh vợ của một số người đã dẫn đến sự thờ ơ với số phận của nạn nhân, thờ ơ không ngăn chặn mạnh mẽ các hành vi phạm tội mà chỉ chăm lo cho cuộc sống riêng của mình theo kiểu "đèn nhà ai, nhà ấy rạng".

Do nhận thức còn hạn chế đối với vấn đề bạo lực gia đình mà cộng đồng dân cư và đáng lo ngại hơn là nhiều cán bộ, công chức không hiểu biết pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình. Điều này dẫn tới việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý các vụ bạo lực gia đình chưa được kịp thời, nghiêm minh. Rất nhiều vụ bạo lực gia đình xảy ra trong thời gian dài nhưng chính quyền khơng hề hay biết hoặc có biết nhưng xử lý qua loa cho xong. Như vậy, chính quyền, cộng đồng cịn nhận thức hạn chế về vấn đề bạo lực gia đình. Cùng với sự thờ ơ của chính quyền địa phương, là sự khơng nhận thức đầy đủ và thờ ơ của chính nạn nhân với nỗi đau khổ của mình và cam chịu tất cả đã gián tiếp tiếp thêm sức mạnh cho các dạng bạo lực gia đình phát triển và đưa đến hậu quả vô cùng nguy hại. Biết bao phụ nữ trên trái đất đã phải trả giá đắt, thậm chí bằng cả sinh mạng của mình cho sự ngoảnh mặt làm ngơ đó. Đây chính là ngun nhân quan trọng làm cho bạo lực phát sinh, tồn tại và phát triển.

* Nguyên nhân từ bản thân người phụ nữ

Trong số những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, một trong những nguyên nhân không thể loại trừ là nguyên nhân từ bản thân người phụ nữ. Vì nhiều yếu tố về mặt tâm lý và nhận thức mà sự phản kháng của phụ nữ với bạo lực gia đình nhìn chung là yếu ớt, thậm chí họ cho rằng chồng có quyền đánh vợ. Nhận thức, thái độ, sự phản kháng của người phụ nữ sẽ quyết định một phần đến việc bạo lực gia đình có xảy ra đối với họ hay khơng. Trong thực tế xã hội, bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang ở mức báo động trong đó số lượng người phụ nữ phải chịu bạo hành từ phía người chồng với một con số giật mình. Điều này bắt nguồn từ nhận thức của người phụ nữ. Nhiều người phụ nữ đã không nhận thức được việc chồng sử dụng bạo lực đối với mình là trái pháp luật mà coi đó là chuyện thường tình, khơng tránh khỏi trong cuộc sống gia đình, đánh vợ là quyền của người chồng, chỉ khi bị chồng đánh đập, họ mới tìm đến các cơ quan chức năng. Họ cũng khơng nhận thức được hành động đó vi phạm đến quyền tự do và quyền con người đồng thời

khơng nhận thức được mình là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Chính vì nhận thức như vậy mà họ cứ cam chịu theo thời gian, khơng có sự phản kháng gì, hoặc nếu có thì rất yếu ớt. Kết quả điều tra của Hội liên hiệp Phụ nữ Đà Nẵng ở 4 quận, huyện trên địa bàn thành phố với 600 phụ nữ và 300 nam giới năm 2006 thì có tới 85% số phụ nữ được hỏi nhận thức rằng chồng có quyền đánh vợ; 61% phụ nữ coi bạo lực gia đình là chuyện bình thường. Nhiều phụ nữ, trên cương vị là người vợ, người mẹ đã khơng có một phản kháng gì trước những hành vi bạo lực gia đình [19]. Theo số liệu điều tra của Ngân hàng thế giới về phản ứng của người vợ "khơng làm gì cả" (tức là im lặng chấp nhận) trước những hành vi bạo lực của chồng: 50,2% im lặng chấp nhận bị chồng phớt lờ; 41,3% im lặng khi bị chồng nói nặng; 32,3 im lặng khi bị chồng mắng; 29,5% im lặng khi bị chồng chửi; 30,5% im lặng khi bị chồng ngăn cấm; 22,8% im lặng khi bị chồng đánh và 50% im lặng khi bị chồng cưỡng ép quan hệ tình dục [26, tr.80]. Con số này thể hiện nhận thức của số đông phụ nữ cịn thấp và khơng có sự phản kháng trước bạo lực mà mình phải chịu. Họ cứ cắn răng, âm thầm chịu đựng chịu sự ngược đãi, hành hạ của chồng, thậm chí phải chết. Họ khơng dám đấu tranh với chồng lại càng không dám chủ động trong việc ly dị, họ sẽ mất hết của cải, danh dự, con cái. Chính sự nhẫn nhục của người phụ nữ khi là nạn nhân đã làm cho hình ảnh của họ ngày càng bi thảm, cuộc đời của họ đi vào bước đường cùng.

Sở dĩ người phụ nữ cam chịu bạo lực vì họ cho rằng: "xấu chàng hổ ai"; "một sự nhịn, chín sự lành". Gần như tất cả các phụ nữ bị đánh đều cảm thấy xấu hổ khi phải kể với người khác bất hạnh về bản thân và gia đình họ. Họ cảm thấy bất lợi nếu muốn chồng "tu tỉnh" lại mà chuyện vợ chồng đánh nhau đã bị người ngồi biết. Do đó, giấu giếm và chấp nhận là phản ứng phổ biến của người phụ nữ khi họ phải chịu bạo hành từ chồng. Nhiều người vẫn đơn giản nghĩ rằng, rồi chồng mình sẽ thay đổi nên cứ âm thầm chịu đựng và đợi chờ chứ họ không thấy được điều họ hy vọng ấy rất khó xảy ra. Chính những suy nghĩ đơn giản và

những hy vọng ấy đã làm cho họ cứ giấu kín khơng dám thổ lộ chuyện bị ngược đãi của mình và nhiều người chồng đã lợi dụng điểm yếu này của vợ để tiếp tục bạo lực với vợ. Nhiều người phụ nữ đã nghĩ rằng khi thổ lộ cho người khác chính là "vạch áo cho người xem lưng", vì thế họ khơng muốn tố cáo hành vi bạo lực của chồng bởi đối với họ, khơng gì nhục nhã và đau đớn hơn khi người ngoài biết họ bị đầy đọa bởi chính người họ đã yêu thương và chọn để chung sống, sống vì người chồng đó. Họ khơng muốn chính quyền can thiệp, bênh vực bởi vì họ hiểu rằng, trong cộng đồng họ đang sống, hình ảnh người phụ nữ đi tố cáo chồng sẽ chẳng tốt đẹp gì, nhất là việc này thường không chỉ được giải quyết một lần. Có thể nói, phần lớn đàn ơng biết đây là điểm yếu của phụ nữ do vậy đó chính là chỗ dựa cho sai trái của họ. Hành vi đó đã được che đậy và bảo vệ bởi màng chắn của vợ mình và họ tiếp tục bạo lực với vợ. Điều này, đòi hỏi người phụ nữ phải tự vươn lên đấu tranh tự khẳng định vị trí, vai trị của mình, nhằm giành lấy quyền bình đẳng của mình trong gia đình và xã hội theo tâm nguyện và lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Như vậy, với nhận thức chưa đầy đủ về bạo lực gia đình mà người phụ nữ khơng có sự phản kháng kịp thời, mạnh mẽ để bảo vệ mình. Họ tự nhận mình có địa vị thấp trong xã hội nên nhiều người vợ đã chấp nhận tất cả từ những điều tồi tệ nhất trong cuộc sống, cứ nhẫn nhục chịu đựng, cam chịu vì một gia đình bình n mặc dù đó là bình n giả dối. Tất cả những điều đó đã làm cho bạo lực gia đình đối với phụ nữ cứ âm thầm tồn tại, phát triển, chỉ khi nào nó bùng lên gây những hậu quả nghiêm trọng cho người phụ nữ thì sự việc mới bị phát hiện. Ngồi việc cam chịu, khơng có sự phản kháng trước bạo lực của người chồng, phụ nữ còn là người trực tiếp châm ngịi cho bạo lực gia đình hồnh hành. Khơng ít trường hợp chồng uống rượu và về nhà trong trạng thái lơ mơ, vợ nói nhiều khiến con ma men trong người chồng trỗi dậy thượng cẳng tay,

hạ cẳng chân với vợ. Do đó, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

Bên cạnh các nguyên nhân cơ bản trên, bạo lực gia đình cịn được hình thành từ các nguyên nhân khác.

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 82)