THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 54)

TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2010

Bạo lực gia đình đang là vấn nạn của xã hội, là mối quan tâm không chỉ ở mỗi quốc gia mà của cả cộng đồng quốc tế. Nạn nhân của bạo lực gia đình khơng chỉ là phụ nữ mà có cả nam giới, người già và trẻ em. Song, phụ nữ vẫn là nạn nhân chủ yếu và chịu nhiều tổn thương nhất. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội ngày một phát triển, khả năng nhận thức của con

người ngày càng cao, quyền con người nói chung trong đó có quyền của người phụ nữ ngày càng được tôn trọng nhưng bạo lực gia đình vẫn đang là mối đe dọa mái ấm của mỗi gia đình. Bạo lực gia đình đã vượt qua ranh giới về văn hóa, về mức thu nhập và về tuổi tác. Không chỉ những người phụ nữ nông thôn hay những phụ nữ có trình độ học vấn thấp mới là nạn nhân của bạo lực gia đình mà ngay cả đối với những phụ nữ có trình độ học vấn cao cũng vẫn là nạn nhân của những vụ bạo lực gia đình. Khơng chỉ những người phụ nữ khơng trực tiếp lao động để có thu nhập mới là nạn nhân của bạo lực gia đình mà ngay cả những người thành đạt, có thu nhập cao cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình. Khơng chỉ những cơ gái trẻ là nạn nhân của bạo lực gia đình mà ngay cả những người phụ nữ lớn tuổi cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình từ phía chồng, người tình hoặc con của mình.

Trước tình trạng đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm xóa bỏ sự bất bình đẳng giới, bảo vệ quyền và nhân phẩm cho phụ phụ nữ, tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện. Song, nhiều lúc, nhiều nơi, nhiều địa phương, trong nhiều gia đình, vẫn cịn nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, họ phải sống trong bạo lực mà người gây ra những nỗi đau cho họ lại chính là những người gần gũi nhất, thân yêu nhất. Thực tế đó đã cho chúng ta thấy bạo lực gia đình ở mức báo động. Để ngăn chặn đấy lùi vấn nạn bạo lực gia đình đồng thời thực hiện đầy đủ các Công ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với cơng đồng quốc tế, Quốc hội khố XII, kỳ họp thứ 2 đã thơng qua Luật Phịng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007. Luật đã nêu rõ khái niệm về bạo lực gia đình: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đố với thành viên khác trong gia đình. Luật cũng đã quy định rõ 9 nhóm hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc có hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ơng, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị em với nhau;

e) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

f) Cưỡng ép tảo hơn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên trong gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động q sức, đóng góp tài chính q khả năng của họ; kiểm sốt thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở [53, tr.1] Tuy nhiên, để dễ nhận diện, dễ hiểu trong cộng đồng dân cư, một số nghiên cứu và dự án can thiệp sử dụng khái niệm về bạo lực trên cơ sở giới được nêu ra trong Tuyên ngôn về loại trừ bạo lực chống lại phụ nữ do Đại hội đồng Liên hợp quốc thơng qua năm 1993. Theo đó, bạo lực trong gia đình bao gồm: Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn thất về thân thể, về tình dục, hay tâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một

cách tuỳ tiện sự tự do (của phụ nữ), bất kể trong đời sống riêng tư hay bên ngoài cộng đồng [77, tr.73].

Các nghiên cứu trong thực tế đã có nhiều cách phân loại khác nhau về bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Nhìn chung, có thể nêu lên bốn hình thức bạo lực gia đình đó là: bạo lực về thân thể; bạo lực về tinh thần; bạo lực về kinh tế và bạo lực về tình dục.

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 54)