Giải phóng phụ nữ là sự nghiệp của bản thân người phụ nữ

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 45)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định để giải phóng phụ nữ, phụ nữ khơng nên chỉ trơng vào việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ mà trước hết phụ nữ phải tự vươn lên đấu tranh để khẳng định vị trí của mình.

Tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (10/10/1959), Người nói: "Luật lấy vợ, lấy chồng nhằm giải phóng phụ nữ, tức là giải phóng phân nửa xã hội. Giải phóng người đàn bà, đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ơng. Về phần mình, chị em phụ nữ khơng nên ngồi chờ chính phủ, chờ Đảng ra Chỉ thị giải phóng cho mình, mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh" [39, tr.524]. Nghĩa là những điều kiện thuận lợi mà Đảng, Nhà nước và xã hội tạo ra cho phụ nữ là hết sức quan trọng, để giải phóng phụ nữ nhân tố quyết định lại chính là sự phấn đấu nỗ lực, tự khẳng định của chính bản thân phụ nữ.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã thấy rõ bản tính nhút nhát, tự ti của phụ nữ, cũng như chưa có nhiều cơ hội để phụ nữ vươn lên tự giải phóng bản thân mình. Nhận thức rõ điều này, tại Hội nghị các đại biểu phụ nữ tham gia cơng tác chính quyền tồn miền Bắc ngày 1/8/1960, Người đã nhấn

mạnh: "Phụ nữ ta cịn có một số nhược điểm như bỡ ngỡ, lúng túng, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của mình; mặt khác, phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn về gia đình, con cái. Muốn giải quyết khó khăn khơng nên ỷ lại vào Đảng, Chính phủ mà phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng ở khả năng của mình, nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau để giải quyết mọi khó khăn của phụ nữ trong cơng tác chính quyền" [40, tr.185]. Chính vì vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, mặc dù bộn bề cơng vệc nhưng Người ln quan tâm đến giải phóng phụ nữ, giúp họ vượt khỏi tư tưởng an phận với cuộc sống gia đình, xóa bỏ những tự ti, mặc cảm, đồng thời động viên họ đem những khă năng của mình tham gia công việc xã hội. Người nhắc nhở: "Phụ nữ ta phải xóa bỏ cái tâm lý tự ti và ỷ lại, phải có ý chí tự cường, tự lập, phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hóa kỹ thuật" [40, tr.295]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, để sự nghiệp giải phóng phụ nữ trở thành hiện thực thì điều quan trọng là bản thân phụ nữ phải tự đấu tranh, có ý chí, năng lực, kiến thức để vượt qua những hạn chế của giới mình, đấu tranh để tự giải phóng khỏi những ràng buộc của tư tưởng, thói quen lạc hậu, tư tưởng tự ti, ỷ lại đã tồn tại từ ngàn đời xưa. Cuộc đấu tranh đó chỉ có thể đem lại kết quả bằng chính sự tự khẳng định năng lực, vai trị của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Cùng với việc động viên phụ nữ tham gia công việc xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn ln tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích phụ nữ tự vươn lên đấu tranh để khẳng định vị trí và bảo vệ quyền lợi của mình: "Các cơ, nhất là các cơ ở huyện, phải đấu tranh mạnh. Vì các cơ mà khơng đấu tranh thì những đồng chí nam có thành kiến với phụ nữ sẽ khơng tích cực sửa chữa" [42, tr.208]. Đồng thời, Người động viên phụ nữ phát huy năng lực của mình trong cơng việc để họ có thể tự khẳng định vị trí của mình: "phụ nữ phải làm sao cho người ta thấy phụ nữ giỏi, lúc đó cán bộ khơng cất nhắc, anh chị em cơng nhân sẽ cử mình lên" [38, tr.340]. Điều này có nghĩa là, bản thân phụ nữ phải quyết tâm phấn đấu, học hỏi, nâng cao trình độ để tự khẳng định mình

trong gia đình và xã hội. Phát biểu tại Đại hội phụ nữ lần thứ II (8/3/1960), Người đã nhấn mạnh:

Từ trước tới nay, phụ nữ Việt Nam ta đã có nhiều đóng góp cho cách mạng, phụ nữ ta rất đáng kính, phụ nữ ta có rất nhiều tiến bộ. Nhưng Đảng, Chính phủ và Bác cịn mong phụ nữ tiến bộ nhiều hơn nữa. Hiện nay trong các ngành, số phụ nữ tham gia còn rất ít. Đảng và chính quyền rất hoan nghênh, sẵn sàng cất nhắc và giao cho phụ nữ những chức trách quan trọng... Muốn vậy, bản thân phụ nữ phải: Gắng học tập chính trị, học tập văn hóa, kỹ thuật; nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ xã hội chủ nghĩa; hăng hái thi đua thực hiện "cần, kiệm xây dựng Tổ quốc, cần kiệm xây dựng gia đình" [40, tr.88-89].

Người mong muốn "chị em phụ nữ cố gắng học tập, tiến bộ nhiều, tiến bộ mãi để xứng đáng làm người chủ nước nhà" [40, tr.89]

Cùng với sự khuyến khích, động viên chị em phụ nữ cố gắng vươn lên để vượt qua chính mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhìn thấy rõ điều kiện quan trọng góp phần tạo nên những tiến bộ của phụ nữ chính là sự đồn kết của chị em phụ nữ, bởi lẽ "Đoàn kết là sức mạnh, là nền tảng của mọi thành cơng". Có thể nói, chính sự đồn kết của chị em phụ nữ là điều kiện thiết yếu góp phần thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Tuy nhiên, muốn đoàn kết được chị em phụ nữ địi hỏi phải có một phong trào quần chúng rộng rãi lôi cuốn được tất cả lực lượng phụ nữ tham gia vào cuộc đấu tranh chung nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người, làm cho phụ nữ tự tin hơn vào sự tự giải phóng của mình. Đồng thời, phụ nữ cần phải có ý thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, "mỗi một người và tất cả phụ nữ phải hăng hái nhận lấy trách nhiệm của người làm chủ đất nước, tức là phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội" [40, tr.294- 295].

Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng quên nhắc nhở chị em phụ nữ: "Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ" [42, tr.504].

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để sự nghiệp giải phóng phụ nữ thành cơng triệt để, địi hỏi Đảng, Nhà nước ta cần có những chủ trương, chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phụ nữ. Đồng thời, bản thân phụ nữ khắc phục khó khăn và những hạn chế của mình, tự vươn lên khẳng định vị trí của mình trong gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Ths. KHCT_Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w