theo mẫu:
Nội dung Phan Bội Châu
Chủ trương, biện pháp cứu nước Hoạt động chủ yếu
- Vì sao PBC chủ trương cầu viện Nhật?
- Vì sao PBC chủ trương cầu viện Nhật?
Nhóm 2,4:
Nội dung Phan Châu Trinh
Chủ trương, biện pháp cứu nước Hoạt động chủ yếu
- Vì sao PCT chủ trương cải cách?
Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để tìm hiểu chủ trương, biện pháp cứu nước và hoạt động chủ yếu của PBC, PCT.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
- Sau khi các nhóm báo cáo, GV đưa thơng tin phản hồi, cho các nhóm nhận xét, đánh giá.
3. Rút ra nhận xét, đánh giá những ưu điểm và hạn chế về hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
* Mục tiêu:
- Học sinh rút ra được những ưu điểm, hạn chế về hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
* Phương thức:
- GV nêu câu hỏi cho Hs thảo luận:
Thông qua hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh em hãy nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong con đường cứu nước của 2 cụ Phan?
- Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp thảo luận rút ra nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hồn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Điều kiện nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới vào đầu TK XX, chủ trương, biện pháp và những hoạt động chủ yếu của PBC, PCT. So sánh điểm giống và khác nhau hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong q trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cơ giáo.
1. Vì sao Phan Bội Châu lại chủ trương dùng bạo động vũ trang để giành độc lập?
2. Vì sao Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản và chọn bằng con đường cải cách?
3. Tại sao ở nước ta vào đầu thế kỉ XX lại có hai xu hướng cứu nước khác nhau trong cùng một khuynh hướng? Có điểm gì giống và khác nhau giữa hai xu hướng cứu nước này?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: những hoạt động cứu nước của PBC và PCT theo khuynh hướng DCTS.
2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ:
1.Tại sao phong trào Đơng Du thất bại? Chúng ta có thể rút ra bài học gì từ sự thất bại đó? Em có suy nghĩ như thế nào khi trong những năm gần đây học sinh ở nước ta đang lựa chọn đi du học sang Nhật Bản?
2.Qua cuộc cải cách của Phan Châu Trinh em có thể rút ra điểm mới, tiến bộ trong cuộc cải cách đó là gì? Liên hệ thực tế?
3. Đặt vào hồn cảnh lúc đó nếu em là một nhà u nước, em sẽ lựa chọn con đường nào để giải phóng dân tộc? Theo em có nên tiếp tục thực hiện theo khuynh hướng DCTS ở nước ta nữa hay không?
Ngày soạn:........................................... Ngày giảng:...........................................
Tiết 30 Bài 24. Việt Nam
trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Giúp học sinh
- Hiểu được đặc điểm của bối cảnh Việt Nam trong chiến tranh và phong trào giải phóng dân tộc trong thời kỳ này.
- Biết được các cuộc khởi nghĩa và vận động khởi nghĩa trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất: Thời gian, địa điểm, hình thức đấu tranh.
- Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
2. Về tư tưởng
- Trân trọng truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
3. Về kỹ năng
- Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện. - Biết tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Hình thành năng lực tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh...
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, sgv, bảng phụ, Lược đồ chống Pháp của đồng bào các dân tộc miền núi và hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Phim tư liệu về buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- HS: Vở, sgk, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lịch sử phản ánh nền kinh tế - xã hội và các cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ này.
III. Tiến trình dạy học
A. TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu:HS nhớ lại những sự kiện trong chiến tranh thế giới thứ nhấtmà các em đã được học trong phần lịch sử thế giới, từ đó giới thiệu cho Hs về bài mà các em đã được học trong phần lịch sử thế giới, từ đó giới thiệu cho Hs về bài mới
2. Phương thức:
- GV yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh
1- Những hình ảnh trên gợi cho các em nhớ lại cuộc chiến tranh nào? 2- Hãy nêu một vài hiểu biết của mình về cuộc chiến tranh đó? 2- Hãy nêu một vài hiểu biết của mình về cuộc chiến tranh đó?
3. Gợi ý sản phẩm:
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình ở những mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống nối vào bài mới.
- Từ 1914 - 1918 nhân loại đã trải qua một cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, lôi cuốn hàng chục nước tham gia, lan rộng khắp các Châu lục, tàn phá nhiều nước, gây nên những thiệt hại lớn về người và của. Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa đã lôi kéo 33 nước trên thế giới (chủ yếu là những nước ở châu Âu) vào vịng khói lửa của chiến tranh, chiến trường chính diễn ra ở châu Âu. Chiến tranh mặc dù diễn ra chủ yếu là ở châu Âu song nó có tác động đến nhiều nước trên thế giới trong đó có các nước thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
- Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp vì vậy khơng tránh khỏi bị tác động, ảnh hưởng bởi chiến tranh. Để hiểu được chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động trực tiếp đến kinh tế - xã hội Việt Nam như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. HÌNH HÀNH KIẾN THỨC
*Hoạt động 1.Tìm hiểu về I. Tình hình kinh tế - xã hội
(1)Mục tiêu:
-Hs biết được những biến động về kinh tế trong cuộc chiến tranh thế giói thứ
nhất
- Trình bày được sự phân hóa xã hội
(2)Phương thức:
GV yêu cầu HS đọc SGK, gạch chân những ý chính để trả lời câu hỏi
+ Ý đồ của Pháp đối với thuộc địa về kinh tế.
+ Để thực hiện ý đồ đó, Pháp đã thực hiện những chính sách, biện pháp gì? Chính sách của thực dân và những biến đổi kinh tế đã ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam như thế nào?
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh mỗi bàn hợp thành một nhóm để cùng nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận đưa ra câu trả lời.
- Học sinh theo dõi SGK thảo luận tìm câu trả lời.
3. Gợi ý sản phẩm:
* Âm mưu của Pháp với Việt Nam
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918: Vơ vét tối đa nhân lực, vật lực của thuộc địa để gánh đỡ cho những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.
* Chính sách kinh tế của Pháp
+ Tăng các thứ thuế.
+ Bắt nhân dân mua công trái
+ Vơ vét lúa gạo, kim loại đưa về nước Pháp.
+ Bắt nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp.
* Những biến động kinh tế
- Nông nghiệp: trồng lúa nước bị tổn hại, gặp nhiều khó khăn do thuỷ lợi không được quan tâm Nơng dân bị bần cùng hố.
- Trong công thương nghiệp:
+ Những mỏ than, mỏ kim loại được đầu tư thêm vốn, một số công ty khai thác mới xuất hiện.
+ Công việc kinh doanh của người Việt được mở rộng như công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
Công nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có sự phát triển hơn trước, biến đổi so với trước.
- Chính sách của thực dân và sự biến đổi kinh tế đã thúc đẩy sự phân hoá xã hội.
+ Nạn bắt lính và những chính sách trong nơng nghiệp giảm sút nghiêm trọng và đời sống của nông dân ngày càng bị bần cùng.
+ Do công nghiệp phát triển hơn một bước nên giai cấp công nhân tăng lên về số lượng.
- Trong chiến tranh, tư sản Việt Nam và tiểu tư sản có tăng về số lượng, song chưa trở thành giai cấp. Họ bắt đầu lên tiếng đấu tranh bênh vực quyền lợi cho người trong nước.
*Hoạt động 2. Tìm hiểu về II. Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh
Trình bày tóm tắt Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh và rút ra nhận xét
(2)Phương thức: