Xây dựng những biểu tượng

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 98 - 102)

1981 cũng nỗ lực hết mình để được thừa nhận Sinh ra mang hình hài của một

3.4. Xây dựng những biểu tượng

Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, tổ chức, câu lạc bộ, hội, nhóm...đều có những biểu tượng của riêng mình. Nhìn những biểu tượng đó, người xem thấy được ý nghĩa hàm chứa trong nó. Với những người đồng tính luyến ái, họ cũng có những biểu tượng riêng cho mình như lá cờ tám màu rực rỡ hayLabrys (biểu tượng dành cho những les), M&M (biểu tượng dành cho những gay)...

Để có thể gặp gỡ, giao lưu, tâm sự với nhau thì những người đồng tính thường có những câu lạc bộ riêng, những quán riêng để sinh hoạt. Đó là quán

Sài Gòn boys, nhóm Thứ Sáu, Eo Biển Xanh (Một thế giới không có đàn bà), Quỳnh Hương (Les-vòng tay không đàn ông), Lầu xanh hotboy (Lạc giới)...

Trong tiểu thuyết Les-vòng tay không đàn ông, Yên Thảo được Kiều Thu đưa đến quán “Quỳnh Hương” để giao lưu, gặp gỡ với những les. Tại đây, nàng đã được giảng giải về những biểu tượng của người người đồng tính. Theo Hương Trang, “mỗi một đồng tính nữ les đều chọn cho mình một cái tên riêng, rất tượng trưng, rất ý nghĩa cho mình như: Eo biển xanh, Bông hồng nhỏ, Cánh chim xa... Hương Trang quyết định chọn cho cả ba cái tên gọi thêm đó là Yên Thảo tức Dạ Yên Thảo, Kiều Thu tức Kiều Mộng Thu, và nàng Hoài Hương Trang” [4; 137]. Yên Thảo cũng rất tò mò và muốn tìm hiểu ở “Quỳnh Hương” có điểm gì đặc biệt mà gọi là “thế giới của les”. Và nàng cũng đã tìm được cái mà mình muốn hiểu. Đó là lá cờ nhiều màu sắc sặc sỡ. Lá cờ này được vẽ bởi họa sĩ Gilberrt Baker gồm tất cả tám màu sắc:

“Màu đỏ: tượng trưng cho đời sống nhiệt huyết của người đồng tính. Màu cam: tượng trưng cho nỗi đau tâm hồn của người đồng tính đanh lành. Màu vàng: tượng trưng cho tình yêu nóng bỏng như mặt trời của người đống tính.

Màu xanh da trời: tượng trưng cho tấm lòng người đồng tính trải rộng như đất trời bao la.

Màu xanh lá: tượng trưng cho tài năng của người đồng tính hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Màu tím nhạt: tượng trưng cho thái độ hòa nhã dung hòa đê sống của người đống tính.

Màu tím violet: là tâm hồn chung thủy của một tình yêu đồng tính. Màu hồng là biểu tượng tình dục của người đồng tính” [3; 144].

Người đồng tính có lá cờriêng cho giới của mình, phải chăng họ muốn khẳng định quyền bình đẳng của mình với các giới tính khác. Họ muốn được công bằng, muốn được thừa nhận. Họ không bao giờ muốn xã hội coi là những kẻ tâm thần hay bệnh hoạn. Sinh ra đã “thiệt thòi” so với người bình thường, lẽ ra họ phải được bù đắp bằng sự thừa nhận, cảm thông, chia sẻ. Thế

nhưng, chưa hẳn ai trong số những gười bình thường như chúng ta đã có sự đồng cảm, thấu hiểu những khát khao trong họ. Lá cờ nhiều màu sắc là tiếng kêu, là ước muốn khẳng định mình của những con người thuộc về giới tính thứ ba. Lá cờ nhiều màu với mỗi màu mang một ý nghĩa tượng trưng riêng. Nó như mang một tuyên ngôn khẳng định rằng: người đồng tính là những người nhiệt huyết, sống hết mình, yêu chung thủy, đầy tài năng nhưng cũng chất chứa nhiều nỗi đau thầm kín. Thực tế đã chứng minh người đồng tính là những người tài năng như nhà văn Pháp Andre Gide sống cuối thế kỉ XIX, nhà văn Mĩ Allen Ginberg sống cuối thế kỉ XX... Lá cờ nhiều màu này được coi như “kim chỉ nam” hành động cho cộng đồng những người đồng tính, giúp cho họ không đi chệch khỏi quỹ đạo của cộng đồng giới mình.

Thực ra khi mới xuất hiện lá cờ này mang tám màu nhưng vào năm 1979, lá cờ này còn sáu màu là đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương, tím xuất hiện theo đúng trình tự của cầu vồng. Nó tượng trưng cho sự đa dạng trong cộng đồng của những người đồng tính.

Nhà văn không chỉ xây dựng lá cờ là biểu tượng chung cho giới tính thứ ba mà họ còn xây dựng biểu tượng riêng cho giới les.

Với les là biểu tượng “Labrys, một thứ tên riêng không có tiếng Anh tương ứng, được hiểu nôm na là cây búa. Đây là một thứ dụng cụ dùng trong nông nghiệp của một bộ lạc gồm toàn phụ nữ sử dụng tài vùng Amazon xưa...Do vậy với riêng giới les thì Labrys được coi như biểu tượng của sức mạnh và nghị lực tự lập sống” [4; 145]. Ngoài ra giới les còn có biểu tượng khác nữa là “hai vòng tròn giao nhau có chữ thập ngược được hiểu như ‘Girl on girl’, bàn tay em trong bàn tay anh, mãi mãi vậy nghe em” [4; 145]. Điều đó ngầm khẳng định rằng những les cũng có sức mạnh và nghị lực để có thể vượt qua mọi giông bão của cuộc đời mà không cần những đấng mày râu “vô tích sự”. Sức mạnh đó có được bởi họ có tình yêu chung thủy, vững bền.

Như vậy, biểu tượng của les đã hàm chứa sức mạnh tự bên trong, nó mang vẻ đẹp tâm hồn của nữ giới nói chung và les nói riêng.

Hai chữ M&M quấn quýt lấy nhau được coi là biểu tượng cho đồng tính nam. “Hai chữ M & M này bắt nguồn từ câu:sex witch men, tức là đàn ông với đàn ông. Đây là lột kí hiệu mà chỉ riêng giới đồng tính luyến ái nam ở thành phố mới có. Đôi lúc kín đáo hơn, có gã chỉ cần một chữ M tức là Men ở trên áo và chỉ cần nhìn kí hiệu riêng này họ có thể nhận ra nhau ở bất kì nơi nào...thực chất phải là MSM thì mới đúng nghĩa” [3; 179].

Những gay trong sáng tác của Bùi Anh Tấn để nhận ra nhau thì chỉ cần nhìn vào những kí hiệu trên áo là biết “đồng bọn”. Nhưng với những gay trong Song song của Vũ Đình Giang, với bản chất là những con người quái dị nên họ phải dùng đến những hình thức xăm lên người thì mới nói hết được cho thế giới biết rằng họ chính là những con người đồng tính “MSM, MSM, MSM (...) Liên tục, một cách điên cuồng, hắn lại xăm, xăm chồng chéo ba kí tự đó lên người tôi. Thân thể trắng nõn của tôi tóe máu” [2; 30-31].

Thực ra, đối với người đọc chúng ta có thể thấy được những biểu tượng của người đồng tính trên các trang mạng hay sách báo mà không phải qua các sáng tác của các nhà văn. Nhưng qua các trang văn, người đọc hiểu sâu hơn về họ cũng như tâm lí, những khát khao của những người này. Hiệu quả đó có được là nhờ sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật mà không phải loại hình nào cũng có được.

Tiểu kết chương 3

Qua một số phương diện nghệ thuật, các nhà văn đã dựng lên một thế giới nhân vật đồng tính hết sức phong phú, đa dạng và sinh động. Điều đó góp phần rất lớn vào việc thể hiện nội dung tư tưởng cũng như giá trị to lớn của tiểu thuyết. Còn nhiều phương diện nghệ thuật khác ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự hình thành tính cách nhân vật, diễn biến tâm lí và sự phát triển của cốt truyện như sự kiện, không gian, thời gian... Nhưng trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi xin phép không đề cập đến ở đây.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w