Ngôn ngữ đối thoạ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 92 - 95)

1981 cũng nỗ lực hết mình để được thừa nhận Sinh ra mang hình hài của một

3.3.1. Ngôn ngữ đối thoạ

M. Bakhtin cho rằng: “Bản chất của đời sống là đối thoại. Sống có nghĩa là tham gia vào đối thoại: đặt câu hỏi, lắng nghe, trả lời, đồng ý...” [12; 293]. Trong tác phẩm nghệ thuật, nhà văn để các nhân vật trò chuyện, trao đổi thậm chí tranh luận gay gắt với nhau để tìm ra một vấn đề nào đó. Qua đối thoại, người đọc thấy được tính cách, tâm lí của từng nhân vật bởi “ngôn ngữ nhân vật là ngôn ngữ phản ánh tính cách” [12; 190].

Trong các tiểu thuyết của mình, Bùi Anh Tấn không chỉ tái hiện cuộc sống của một bộ phận những người đồng tính mà thế giới nội tâm của họ cũng hiện lên sống động qua các trang viết của nhà văn. Nhà văn đã rất tài tình trong việc xây dựng nhân vật thông qua các cuộc đối thoại, từ đó giãi bày

trước độc giả những suy nghĩ của chính những người trong cuộc về tình trạng mà họ đang phải gánh chịu. Chúng ta đều biết đồng tính không phải là bệnh, cũng không phải ý thích chủ quan của con người, nó như một trò chơi nghiệt ngã của tạo hóa khiến “người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”. Bản thân những người đồng tính đã rất đau khổ, cho nên họ khao khát được cảm thông, được yêu thương, được sống như người bình thường. Và khát vọng này đã được Hoàng trong Một thế giới không có đàn bà tâm sự với Quang Việt: “Những người như em cũng là con người, cũng khát khao được yêu thương, được thở và sống. Tại sao mọi người cứ đổ hết tất cả thói hư tật xấu của xã hội lên đầu những thằng pêđê và coi đây là thứ cần phải ngăn chặn và tiêu diệt, trong khi một thằng pê đê như em có lỗi gì? Tại sao?” [3; 210]. Đây là tiếng lòng của Hoàng nhưng cũng là tâm sự của những người đồng tính nói chung. Câu hỏi “tại sao” thốt lên như một tiếng kêu thống thiết đòi sự bình đẳng của người đời. Họ muốn xã hội thừa nhận họ, coi họ bình thường như những con người bình thường khác. Nhưng “tại sao” tưởng chừng là một câu hỏi đơn giản nhưng nó lại là “một câu hỏi lớn không lời đáp” đẩy người đồng tính đến những ngang trái ở đời. Hoàng cũng tâm sự với Quang Việt về nỗi khổ của người đồng tính nói chung và Hoàng nói riêng “Em sống lẩn tránh tất cả người em quen biết. Em sống những ngày tháng như loài chim ăn đêm trong tủi hổ, đau khổ, ăn năn” [3; 79]. Sống lẩn tránh, xa lánh mọi người là tâm trạng chung không chỉ của riêng Hoàng mà là của chung người đồng tính. Cuộc đời của Hoàng cũng hiện lên đầy nước mắt khi Hoàng tâm sự với Quang Việt từ khi bản thân mình phát hiện bị đồng tính.

Có thể thấy đối thoại của Hoàng với Quang Việt cho ta biết những gay mặc dù mang sẵn trong mình sự cứng cỏi của một nam nhi nhưng cũng yếu mềm trước những sóng gió, cũng đau khổ, khóc than. Còn với những les thì sao? Họ cũng đau đớn không kém gì những gay khi bị đồng tính. Chúng ta có

thể thấy điều đó qua lời bộc bạch của Kiều Thu với Yên Thảo trong Les – vòng tay không đàn ông: “Em ạ, cuối cùng thì tất cả chúng ta cũng chỉ là

những đàn bà thôi (...) những người đàn bà les đầy bất hạnh, tại sao ông trời lại cứ phải luôn thử thách chúng ta như vậy chứ (...) tại sao? Có ai thật sự sung sướng khi biết mình bị les đâu, có ai muốn tự nguyện chọn cho mình điều ấy đâu, tại sao ông trời già cay nghiệt kia không chịu hiểu mà cứ giày vò chúng ta mãi thế” [4; 274]. Lại một lần nữa câu hỏi “tại sao” lại vang lên. Dường như mọi uất ức trong lòng bị kiềm chế bấy lâu nay giờ mới có cơ hội được tỏ bày. Người đối thoại với Kiều Thu là Dạ Thảo nhưng người đọc thấy dường như vị giám đốc y dược này đang hỏi chính mình, rồi lại hỏi ông trời trên cao kia sao lại đày ải những người đồng tính như mình phải chịu kiếp nạn này. Thế mới thấy được một người bên ngoài là đàn bà mạnh mẽ trên thương trường như thế lại là một les có đời sống nội tâm đau khổ, bất hạnh biết nhường nào. Đồng tính không phải là sự lựa chọn của họ, nhưng ông giời nhiều khi chơi khó lại đem đày ải những người đồng tính, đội lên đầu họ chiếc vòng kim cô không thể và không bao giờ có thể gỡ bỏ. Đó là nỗi đau, là bất hạnh, là tủi nhục, là cô đơn... mà bất cứ người nào đã đồng tính thì đều phải gánh chịu.

Phát huy hết thế mạnh của văn chương, trong các tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn còn có loại ngôn nhữ mang tính triết lí, luận đề. Loại ngôn ngữ này được nhà văn sử dụng trong những đoạn nói về kiến thức đồng tính của Kiều Thu nói với Yên Thảo, của bác sĩ Sơn nói với Quang Việt...Thông qua đây mà người đọc thấy được sự am hiểu về đồng tính của nhà văn.

Như vậy, để khắc họa nhân vật, các nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ đối thoại một cách phong phú và đa dạng phù hợp với từng tình huống cụ thể. Từ đó tính cách nhân vật hiện lên rõ nét.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w