Ngôn ngữ riêng

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 97 - 98)

1981 cũng nỗ lực hết mình để được thừa nhận Sinh ra mang hình hài của một

3.3.3.Ngôn ngữ riêng

Nhiều nhà nghiên cứu có ý kiến rằng: văn học đồng tính đã đến lúc cần có từ điển bách khoa cho riêng mình. Có lẽ không cần phải đến chờ khi từ điển bách khoa ra đời thì chúng ta mới hiểu được người đồng tính. Chỉ cần đọc các sáng tác của các nhà văn, chúng ta cũng đã phần nào hiểu được. Điều đó hoàn toàn đúng với nhà văn đương đại. Họ luôn nỗ lực hết mình trong việcxây dựng lớp ngôn ngữ riêng để mang lại dấu ấn cho tác phẩm của mình.

Trong các tiểu thuyết của mình, Bùi Anh Tấn đã khéo léo lồng ghép những buổi tọa đàm, nói chuyện về đồng tính trong những câu chuyện của các nhân vật. Thông qua đó, người đọc có những kiến thức cơ bản để phân biệt

được: đồng tính luyến ái nữ-lesbian, đồng tính luyến ái nam-gay, lưỡng tính- biexual, xuyên giới tính-transsexual, người chuyển đổi giới tính-trangsgebder, quan hệ đồng tính-homosexual, tình yêu đồng phái-homosexualyti, quan hệ tính dục-sexual, bộ phận sinh dục nam-fellatio, bộ phận sinh dục nữ- cunnilingus... Nó như một từ điển Việt-Anh nói về tình dục của người đồng tính. Bên cạnh đó, nhà văn cũng không ngần ngại nói về tư thế tình dục của giới tính thứ ba: ăn, bú, liếm, oal sex-tình dục bằng mồm, sodomy, cột và dây leo thường xuân, trong vòng tay người tình, sex toy...Cũng từ đây nhà văn sử dụng những thuật ngữ chỉ về giới les. Les được chia làm ba loại: một là les B- bucht “nam tính” là những đồng tính nữ có dung mạo “hổ tướng” cằm vuông,

mắt lộ, gò má sát phu và trông rất ngầu, rất “đại ca” bề ngoài giống hệt đàn ông; hai là les fem hoàn toàn nữ tính, yếu đuối nhẹ nhàng; ba là les SB-soft

bucht nằm giữa hai cực B và fem có cử chỉ thanh nhã, không quá mạnh bạo

nhưng cũng không quá yếu đuối. Còn đồng tính nam gọi theo cách Top- Bottom (trên-dưới, vợ-chồng).

Như vậy, chính lớp ngôn ngữ riêng đó đã tạo nên lớp ngôn ngữ đặc trưng cho văn chương đồng tính nói chung và đồng tính nam nói riêng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 97 - 98)