Ngôn ngữ độc thoạ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 95 - 97)

1981 cũng nỗ lực hết mình để được thừa nhận Sinh ra mang hình hài của một

3.3.2. Ngôn ngữ độc thoạ

Có thể việc khắc họa nhân vật qua đối thoại chưa đủ để người đọc thấy hết thế giới tâm hồn của những người thuộc giới tính thứ ba. Vì vậy, các nhà văn đi sâu khắc họa họ qua những dòng độc thoại nội tâm. “Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là ý nghĩ thầm kín, là lời tự nhủ của nhân vật hoặc nhân vật nói to lên với mình. Độc thoại nội tâm bộc lộ đời sống tinh thần của nhân vật, làm hiện rõ con người bên trong của nó” [26; 125] (Theo Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi).

Trong 1981 những dòng tâm sự của B được gửi cả vào những trang nhật kí. Nhật kí như trở thành một người bạn tâm giao để B giãy bày, để B chửi bới, để B thoái mạ xã hội: “mẹ kiếp mình cần quái gì đến quá khứ”, “mình nhổ toẹt vào huyễn tưởng và ảo tưởng”... Thông qua những dòng độc thoại nội tâm này, ta thấy dường như B muốn gây hấn với cuộc đời, muốn đạp đổ xã hội, muốn chôn vùi quá khứ. Nhưng ẩn đằng sau lớp ngôn từ thô tục này dường như là nỗi bất an của một con người đang chới với giữa dòng nước trước khi bị nó cuốn trôi. Chửi với B như để giải tỏa tâm trạng, giải tỏa nỗi uất ức trong lòng mà B không biết nói cùng ai nên đành kí thác qua những dòng độc thoại. Qua những dòng độc thoại này mà người đọc hiểu được nỗi đau của một người đồng tính, nỗi đau của một người đang phải chống trọi với HIV đã mười năm. Trong những trang nhật kí của B, người đọc không chỉ thấy được tâm trạng bất an của một người sắp lìa đời mà còn thấy được sự nuối tiếc của anh ta trước cuộc đời “Nicolas là một tay nhảy rất cừ. Đùi nó mới rắn làm sao. Đêm qua cả vũ trường nhìn mình căm tức. Đồ chó đẻ. Mình sướng run cả người”, “Nicolas lên chín tầng mây mình cũng hơi buồn”. Không những thế, dòng độc thoại nội tâm của anh cũng cho người đọc thấy được tâm lí của một người đồng tính. Với họ dường như họ thù ghét ánh sáng ban ngày, chỉ có bóng đêm mới xoa dịu được nỗi đau cào xé trong tâm can.

Chính vì thế mà B ước ao một điều phi lí nhưng lại hợp lí: “Trong bóng tối, mọi thứ đều ổn. Không đau. Không tiếc. Giá đêm vô tận”.

Thế giới những nhân vật trong Song song của Vũ Đình Giang hiện lên thật quái dị. Họ là những kẻ đồng tính giết người không ghê tay nhưng họ cũng có những phút giây trải lòng mình trên những trang nhật kí dưới hình thức là một bức thư giử cho mẹ mình nhưng thực chất là những dòng độc thoại nội tâm: “Đừng hỏi vì sao con khoái giết chóc và làm tình với đàn ông (...) Bởi khi tìm ra khoái cảm, muốn duy trì và lưu giữ nó, nên con làm dấn tới. Như thể nó là nguồn vui sống bất tận của con. Sau những lần làm xong những việc kinh khủng như vậy, con thường tràn đầy cảm hứng để bắt đầu vẽ tranh mới” [2;228]. Qua những dòng độc thoại này, ta thấy những gay ở đây thật khác lạ, quái gở, ghê sợ. Với họ, giết người, giết vật là cảm hứng để sáng tạo nghệ thuật.

Với Bàng trong Một thế giới không có đàn bà bên ngoài là một người lạnh lùng, khô khan, khó hiểu nhưng thực chất bên trong lại ẩn chứa những khát khao luyến ái cuồng nhiệt. Những ước muốn này cũng được Bàng kí thác vào những trang nhật kí. “Mỗi khi nghe bước chân Chavara ậm ạch về là tôi hồi hộp mong mỏi anh ta sẽ lạc sang giường mình, thế nhưng không...Nhiều đêm tôi không ngủ nổi, tôi rón rén sang giường nằm của Chavara nhìn đăm đăm vào bên trong và tự hỏi sẽ xảy ra chuyện gì nếu như tôi đột nhiên chui vào ôm anh. Tôi bực tức, giận giữ, buồn bã và tôi thèm muốn, thế nhưng tôi vẫn cố gắng kìm giữ bản thân” [3; 155-156]. Trái cấm đầu đời đã được nếm trải, giờ đây trong Bàng lúc nào khát khao chuyện đó lại xảy ra lần nữa. Đáp lại sự mong đợi của Bàng thì Chavara lại tỏ ra như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Lúc này trong Bàng dường như có sự xung đột nội tâm gay gắt. Một đằng muốn được thỏa mãn cơn khát tình đang dày vò, nhưng một đằng lại sợ sệt, sợ người kia biết được thì sẽ xấu hổ với những dục vọng tầm thường. Cuối cùng phần “người” đã chiến thắng phần “con”. Bàng rơi vào bi kịch với những khát

khao giày vò. Dòng độc thoại nội tâm của Bàng đã cho người đọc thấy được khát khao thầm kín của không chỉ mình Bàng mà có lẽ của phần nhiều những người đồng tính khác. Bởi họ luôn phải sống với cái “mặt nạ” của mình, phải che giấu, đậy điệm càng kĩ càng tốt. Nhiều lúc Bàng tâm sự: “Tôi rất muốn yêu như mọi người đàn ông bình thường khác, nhưng không được, những người đàn bà không hề làm cho tôi có cảm hứng, tôi hờ hững vớ họ như một kẻ lãnh cảm” [3; 205]. Điều đó đúng thôi bởi Bàng đâu có phải người bình thường, Bàng là gay. Ước muốn của Bàng cũng là ước muốn của rất nhiều những người đồng tính khác bởi bản thân họ không được lựa chọn giới tính cho mình.

Như vậy đằng sau những khát khao không được thỏa mãn, những giằng xé nội tâm đến đau đớn là nỗi lòng, là tâm sự của những người đồng tính. Họ đã từng thốt lên “Chúng tôi không muốn là người đồng tính. Xin hãy thông cảm với những số phận như chúng tôi”. Đó là tiếng nói nhân văn mong muốn xã hội hãy thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với những nỗi đau mà những người đồng tính phải gánh chịu. Tiếng lòng của họ cũng là thông điệp của các nhà văn muốn gửi đến độc giả.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w