1981 cũng nỗ lực hết mình để được thừa nhận Sinh ra mang hình hài của một
2.3. Những khát khao thầm kín
Tuy rằng người đồng tính đã nỗ lực hết mình để được thừa nhận, nhưng cuộc đời của họ vẫn chan đầy nước mắt. Họ không thôi khát khao từ bỏ “mặt nạ” để được sống thật là mình, khát khao được thừa nhận và khát khao được yêu, được hạnh phúc. Có thể nói đó là những khao khát không lời nhưng nó sức ảm ảnh lớn trong lòng độc giả.
2.3.1. Khát vọng được “là mình”
Đồng tính, dù là Les hay Gay đều ý thức mãnh liệt về mình và khao khát coming-out, lột bỏ mặt nạ để được là chính mình. “Coming- out” không phải là thông báo rộng rãi, ầm ĩ để mọi người biết. Ở đây, khát vọng từ bỏ mặt nạ để được là mình của người đồng tính được hiểu là họ công khai cuộc sống mà họ ưa thích. Họ vứt bỏ sự giả dối và không phải che giấu mình dưới vỏ bọc dị tính. Họ mạnh dạn bước qua những lời dị nghị, dèm pha, những búa rìu của dư luận. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho sự thành thật ấy là một viễn cảnh nhuốm đầy bi thương. Dẫu biết thế nhưng họ thà chết mà biết mình là ai còn hơn mãi mãi là những kẻ vô căn cước.
Để công khai mình là người đồng tính quả là điều không dễ dàng chút nào. Người đồng tính phải vượt qua bức thành trì vững chắc được tạo dựng bởi chuẩn mực đạo đức, danh dự bản thân, gia đình, sự phân biệt, kì thị của xã
hội... để được là chính mình. Có người mới chạm tới barie đã giật mình hoảng sợ và quay lại tiếp tục che giấu thân phận (Bàng). Có người can đảm bước qua nhưng phải nhận sự ghẻ lạnh của người thân (Hoàng, Kiều Thu). Nếu con chim nhỏ trong Tiếng chim hót trong bụi mận gai phải trả giá bằng mạng sống của chính nó chỉ để cất tiếng hót một lần trong đời thì với người đồng tính, để được sống đúng với giới tính thật, con người thật của mình, họ phải hứng chịu nhiều lời đàm tiếu, thị phi của những ai không thiện cảm với họ. Hoàng trong Một thế giới không có đàn bà biết mình là đồng tính khi yêu cậu bạn nên đã “đành thú thật với gia đình, bởi nó muốn được sống công khai với thằng bạn”. Mong muốn đó không những bị phản đối mà Hoàng còn phải rời xa gia đình, phải “sống như những loài chim ăn đêm”. Kiều Thu cũng giống Hoàng, cũng phải đánh đổi gia đình cùng đứa con gái xinh đẹp để được sống thực với bản chất của mình. Chị phải coi con như một người xa lạ. Đó là một điều đau đớn vô cùng của một người mẹ thương con. Nhưng không còn cách nào khác để người đồng tính được “là mình”. Phải trả giá cho khát vọng của bản thân là điều mà người đồng tính phải chấp nhận. Đau đớn là thế, xót xa là thế song từ bỏ mặt nạ và được là mình thì hạnh phúc biết bao. Điều đó được Yên Thảo trong Les-vòng tay không đàn ông giãi bày: “Điều đáng quý nhất trong cuộc đời này là sống thật, hãy sống thật với chính bản thân mình” [4;308]. Chavara trong Một thế giới không có đàn bà đã từng kêu gọi Bàng: “Tại sao cứ phải làm khổ mình, giấu giếm đè nén bản thân mình để làm gì, trong khi cuộc sống này đâu có dài bao nhiêu. Hãy sống, hãy yêu và hãy làm tình với bất cứ ai, cái gì, con gì mà mình thích. Đấy là cuộc sống” [3; 167]. Thừa nhận rằng lí luận của anh ta là nhớp nhúa và thực tế hắn là một kẻ sống buông thả, có thể làm tình với cả đàn ông hay đàn bà. Nhưng những điều anh ta nói với Bàng tuy có phần bệnh hoạn song đó cũng là khát vọng được là mình.
Trên thực tế, cộng động giới tính thứ ba đã dũng cảm công khai về giới tính của mình. Có nhiều người đã vượt qua được mặc cảm, đấu tranh tư tưởng và mượn trang văn để tâm sự, giãi bày. Đó là Thành Trung - phóng viên một tờ báo ở Hà Nội. Với sự chắp bút của nhà văn Lê Anh Hoài, nhà báo trẻ Phạm Thành Trung đã phơi bày những góc tối của cuộc đời mình, kẻ vẫn bị mang thân phận lạc loài để cho ra đời cuốn tự truyện Không lạc loài. Đó là Nguyễn Văn Dũng- một đồng tính nam ở Hàng Bè nhờ sự chấp bút của Hoàng Nguyên và Đoan Trang đã cho ra đời tự truyện Bóng. Quyết định công khai giới tính thật và mong muốn được là mình của Dũng là một quyết định gặp phải sự phản đối của bạn bè. Phải nói rằng ít có người dũng cảm như Dũng, Thành Trung. Họ đã mạnh dạn xé toạc “kén tằm”, đã tự nguyện tháo bỏ “vòng kim cô” để đến với đời bằng chính con người thực của mình.
Như vậy, có thể thấy trong tiểu thuyết ít có nhân vật dám mạnh dạn công khai giới tính thật của mình, còn trong tự truyện những con người này không những không mạnh dạn mà còn dám chấp nhận mạo hiểm để công khai mình là ai. Các tiểu thuyết đương đại đã cho người đọc thấy được khát vọng coming-outcủa những người thuộc giới tính thứ ba. Tưởng như khát vọng đó là đơn giản nhưng nó không hề giản đơn chút nào đối với một người đồng tính. Họ đã phải mang trong mình bất hạnh về khác biệt không mong muốn. Vậy thì tại sao những người bình thường lại không cảm thông với những gì tạo hóa đã không ưu ái với họ. Viết ra những điều này các nhà văn đã lên tiếng bày tỏ cho những khát vọng nhân văn, khát vọng được là con người bình thường của người đồng tính.
2.3.2. Khát vọng được yêu, được hạnh phúc
Là hoàng tử của thơ tình, Xuân Diệu đã nói hộ cho tất cả con người trên thế gian này về khát vọng tình yêu muôn thủa: Làm sao sống được mà không
thường đã mãnh liệt còn đối với những người thuộc giới tính thứ ba còn mãnh liệt hơn. Bởi một khi đã yêu thì họ có thể sống chết vì người mình yêu: “Tình yêu của người đồng tính thì cuồng nhiệt vô cùng một khi họ đã yêu rồi thì tất cả những điều khác đối với họ trở thành vô nghĩa... Bởi một tình yêu dị tính trên thế giới này xem ra không khó nhưng một tình yêu đồng tính quả là khó thật”. Tình yêu với họ là cái cao cả vô cùng mà không phải con người bình thường nào cũng có được. “Đấy là nhịp đập của trái tim, là sự sẻ chia tuyệt vời nhất với vị ngọt của đôi môi và đấy là tình yêu, tình yêu của những kẻ mãi mãi đi tìm một sự thật về bản thân mình để rồi nếu có thì nó quý hơn tất cả điều gì trên đời này. Nó là sự sống và cái chết để chia sẻ cho nhau.”
Sinh ra trong một gia đình điền chủ họ Huỳnh ở Cù lao Mơn, gia đình xuất cảnh sang Mỹ, Mẫn trong Thám tử yêu ở lại với bà nội. Bà vú, người thân thiết với gia đình từ mấy mươi năm nay cũng tình nguyện ở lại chăm sóc bà nội và Mẫn. Vì thói quen lẩn thẩn ngắm lá vàng rơi mà Mẫn đã đụng Hiệp trong khi anh đang truy đuổi bọn cướp. Sau cú va chạm nhớ đời đó, mà Mẫn và Hiệp quen nhau. Cũng từ đây, Mẫn đã yêu anh công an, võ sư karate Vũ Hiệp lúc nào không hay. Mẫn đã yêu anh, “yêu bằng cả trái tim mình” [7; 39] và “Mẫn hiểu rằng tình cảm của anh dành cho mình càng ngày càng nhiều” [7; 40]. Tình yêu đã làm thay đổi Mẫn, từ một người “nóng tính, cục tính đến cực đoan” [7;66], “dạo này nhìn Mẫn rất vui vẻ, ánh mắt lúc nào cũng lấp lánh nụ cười hạnh phúc” [7; 60]. Bản chất của tình yêu là không chia sẻ, là luôn gắn liền với ích kỉ, ghen tuông. Mẫn cũng không ngoại lệ, anh đã thú thực điều đó với người mình yêu: “Từ khi yêu anh, em mới biết rằng mình rất ích kỉ, rất ghen tuông. Em không biết tại sao mình lại như vậy nữa, có lẽ vì quá yêu anh. Yêu anh và em điên cuồng bởi lúc nào cũng nơm nớp sợ mất anh, tha lỗi cho em” [7; 103]. Yêu bao nhiêu cũng không đủ với một người luôn khao khát tình yêu, khát khao được sống bên nhau trọn đời; nếu không có người mình yêu thì cuộc
sống trở nên vô nghĩa. Mẫn đã yêu Hiệp bằng tất cả con tim và khối óc. Người đọc hiểu tình yêu của anh dành cho Hiệp lớn lao như thế nào khi anh tâm sự với người em trai song sinh của mình: “một tình yêu, anh không biết nói thế nào cho em hiểu, bởi em có phải là người đồng tính như anh đâu. Nhưng đấy là tình yêu và anh yêu anh ấy bằng tất cả thể xác lẫn linh hồn mình” [7; 313].
Khát khao tình yêu là mẫu số chung của tất cả con người. Nhưng với mỗi con người là một tử số riêng. Người đồng tính cũng không ngoại lệ. Với Hoàng trong Một thế giới không có đàn bà ngay từ khi đọc cuốn sách “Cô giáo Thảo” thì Hoàng đã bị “kích thích, say mê và tự động làm những việc của thiên nhiên đã ban tặng cho con người, chỉ tiếc rằng kẻ thực hiện lại đi trái với quy luật của tự nhiên” [3; 191]. Một thời gian sau thằng bạn Hoàng phải chuyển nhà ra miền Bắc nên “hai đứa chia tay nhau trong nhẹ nhàng, chỉ có một chút lưu luyến của tình bạn tuổi mới lớn, còn chuyện kia cả hai coi như trò đùa tuổi trẻ và thích thú vì bí mật của riêng mình” [3; 191]. Nếu như chỉ dừng lại ở đây thì tình cảm đó như là sự bồng bột của tuổi trẻ. Nhưng khi tình yêu có chỗ đứng bền vững trong lòng thì khó có thể dứt bỏ. Càng xa lại càng nhớ, càng nhớ lại càng muốn gần nhau: “sau một thời gian xa nhau, trong Hoàng đột nhiên cồn cào lên những nỗi nhớ và hằng đêm nó thường mộng mơ thấy bạn” [3; 191]. Khi gặp lại thằng bạn năm nào thì tình cảm xưa đã trỗi dậy “bây giờ không thuần túy là chuyện vui đùa tình dục của hai đứa nữa mà thật sự là tình yêu và mong mỏi được gần nhau” [3; 192]. Khát khao đó đã thúc giục Hoàng đã thú thật với gia đình. Trước sự thực về giới tính của con trai, cả gia đình Hoàng đã phẫn nộ. Anh trai thì đánh đập, mắng mỏ; mẹ thì khóc lóc; ba thì đột ngột qua đời còn Hoàng khóc hết nước mắt và đã mua thuốc ngủ để cùng người yêu uống nhưng may thay cả hai đều không chết.
Khác với các tiểu thuyết khác, Bùi Anh Tấn đã viết về mối tình đồng tính của những nhân vật có thật trong lịch sử. Đó là mối tình lãng mạn nhưng vô
cùng trắc trở giữa Ngô Thuấn và Nhật Tông, mối tình lặng lẽ nhưng vô cùng mãnh liệt giữa Gia Tân với Ngô Minh... trong Bí mật hậu cung. Xuất phát đều là những người có niềm đam mê về ngựa, giỏi võ thuật, Ngô Thuấn và Nhật Tông đã quen nhau. Là một mĩ nam nổi tiếng kinh thành Thăng Long, Ngô Thuấn là một người có vóc dáng oai vệ, tướng người cân phân, một gương mặt đẹp như ngọc tạc. Còn Nhật Tông là một vị thái tử rất đẹp trai, có một phong cách quyền quý, thể hiện rõ qua từng cử chỉ, lời nói. Xóa nhòa khoảng cách về địa vị, ngay từ lần đầu nhìn thấy, Nhật Tông đã bị hút hồn bởi vẻ đẹp của Ngô Thuấn. Vì thế, để làm quen, chàng đã tìm đến nơi mà Ngô Thuấn học võ, che giấu đi thân phận của mình và “cả hai người nhanh chóng quen nhau nhanh đến bất ngờ” [6; 49]. Tình yêu trong họ đã lớn dần theo năm tháng bởi sự cộng hưởng, hòa điệu của hai trái tim: “Dường như cái gì Ngô Thuấn thích là Nhật Tông đều thích, họ hiểu nhau đến mức người này mới nói nửa câu người kia đã hiểu ngay là điều gì” [6; 49]. Nhà văn dường như đã thâm nhập vào thế giới nội tâm của hai con người này để viết lên giùm họ những khát khao tình yêu cháy bỏng. Khi không gặp được người mình yêu, “trong lòng Ngô Thuấn dấy lên nỗi nhớ chàng trai ấy cồn cào, một nỗi nhớ lạ” [6; 17]. Được bàn tay người yêu lau nhẹ mồ hôi, “Ngô Thuấn thấy sởn gai ốc bởi những cảm giác lạ bừng cháy trong lòng” [6; 27]. Dần dần “hình ảnh của Nhật Tông đã lấp đầy trái tim của Ngô Thuấn”. Sợ hãi trước tình cảm kì dị của mình, Ngô Thuấn muốn cưới Thuần Khanh-người con gái nết na, xinh đẹp với hi vọng chàng sẽ thoát khỏi sự ám ảnh của Nhật Tông. Nhưng đã mang bản chất của một người đồng tính thì sao Ngô Thuấn có thể thoát ra khỏi vòng lưu đày của tình ái với một người đồng giới được. Còn Nhật Tông, từ khi lên năm đã được vua cha phong làm Thái tử- người sẽ kế vị ngai vàng. Lớn lên, chàng chuyên tâm vào đèn sách, võ nghệ và hoàn toàn dửng dưng trước đàn bà. Nhưng khi gặp Ngô Thuấn thì tình yêu trong chàng trỗi dậy.
Nhật Tông đã có lúc muốn cưỡng lại, muốn đè nén tình cảm ấy, muốn quên đi hình ảnh của chàng mĩ nam kia, nhưng không thể. Để có thể sống với người mình yêu, hoặc Nhật Tông phải từ bỏ ngôi báu (điều này vua cha không cho phép) hoặc chàng mĩ nam Ngô Thuấn kia phải trở thành thái giám. Chấp nhận làm thái giám để được sống với người mình yêu là một quyết định vô cùng đau đớn, nhưng Ngô Thuấn đã chấp nhận.
Tình yêu với những đồng tính nam thì thế, còn với những đồng tính nữ cũng không kém phần nồng nàn, say đắm, cuồng nhiệt. Khi gặp một cô bé, trái tim Kiều Thu trong Les- vòng tay không đàn ông đã bị đau thắt bởi sự thơ ngây trong sáng của ánh mắt lẫn nụ cười và vành môi cong cong dễ thương của nó. Tình yêu “sét đánh” này đã khiến cho Kiều Thu hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn“chao ơi, sống trong giới les bao nhiêu năm và được nhiều les yêu thương theo đuổi, thậm chí là tôn thờ thế nhưng đây là lần đầu tiên chị cảm nhận được thế nào là tình yêu của les, một sự cảm nhận muộn màng nhưng lại đầy mật ngọt trong tim mình” [4; 256]. Như trái tim lạc nhịp giờ đã tìm đúng đường, “chị lao vào yêu và chị hạnh phúc vì cô bé ấy đáp lại điều ấy, hạnh phúc thật là hạnh phúc. Đến nỗi nhiều lúc chị cứ nghĩ rằng mình đang mơ. Thiên đường của thượng đế thật ra là gì, đẹp như thế nào, chị không biết, nhưng thiên đường của chị là có người tình nhỏ trong vòng tay mình. Được yêu, được âu yếm chiều chuộng và hít hà gò má tròn mềm ấy mãi mãi” [4; 256-257]. Không gì có thể diễn đạt được niềm hạnh phúc trào dâng trong con người đang yêu, chỉ biết rằng họ mong muốn, khao khát được gần nhau, say mê và đáp ứng những đòi hỏi của nhau. Trên thương trường Kiều Thu mạnh mẽ là thế nhưng trong tình yêu thì cô cũng run rẩy, đau đớn, tuyệt vọng khi phát hiện ra mình bị phản bội: “Lúc ấy chị choáng đến nỗi không cầm nổi điện thoại, chị phát điên lên (...) thậm chí không thở nổi vì nghẹn ngào tức” [4; 261]; “Bây giờ chị vẫn đau đớn lắm, chị chịu một mình không xiết”
[4;262]. Lúc tình yêu tuột khỏi tay thì “chị thấy nuối tiếc những ngày xưa, cái ngày mà cô bé trong trắng ngây thơ của chị biết hờn ghen với từng cú điện thoại gọi đi và gọi đến, kiểm soát từng tin nhắn lưu trong máy (...) tất cả làm cho chị thấy hạnh phúc vô cùng, bởi đấy là tình yêu thực sự” [4; 267]. Còn gì đau đớn hơn khi tất cả yêu thương dành hết cho một người còn mình thì nhận lại sự bội bạc phũ phàng.
Như vậy, nhìn lại mối tình của những cặp đôi đồng tính trong các tiểu thuyết đương đại, chúng ta thấy không có cuộc tình nào đi đến cái kết có hậu (Trừ mối tình của Gia Tân với Ngô Minh trong Bí mật hậu cung). Có người cho rằng người đồng tính chỉ có sex để thỏa mãn những dục vọng thân xác bệnh