Đồng tính – những người bị tổn thương tâm lí tuổi thơ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 70 - 73)

1981 cũng nỗ lực hết mình để được thừa nhận Sinh ra mang hình hài của một

2.4.1. Đồng tính – những người bị tổn thương tâm lí tuổi thơ

Không phải ai bị tổn thương tâm lítuổi thơ đều bị đồng tính và cũng không phải tất cả những người đồng tính đều là những người bị tổn thương tâm lí. Đứa trẻ từ khi lọt lòng đã mang sẵn trong mình những ẩn ức về tình dục đồng giới, có thể vì rất nhiều lí do mà những ẩn ức đó vẫn bị chế ngự, còn ở dạng “tiềm ẩn”, hoặc do sự kìm nén, chống lại của chủ thể. Nhưng khi gặp hoàn cảnh tác động, nó đượcgiải thoát, được bộc lộ, không thể bó buộc trong tiềm thức hay vô thức nữa mà hiện hữu ra bên ngoài, thông qua hành động, khát vọng, cảm xúc...

Lê Viễn trong Một thế giới không có đàn bà là một đứa trẻ có một tuổi thơ đầy đau thương. Ba nó vốn là một người hiền lành, thương con nhưng do bị người tình lừa hết lấy tiền nên ba nó đã trở thành một kẻ bê tha rượu chè, đánh vợ con. Ông ta coi việc đánh con là một thú vui, cứ khi nào say là ông lại lôi con ra để đánh, đánh đau đánh đớn. Phần vì ghen tuông, phần vì thương con nên mẹ đã lấy lưỡi dao bổ củi giết chết ba. Sau vụ việc đó, mẹ phải đi tù, Lê Viễn sống với cô Sáu. Với niềm hận thù khôn nguôi đứa trẻ có mẹ đã giết chết anh trai mình, cô Sáu trút lên đầu nó tất cả lòng căm thù. Mỗi khi có dịp là cô Sáu chửi rủa và dùng roi đánh Viễn. Lê Viễn lớn lên trong tủi hổ, trong đau đớn âm thầm, đặc biệt từ khi mẹ nó qua đời. Dư âm về những đau đớn trong những lần bị ba đánh cùng với sự chứng kiến cô Sáu: “trần truồng oằn

oại trên nền nhà xà bông ướt lạnh. Trên tay cô cầm bàn chải nhựa vẫn dùng để chà lên gạch bông, cô chà qua lại trên người và vẻ mặt rất thỏa mãn. Năm đó nó cũng 15 tuổi và nó lờ mờ hiểu cô đang làm gì” [3; 337], đã dấy lên trong Lê Viễn khát khao được làm như cô. Ngay đêm đó, “Lê Viễn đã bí mật lấy cây bàn chà nhựa đêm lên phòng ngủ riêng của mình, nín thở thực hiện lại những việc như cô Sáu đã làm hồi trưa (...) Từng sợi lông ở toàn thân Lê Viễn muốn dựng lên vì khoái cảm và nó chỉ muốn được gào thét thật to” [3; 337]. Kể từ lần đó, Lê Viễn thích được làm như vậy nhưng vẫn mang một cảm giác thiêu thiếu cái gì đó không rõ. Sau một thời gian thì nó đã hiểu rằng cái thiêu thiếu đó “chính là nỗi khát khao thích được gần gũi những người đàn ông, rất đơn giản, Viễn là một thằng đồng tính luyến ái” [3; 338]. Như vậy, những kí ức về tuổi thơ bị đánh bầm dập của ba cùng với những trận đòn roi xả hận của cô Sáu đã gây lên một vết thương quá lớn trong lòng Viễn. Chính những trận đòn đau đớn cùng khoái cảm mà cây chà nhựa mang lại đã tác động mạnh mẽ để sau này Viễn thành một kẻ mắc chứng khổ dâm.

Giống như Lê Viễn có “tuổi thơ dữ dội”, cô Út trong Les-vòng tay không đàn ông cũng có một tuổi thơ đầy nước mắt. Đó là nỗi sợ hãi, luôn ám

ảnh cô trong suốt cuộc đời. Út được sinh ra trong một gia đình có nền nếp gia phong nghiêm ngặt, cha là Hội đồng Mía nổi tiếng khắp vùng, mẹ trước là người ở sau trở thành vợ lẽ của ba. Mang tiếng là vợ con nhà giàu nhưng cuộc sống của mẹ con Út cũng không khác gì tôi tớ trong nhà. Hai mẹ con bị các bà vợ lớn lẫn con cái trong nhà đối xử không ra gì. Năm Út lên năm tuổi, có sự dèm pha của các bà vợ mà cha cho hai má con Út ra ngoài gò làm nhà ở chung với mọi người. Thế nên, từ đây bi kịch đã xảy ra với cuộc đời Út. Út bị cha nuôi hãm hiếp trong một cơn say rượu. Từ đó cô luôn sống trong sự hoảng loạn về tinh thần, sợ hãi đàn ông và “những ám ảnh quá khứ ấy luôn giày vò trong cảm giác tội lỗi và xấu hổ” [4; 353]. Khi đã trở thành người đàn

bà có tóc bạc ở tuổi 50, cô vẫn sợ đàn ông. Sự lãnh cảm khiến cô xa cách đến chán ghét đàn ông. Kí ức tuổi thơ với hình ảnh người cha nuôi và âm thanh của tiếng gậy batoong của người cha đẻ rít lên thỉnh thoảng vẫn dội về trong giấc mơ của cô. Thế rồi cô Lý xuất hiện và “rõ ràng cô Út đã thấy mình dần thay đổi. Dễ tính hơn trước rất nhiều và cũng bắt đầu thấy yêu đời hơn trước, luôn mong ước mỗi ngày được gặp cô Lý một lần” [4; 354]. Với tất cả những thay đổi ấy, Út đã tự hỏi “thật ra mình là ai, tại sao mình có thể trở nên như thế này. Tại sao?” [4; 354]. Như vậy, những chấn động về tinh thần ở tuổi thơ khiến Út ghê sợ và kinh tởm đàn ông. Cô Lý xuất hiện đã khơi thông những ẩn ức đồng tính, tưới mát lên mảnh đất tâm hồn khô cằn, sai chạn, làm dịu đi cái cái bản chất khó tính bấy lâu trong cô Út.

Cũng giống Út là nạn nhân, Thành Trung trong Một thế giới không có

đàn bà là người bị động trong chuyện tình dục đồng tính. Khi cậu thiếu niên

Trung học thể hình thì thầy dạy của anh đã cho anh xem những đoạn băng video về quan hệ tình dục và “đột nhiên tay thầy cứ lên cao dần trên đùi mang đến những cảm giác rất êm ái. Nó cũng hiểu đó là điều chẳng tốt đẹp gì và muốn cưỡng lại, nhưng sự êm ái mà thầy mang lại cũng quá tuyệt diệu” [3;221]. Thích thú là thế nhưng Trung luôn ghê sợ nó và ghê sợ chính mình: “Trung thấy có những cảm giác không giải thích nổi nếu như không muốn nói là thích thú điều đó. Thành Trung sợ hãi trước sự thật này” [3; 222]. Bất an, hoảng sợ là cảm giác của Trung mỗi khi nghĩ đến chuyện quan hệ của mình với người thầy năm xưa. Vì thế, Trung lao vào học tập và chơi thể thao để cố quên đi. Đặc biệt anh luôn nuôi trong lòng nỗi căm ghét, ghê sợ những người đồng tính, “tất cả luôn gợi lên trong anh những sự tởm lợm đến buồn nôn” [3;224]. Thế rồi khi Trung gặp Hoàng, lòng Trung xuất hiện những cảm giác kì lạ: “đột nhiên anh thấy một cơn đau thắt trong lòng với những cảm giác kì lạ. Khác hẳn vẻ chán ghét thường có đối với những gã pê đê mà anh đã gặp,

anh thấy hồi hộp không hiểu nổi bản thân mình” [3; 179]. Hoàng xuất hiện đã đánh thức những ẩn ức đồng tính bấy lâu mà Trung muốn chôn sâu trong lòng. Cũng giống như Yên Thảo trong Les-vòng tay không đàn ông, Trung đã thấy bản chất thật của mình, hoảng sợ và muốn phủ nhận nó nhưng không thể được.

Những sự việc xảy ra thời quá khứ có tác động rất lớn tới việc hình thành bản thể của một con người trong đó có cả khuynh hướng tình dục. G.g trong Song song của Vũ Đình Giang là một trường hợp như thế. Do ảnh thưởng của quá khứ: Cha là người bạo dâm và bạo lực gia đình nên mẹ và các anh chị bỏ đi, G.g vừa là đứa con chứng khiến vừa là nạn nhân phải hứng chịu những trận đòn tàn nhẫn của người cha. Không những thế, G.g với người đàn ông hàng xóm-kĩ sư hóa họcvừa là ân nhân, vừa là người cha nuôi lại vừa là người tình đã để lại dư chấn nặng nề trong G.g. Từ những dư âm đó vọng lại, lớn lên G.g đã trở thành một kẻ đồng tính thực thụ.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w